Tạp chí Sông Hương -
Từ tính không hạn định trong văn chương đến sự đọc ngày nay
09:12 | 09/01/2012
Ngày nay, khi văn học không hoàn toàn bấu víu vào những đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì thế giới trong văn chương trở thành những thế giới ảo, dung chứa tất cả những lệch pha và ngụy tạo so với thế giới khách thể. Người sáng tạo cũng từ đó ý thức được sức mạnh trong việc cách tân bút pháp và thay đổi cảm quan trong thế giới chữ của mình.
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Người sáng tạo hôm nay luôn tìm đến tính không hạn định trong văn chương. Thế giới trong văn chương trở thành một thế giới bị bỏ ngỏ, một thế giới chưa hoàn tất. Hướng tới tính không hạn định là hướng tới một giải pháp cứu rỗi sự nhàm chán và tìm cho văn chương những miền đất mới để khai phá và tiếp tục sứ mệnh. Khi người sáng tạo tìm đến với cái không hạn định thì cũng là lúc họ thực thi cái chết của tác giả và vẫy gọi người đọc (kẻ đồng sáng tạo) bước vào mê lộ chữ của mình để tiếp tục khai phá những ý niệm ẩn chứa trong văn bản. Trong sáng tạo của nhà văn đương đại, tất cả những tình tiết, sự vụ, những hình tượng, những biểu tượng... đều không được tận quyết mà bị bỏ lửng, mang tính lấp lửng nước đôi trong trò chơi ngôn ngữ của văn nhân. Mọi tác phẩm luôn có những khoảng trắng để người đồng sáng tiếp tục nhiệm vụ của họ.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Sách được bày bán ngày càng phong phú tại các nhà sách

Quyền năng của cái không hạn định sẽ đóng ấn cho những tác phẩm vượt thời gian. Và người đọc ngày nay đang tiệm cận với những tác phẩm khó giải mã bằng chính tư duy duy lý của mình. Không thể hoàn toàn dựa vào lối đọc trực cảm, bởi trong mỗi tác phẩm văn học hiện đại đúng nghĩa luôn dung chứa hình thức kết cấu liên văn bản - một mô thức kết cấu hỗn chứa nhiều dạng tri thức khác nhau như là những thách thức mà người đọc cần phải vượt qua.

Đứng trước chiều hướng đó của văn học thì người đọc, những người đồng sáng tạo không thể bấu víu mãi vào lối đọc trực cảm như trước. Và cái gì có thể giúp cho người đọc đi vào kiến giải thế giới trong trò chơi ngôn ngữ của nhà văn. Thiển nghĩ đó chính là sự đọc.

Sự đọc hay nói đúng hơn là văn hóa đọc ở Việt Nam từ xa xưa đã được các bậc tiền bối quan tâm. Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa văn hóa đọc càng được các bậc học giả, những người trí thức và kể cả tầng lớp bình dân hoàn thiện. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn hóa đọc trong quá trình tiệm tiến của văn minh nhân loại. Trước sự bùng nổ của xã hội kỹ thuật số, văn hóa đọc không những không rơi vào tình trạng lâm nguy mà ngược lại người ta đang tìm đến những chiều kích mới trong văn hóa đọc. Từ ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” dùng chung trong nhà. Thậm chí còn có những tủ sách chung cho cả gia tộc... Họ xem trọng sách hơn bất kỳ một thứ gia sản nào khác. Sách còn được xem như là một báu vật gia truyền qua các thế hệ. Khi những bậc cao nhân quy tiên điều họ trăn trở là không biết các bậc hậu bối có tiếp tục kề thừa và phát huy tủ sách của gia tộc để lại hay không. Sách được người Việt để vào những nơi thoáng mát và an tịnh nhất. Từ đó chúng ta thấy “Tủ sách Học trò” và “Tủ sách Gia đình” là những tiền đề khởi nguyên làm nền tảng cho nền văn hóa đọc ngày nay.

