Tạp chí Sông Hương -
Sự kiện âm nhạc chưa từng có tại Việt Nam
14:43 | 25/10/2010
"Với thành công này, họ tin rằng, giờ đây các nghệ sĩ của chúng ta có khả năng thực hiện những sự kiện âm nhạc mang tầm vóc thế giới".
Sự kiện âm nhạc chưa từng có tại Việt Nam
Nhiều hợp xướng viên nước ngoài tham gia sự kiện này
Tối 23/10, 1000 nghệ sĩ trong và ngoài nước đã tham gia trình diễn Bản giao hưởng số 8 của Mahler vốn được biết đến dưới 1 cái tên khác là "Bản giao hưởng 1000" (’Symphony Of A Thousand’) tại Hà Nội. Đây có thể coi là sự kiện âm nhạc tầm cỡ nhất, quy mô nhất và cũng có ý nghĩa nhất mà Việt Nam từng tổ chức.
Có 32 hợp xướng viên đến từ Malaysia, 70 hợp xướng viên của Nhật Bản. Bên cạnh đó có 1 nghệ sỹ Solo Nhật Bản, 1 từ Na Uy, 1 từ Hungary, 1 từ Đức. Các nhac công nước ngoài cùng tham gia Dàn nhạc cũng khá đông đảo với 11 người Pháp, 7 người Na Uy, 5 người Nhật Bản.
Hợp xướng quốc tế cũng gồm rất nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, là những người đang sống và làm việc tại Hà Nội, có khả năng hát hợp xướng đến từ Mỹ, Áo, Đức Bỉ, Pháp, Anh, Ấn Độ, Niu Di lân, Ý, Nhật, Hà Lan, Đan Mạch... Các nghệ sĩ nước ngoài đều là những nghệ sĩ tài năng đang hoạt động trong Dàn nhạc của mỗi nước. Đặc biệt phải kể tới ông Honna Tetsuji - Giám đốc âm nhạc, chỉ huy chính của Dàn nhạc Giao hưởng VN và các nghe sĩ soloists tên tuổi.
NY_Philharmonic_5_2K41.jpg

"Bản giao hưởng 1000 người" đã được biểu diễn tại rất nhiều sự kiện lớn trên thế giới nhưng đây lần đầu tiên nó được 1000 nghệ sĩ diễn tấu tại VN.

Một ngày sau khi kết thúc sự kiện, rất khó khăn để liên lạc với nghệ sĩ Cello Ngô Hoàng Quân, Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, bởi ông bận rộn với việc tiếp đón và nhận lời chúc mừng từ các nghệ sĩ trực tiếp và không trực tiếp tham gia Bản giao hưởng 1000 người.

Nghệ sĩ Ngô Hoàng Quân là một trong những người quan trọng nhất góp phần biến sự kiện âm nhạc đặc biệt này thành hiện thực. "Đây quả thật là một sự kiện âm nhạc lớn chưa từng có từ trước đến nay trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật âm nhạc giao hưởng", Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam nhận định về tầm vóc của sự kiện.
Được sự cho phép của Bộ VHTT&DL, với mong muốn kỷ niệm Đại lễ 1000 Thăng Long - Hà Nội bằng một sự kiện âm nhạc xứng tầm, các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng VN phối hợp với các đơn vị nghệ thuật trung ương, Cung Thiếu nhi Hà Nội, các đơn vi nghệ thuật thuộc khu vực phia Nam - đại diện cho toàn thể các dai diên cho toàn thể các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc giao hưởng của cả nước đã dày công tập luyện bền bỉ trong từ tháng 6/2010.
Các nghệ sĩ mất 4 tháng trời để tập luyện, chuẩn bị cho chương trinhf.

Các nghệ sĩ mất 4 tháng trời để tập luyện, chuẩn bị cho chương trình.

"Toàn thể các nghệ sĩ, từ Ông Honna Tetsuji đến từng thành viên trong dàn nhạc và dàn hợp xướng đều vô cùng hạnh phúc bởi họ đã cống hiến cho khán giả trong khán phòng Trung tâm Hội nghị quốc gia và khán giả cả nước một đêm nhạc tuyệt vời và giới thiệu được một tác phẩm đỉnh cao của kho tàng âm nhạc thế giới.

Chúng tôi nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ các nghệ sĩ nước ngoài và họ cũng vô cùng hân hoan, chung vui cùng chúng tôi sau đêm diễn nhân dịp Đại lễ này. Họ đánh giá buổi diễn rất thành công và đánh giá rất cao năng lực, tài năng, trí tuệ của các nghệ sĩ VN.
Với thành công này, họ tin rằng, giờ đây các nghệ sĩ của chúng ta có khả năng thực hiện những sự kiện âm nhạc mang tầm vóc thế giới. Riêng cá nhân tôi vô cùng hạnh phúc", nghệ sĩ cello Ngô Hoàng Quân chia sẻ cảm xúc sau đêm diễn với VietNamNet.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một sự kiện tầm cỡ có sự tham gia đông đảo của nhiều nghệ sĩ đến vậy. Sự kiện này đặc biệt có nghĩa trong đời sống âm nhạc đỉnh cao của Việt Nam khi có tới 1000 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, trùng khớp với con số kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, Bản giao hưởng số 8 của Gustav Mahler vốn được biết đến với một cái tên khác là "Bản giao hưởng 1000" cũng vừa kỷ niệm tròn 1 thế kỷ sau lần ra mắt công chúng đầu tiên tại Munich, Đức ngày 12/9/1910.
Mô tả ảnh.

Bản giao hưởng số 8 của Mahler được lựa chọn cho rất nhiều sự kiện lớn.

"Bản giao hưởng 1000" đã từng được biểu diễn ở khắp các châu lục, được lựa chọn trong các đại lễ kỷ niệm lớn như: Khai mạc liên hoan nghệ thuật trước Thế vận hội Sydney vào tháng 8/2000, kỷ niệm 400 năm thành lập thành phố Quecbec, Canada tháng 5/2008… Và lần này nó lại được tấu lên khi Hà Nội vừa bước qua tuổi 1000.

Mahler là một trong số các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kỳ âm nhạc lãng mạn Châu Âu. Cùng với Beethoven, chaikovsky, Dvorak, Brahms… , Mahler được xếp vào hàng những vĩ nhân nổi bật nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới về nghệ thuật giao hưởng. Bản giao hưởng số 8 của Mahler là một kiệt tác âm nhạc đồ sộ cả về quy mô nghệ thuật và tầm vóc nội dung, tư tưởng.
Toàn bộ tác phẩm vừa là những lời hát ngợi ca về sự cứu thế, lòng nhân từ, sự tha thứ, tình yêu và đức tin; vừa là lời nguyện cầu cho tương lai hòa bình và tươi sáng của nhân loại. Bản giao hưởng cũng là niềm tin về ý chí đấu tranh của loài người sẽ vượt qua mọi thế lực đen tối của cái ác tìm đến chân lý tri thức, đưa nhân loại đến chân trời tự do.
Từ giữa thế kỷ 20, Bản giao hưởng số 8 của Mahler là một trong những bản giao hưởng được trình diễn nhiều nhất tại các nhà hát danh tiếng trên toàn thế giới. Đây cũng là bản giao hưởng được thu âm nhiều bậc nhất. Bản giao hưởng số 8 của Mahler nổi tiếng và thành công đến mức nó còn được so sánh với Bản giao hưởng số 9 kinh điển của Beethoven.
  • Theo Hoàng Vy - vietnamnet
Các bài mới
Các bài đã đăng