Tạp chí Sông Hương -
Hội họa Đông Nam Á “lên giá”
08:40 | 09/04/2011
Khi nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu hồi phục, thị trường hội họa Đông Nam Á cũng bắt đầu hồi sinh trở lại, với nhiều tác phẩm được bán với giá lên tới hàng triệu USD tại các buổi đấu giá trên thế giới. Trong đó, vượt trội hơn cả là các bức tranh của những họa sĩ đương đại đến từ .
Hội họa Đông Nam Á “lên giá”


Tại buổi đấu giá của hãng Sotheby diễn ra tại Hồng Kông (Trung Quốc) hôm 2.4 vừa qua, bức tranh “Stand Guard For Our Motherland” do họa sĩ người Indonesia S.Sudjojono vẽ năm 1965, được giới chuyên gia định giá lên tới 385.000 USD. Bức tranh về lòng yêu nước của tác giả Sudjojono cùng 144 tác phẩm nghệ thuật đương đại khác của các nghệ sĩ Đông Nam Á dự kiến sẽ giúp hãng Sotheby thu về hơn 4,6 triệu USD.

Người phụ trách mảng Hội họa Đông Nam Á của Sotheby, ông Mok Kim-Chuan giải thích: “Tranh của họa sĩ Sudjojono thổi một làn gió mới trên thị trường hội họa thế giới, chứa đựng ý nghĩa lịch sử lớn lao và mang nhiều giá trị nghệ thuật. Đó là lý do vì sao chúng tôi lạc quan tin rằng tác phẩm này sẽ bán được với giá tốt”.

Ông Mok cho biết, giá tranh của các họa sĩ đến từ Indonesia luôn tăng cao trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, trong đó có nhiều bức có giá lên tới hàng triệu USD, trong khi trước đó, một bức tranh được bán giá cao nhất cũng chỉ vào khoảng 8.000 USD.

Một trong những thành công vượt bậc của hội họa Đông Nam Á phải kể đến bức tranh “Bali Life” của họa sĩ đương đại Indonesia Lee Man Fong với giá kỷ lục 3,24 triệu USD trong cuộc đấu giá của hãng Sotheby hồi năm ngoái. Đây là tác phẩm nghệ thuật Đông Nam Á có giá trị cao nhất tại các buổi đấu giá. Trong khi đó, bức “The Man From Bantul” cũng của họa sĩ người Indonesia Nyoman Masriadi được bán với giá 1 triệu USD vào năm 2008, cao gấp 5 lần so với dự báo ban đầu của ban tổ chức.

Giải thích về xu hướng mới của các nhà sưu tập tranh thế giới, ông Mok cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã giáng một đòn mạnh vào túi tiền của giới sưu tập tranh, vì thế họ đã hướng tới thị trường tranh ảnh Indonesia vì tranh ở đây có giá rẻ hơn song giá trị nghệ thuật cao. Ông nói: “Giá của các bức tranh đến từ Indonesia tuy khá cao và ngày càng tăng lên trong những năm gần đây, song vẫn khá hợp túi tiền và đặc biệt vẫn chưa là gì so với cái giá “trên trời” của các tác phẩm đương đại Trung Quốc”.

Ông Oei Hon Djien, một trong những nhà sưu tập tranh hàng đầu của Indonesia cho biết, nền văn hóa độc nhất và đa dạng của Indonesia cùng với di sản nghệ thuật phong phú và lịch sử lâu đời của đất nước này đã truyền cảm hứng cho những tài năng hội họa để sản sinh ra những tác phẩm nghệ thuật đáng giá.

Ông Mok nói, xu hướng chuộng sưu tập tranh Đông Nam Á cũng đã lan rộng tới châu Âu và Mỹ. Ông cho biết trong năm nay, có tới 6 cuộc triển lãm Nghệ thuật Indonesia tổ chức tại các bảo tàng châu Âu, đáng chú ý là cuộc triển lãm ở Bảo tàng nghệ thuật châu Á Guimet tại Thủ đô Paris (Pháp). Theo ông Mok, trước kia chỉ có cùng lắm là một triển lãm ở châu Âu.

Nhà sưu tập tranh Djien cho rằng, trong tương lai lĩnh vực hội họa ở Indonesia có thể còn tiến xa hơn nữa nếu Chính phủ nước này xây dựng các nguồn vốn nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ những nghệ sĩ nước này phát huy tài năng.

 

Theo Theo AFP




 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng