Tạp chí Sông Hương - Số 223 (tháng 9)
Văn chương Bình Nguyên Lộc - từ góc nhìn văn hóa
PHẠM PHÚ PHONGMột đặc điểm tương đối phổ biến của các tác giả sáng tác ở miền Nam trước đây là hầu hết các nhà văn đều là những nhà văn hoá, tác phẩm của họ không chỉ thể hiện sự am hiểu đến tường tận các lĩnh vực văn hoá, mà trong một đời văn lực lưỡng của mình, họ không chỉ sáng tác văn chương mà còn sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu nhiều lĩnh vực văn hoá như lịch sử, địa lý, địa chí, ngôn ngữ, dân tộc học, văn học và văn hoá dân gian, như các tác giả từng toả bóng một thời là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Chánh Sắt, Đông Hồ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam... trong đó có Bình Nguyên Lộc.
PHAN KHÔILời dẫn Bài mà tôi giới thiệu dưới đây thuộc một giai đoạn làm báo của Phan Khôi còn ít người biết, − giai đoạn ông làm báo trên đất Thần Kinh, tức thành phố Huế ngày nay, những năm 1935-1937; khi ấy Huế đang là kinh đô của triều Nguyễn, của nước Đại Nam, nhưng chỉ là một trung tâm vào loại nhỏ xét về báo chí truyền thông trong toàn cõi Đông Dương thời ấy.
Kim Lân - nhà văn của những phận người bé mọn
PHONG LÊÔng là người cùng thế hệ, hoặc là cùng hoạt động với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Như Phong... Cùng với họ, ông có truyện trên Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật trong những năm 1941-1945. Cùng hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc đầu Cách mạng tháng Tám, và tham gia xây dựng văn nghệ kháng chiến, làm tờ Tạp chí Văn nghệ số 1 - tiền thân của tất cả các cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ và Hội Nhà văn Việt Nam.
Phác thảo diện mạo văn học dân gian dân tộc Tà Ôi
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONGNgười Tà Ôi ở Việt Nam thật sự đã có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú với các thể loại: Ca dao (Pracăm), câu đố (Pralau), truyện cổ dân gian (Axoar), tục ngữ và dân ca.
Mười lăm phút tiếp chuyện công dân Vĩnh Thụy sau ngày thoái vị ngôi vua (31-8-1945)
LÂM QUANG MINHSau bao nhiêu sự kiện và bộn bề công việc cuốn hút anh em Thanh niên tiền tuyến chúng tôi trong những ngày lịch sử sôi sục khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thừa Thiên - Huế, có một câu chuyện mà suốt 60 năm qua tôi chưa có dịp nào chia sẻ và kể lại cho anh em bè bạn nghe. Đó là cuộc gặp gỡ tình cờ và câu chuyện trao đổi ngắn ngủi giữa hai công dân - một bên là tôi, một bên là công dân Vĩnh Thuỵ - ngay sau ngày lễ thoái vị ngôi vua hôm trước.
Khoa và dưới bóng cây vạn tuế
HẢI TRUNGKhoa tuyên bố với tôi: mình viết truyện ngắn đây, không phải để thành nhà gì cả, cốt để cho mấy đứa con làm gương mà học tập. Tôi ngờ ngợ, cứ nghĩ là anh nói vui vì chơi với đám bạn văn chương mà bốc đồng buột miệng. Ai ngờ anh viết thật, viết say sưa, viết để quên và để nhớ.
VĂN CẦM HẢIVề phía biển, là thường nhân di du với cõi minh mang nhưng Nguyễn Thanh Tú, biển là nơi anh được vời vợi nỗi cô đơn của một loài thân phận có tên là thơ!
HOÀNG VŨ THUẬT
MAI VĂN HOANHồn đầy hoa cúc dại là tập thơ thứ bảy của Lâm Thị Mỹ Dạ. Thơ Dạ đã có rất nhiều người bàn luận, bình phẩm. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng. Bài viết của Ngô Minh mới đây giúp cho độc giả biết thêm những uẩn khúc, những góc khuất trong cuộc đời của Dạ.
