Tạp chí Sông Hương -
Dịch giả Dương Tường bàn về kịch nói
13:06 | 04/12/2010
Hội thảo “Sự hình thành kịch nói ở Việt Nam” sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 7.12 tại Trung tâm văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
Dịch giả Dương Tường bàn về kịch nói
Dịch giả Dương Tường
Nhiều chuyên gia như tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái, nhà thơ đồng thời là dịch giả nổi tiếng Dương Tường... sẽ cùng gặp gỡ và giao lưu với công chúng.

Tại buổi hội thảo, công chúng yêu nghệ thuật sân khấu sẽ có cơ hội tìm hiểu về một thành tựu văn hóa lớn nhất của sân khấu Việt Nam hiện đại.

Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái

Kịch nói ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ XX như là kết quả của quá trình tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp từ nền sân khấu Pháp. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, kịch nói là tự học, tự đào luyện về mọi phương diện thể loại kịch như: Vũ Đình Long (19.12.1896 – 14.8.1960) viết, Thế Lữ dàn cảnh, diễn xuất là những văn nghệ sĩ Hà Nội thích chơi kịch. Kể cả gu thưởng thức của công chúng cũng mang nặng tính nghiệp dư, tài tử... Phải đến nửa sau thế kỷ XX kịch Việt mới được đào tạo chính quy về mọi phương diện.

Dương Tường là một nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình sân khấu điện ảnh và là dịch giả nổi tiếng. Ông đã dịch trên 50 tác phẩm của Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Hy Lạp, Brazil, Nhật Bản, Na Uy... Có thể kể: Anna Karenina (L.Tolstoy), Cuốn theo chiều gió (M.Mitchell), Người dưng (A.Camus), Đồi gió hú (E.Bronte), Alexis Zorba (N.Kazantzaki), Bức thư của người đàn bà không quen (S.Zweig), Cái trống thiếc (G.Grass), nhiều vở kịch của Shakespeare...

Nguyễn Thị Minh Thái cũng là một nhà báo, nhà phê bình có tiếng với nhiều bài phê bình về văn học, sân khấu…

Theo Quỳnh Chi - LĐ




Các bài mới
Các bài đã đăng