Một nền văn chương vững mạnh phải có một nền văn hóa đọc vững mạnh. Người đọc ngày nay không thể đi vào thế giới nhà văn nếu kiến thức không sâu và rộng. Nhìn một cách tổng quan thì thị trường sách đang hậu thuẫn cho sự phát triển của văn hóa đọc.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Sách cũ được bày bán trên hè phố là những hình ảnh thường thấy ở  các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh

Trước số lượng nhà sách tương đối lớn ở Huế, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh thì số lượng sách, loại sách tất nhiên sẽ được nhân lên theo cấp số nhân. Điều đó chứng minh qua số lượng bản sách và sự đa dạng về thể loại sách. Sách dành cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, mọi chuyên ngành, mọi thể loại. Chỉ xét riêng trong lĩnh vực xã hội nhân văn, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động văn học, cũng đủ thấy sự đa dạng của sách. Đầy rẫy trên giá là những tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ của các nhà văn trong nước, tiểu thuyết, truyện ngắn dịch từ văn học nước ngoài. Sách nghiên cứu, phê bình lí luận, sách triết học, tôn giáo, văn hóa cũng vô cùng phong phú. Điều đáng mừng đối với nền văn học nói chung và nền học thuật nói riêng là những bản sách thuộc về các trào lưu triết học, các học thuyết thời danh của nhân loại được dịch và giới thiệu đến bạn đọc một cách trang trọng. Những bản đang được giới học thuật lưu tâm chủ yếu là sách tuyển dịch của Nhã Nam, Tủ sách Tinh Hoa của Nxb Tri thức… Một điều đặc biệt nữa là một số nhà sách lớn thường có chỗ ngồi đọc sách thoáng mát. Người đọc có thể bước vào đây đọc sách miễn phí như bước vào một thư viện bất kỳ nào đó. Thiết nghĩ đây là những hành động thiết thực trong việc phát triển dân trí của những người nhiệt tâm vì một nền văn hóa đọc thịnh vượng.

Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử có những diện mạo riêng về văn hóa đọc nhưng xét thấy không lúc nào mà sự phát triển của văn hóa đọc có diện mạo khả quan như hiện nay ở Việt Nam. Từ xưa người ta đã chia sách ra làm mấy loại. Thứ nhất là những sách thuộc về kiến thức phổ thông. Thứ hai là loại sách dành cho chuyên môn thuộc từng lĩnh vực. Giới học giả nay đã không phải nhọc công truy lùng những bản sách hiếm. Những bản được xem như là của hiếm thì nay có thể tìm thấy trên các giá sách của các nhà sách. Rõ ràng, việc tìm kiếm tư liệu không phải là vấn đề khó khăn. Cái khó khăn hiện nay là lựa chọn sách để đọc. Sách tràn lan như thế rõ ràng sẽ làm cho người đọc lúng túng, trong khi đó rất ít nhà phê bình và những người có trách nhiệm định hướng cho đọc giả.

Trong một thế giới phẳng như hiện tại thì sách sẽ vẫn mãi là sự cứu cánh cho văn chương và sự đọc của giới chuyên môn cũng như người đọc bình dân. Bởi chỉ sách mới có thể liên kết những mảng tri thức đã được thông qua sự tinh lọc của các nhà xuất bản. Nhiều người thường cho rằng với sự phát triển của internet thì sách và văn hóa đọc sẽ trở nên lâm nguy. Đó là những suy nghĩ sai lầm. Dù phát triển đến đâu thì internet cũng không thể thay thế cho việc đọc. Internet chủ yếu phục vụ trong việc quảng bá sách và người đọc thực sự thấy an tâm hơn khi cầm trên tay những bản sách đã được thông qua sự kiểm thảo về chất lượng của các nhà xuất bản. Thực tế cũng chứng minh một điều, internet càng phát triển thì thị trường sách càng được mở rộng về quy mô và chuyên sâu về chất lượng. Chính sự đa dạng đó của văn hóa đọc sẽ cho người đọc một cái nhìn Liên văn bản để soi chiếu những thế giới ngụy tạo trong văn chương nói chung và trong nghệ thuật đương đại nói riêng.

Vấn đề văn hóa đọc có một vị trí và tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền văn chương Việt nói riêng và nền học thuật nước nhà nói chung. Sự phát triển đúng quỹ đạo, đúng tầm vóc của văn hóa đọc sẽ khiến cho đôi cánh văn chương và nền học thuật đương đại không mãi yếu mềm.           

VIỄN PHƯƠNG









Các bài mới
Các bài đã đăng