NGUYỄN NGUYÊN ANChúng tôi đến Đông trong những ngày cuối hạ. Thị trấn Khe Tre rực rỡ cờ hoa long trọng kỷ niệm 60 năm Ngày thương binh liệt sĩ. Sau bão số 6 năm 2006, tôi lên Nam Đông, rừng cây hai bên đường xơ xác lá, hơn 700 ha cao su gãy đổ tơi bời và hơn 3.000 ngôi nhà bị sập hoặc tốc mái, đường vào huyện cơ man cây đổ rạp, lá rụng dày mấy lớp bốc thum thủm, sức tàn phá của bão Xangsane quả ghê gớm!
Mưa trên vực thẳm
YVES BONNEFOYYves Bonnefoy sinh năm 1923, tại Tours (Pháp).Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà dịch thuật và là nhà biên khảo, phê bình văn học nghệ thuật nổi tiếng của nước Pháp, với gần 50 tác phẩm có giá trị về đủ thể loại. Nghĩ về văn học, nghệ thuật, ông quan niệm “đó là cuộc chiến đấu không ngừng để chống lại sự cám dỗ mang tính giáo điều và tư tưởng duy khái niệm”. Vì vậy, thơ Yves Bonnefoy là tiếng nói đa thanh, luôn va đập và sinh thành, luôn giao động giữa hiện thực và siêu thực, giữa vô lý và hợp lý để nói lên mối liên hệ giữa con người và thế giới đang vận động, bất ổn. Như cách thể, để chống lại sự sáo mòn, bảo thủ do  sự già nua, hoài nghi và vô cảm của con người.                                                                                        HỒ THẾ HÀ
Cô bé mù
COMTESSE DE SÉGURLGT: Cuốn truyện dài CHÚ QUỶ NHỎ TỐT BỤNG (Nxb. Phụ Nữ) của nhà văn Pháp Comtesse De Ségur do Phương Quỳnh dịch từ nguyên bản đã mở ra một chiều không gian mới lạ song rất gần gũi với thế giới cổ tích Việt . Chương II: Cô bé mù Juliette, bằng hơi ấm tình người đã thắp lên trong tâm hồn cậu bé Charles ngọn sáng tuy chưa thật lung linh như ý muốn.
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
Chùm thơ Nguyễn Việt Chiến
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
LGT: Trong cuộc đi tìm mình khắc khoải ở trời , Nguyên Quân mang theo những u uẩn của quá nửa phần đời để mỗi buồn ngồi gặm nhấm. Chắc hẳn cũng nhờ vậy, anh đã làm được một điều không dễ - ấy là gọi tên đúng nỗi buồn giữa mênh mang thi phú...Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của Nguyên Quân mà hai trong số đấy sẽ được tuyển vào 700 năm thơ Huế.
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
THÁI VŨLGT: Nhà văn Thái Vũ với những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Cờ nghĩa Ba Đình, Biến động - Giặc Chày Vôi, Huế 1885... nay đã gần 80. Tuổi già sức yếu song ông đã hoàn thành tập Hồi ức, gồm 4 phần dày dặn. Trong đấy phần II: HUẾ - QUẢNG NGÃI VÀ LK5 là những trang hồi ức đầy “xốn xang” trước và sau CM tháng Tám.Sông Hương xin trích đăng một phần nhỏ gửi tới bạn đọc nhân kỷ niệm ngày CM tháng Tám thành công và Quốc khánh 2 – 9.
Thương nhớ mai vàng
NGUYỄN NGỌC LỢICây mai dáng trực đặt nơi khoảng sân lát gạch đỏ của toà nhà ấy đã làm xôn xao cả phố. Gốc cây mai to gộc, u bạnh của nó bám đầy địa y mốc xanh mốc trắng.
TRẦN VĂN SÁNGCó thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.