Tạp chí Sông Hương - Số 169 (tháng 3)
Phan Danh Hiếu - Ngô Thị Thục Trang - Trần Đình Khuê - Nguyễn Thị Hương - Trần Văn Quyết - Nguyễn Đình Dương
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang
Hải Trung - Văn Cầm Hải - Ngô Tự Lập - Nguyễn Tấn On - Phan Trung Thành - Trần Thị Thu Huề
Sau Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba lần đến nước Mỹ, trong năm 2002, GS. Hà Minh Đức tiếp tục ra mắt bạn đọc tác phẩm Tản mạn đầu ô. Vậy là trong khoảng 5 năm, bên cạnh một khối lượng lớn những tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình, ông đã sáng tác 3 tập thơ và 3 tập bút ký. Đó là những con số mang nhiều ý nghĩa thể hiện sự "đa năng" của một đời văn tưởng đã yên vị với nhiều danh hiệu cao quý và hơn 30 tập sách nghiên cứu, lý luận, phê bình. Tản mạn đầu ô ra đời được dư luận chú ý, quan tâm. Sau đây là cuộc trao đổi giữa PGS. TS Lý Hoài Thu với GS. Hà Minh Đức xung quanh tập sách này.
LTS: Marcel Reich-Ranicki, sinh năm 1920, người ở Đức được mệnh danh là "Giáo hoàng văn học", là nhà phê bình văn học đương đại quan trọng nhất của CHLB Đức. "Một lời biện hộ cho thơ" là bài thuyết trình đọc vào ngày 30.11.1980 nhân dịp ra mắt Tập 5 của "Tuyển thơ Frankfurt" trong khuôn khổ chuyên mục thơ của nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" (FAZ) mà tác giả là chủ biên phần văn học từ 1973 đến 1988.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài "Một lời biện hộ cho thơ" của ông sau đây do dịch giả Trương Hồng Quang thực hiện.
HUỲNH HẠ NGUYÊN (Đọc tập thơ "Khúc đêm" của Châu Thu Hà - Nxb Thuận Hoá - 11/2002)...Thơ Châu Thu Hà mang đậm nữ tính. Khi trái tim biết cười, hay khi giàn giụa nước mắt, ta bỗng thấy quý sao những phút sống chân thành với cuộc đời, với mọi người. Châu Thu Hà không để trái tim mình tuột xuống phía bên kia triền dốc, chị cố bước tới và neo lại, để thấy mình được xẻ chia, được yêu chiều, xoa dịu...
NGUYỄN TRỌNG TẠO...Người ta thường nhắc tới Thái Quý như nhắc tới một con người giàu tình cảm, dễ khóc, dễ cười, dễ nóng giận và cũng rất vị tha. Nói đến khuyết điểm của mình trong cuộc họp, anh khóc đã đành, nhưng khi chỉ trích khuyết điểm của đồng đội, anh cũng khóc...
NGUYỄN THANH TÚNăm ngoái, tôi tình cờ gặp nhạc sĩ Thái Quý khi ông đang bận rộn chỉ đạo "đoàn thành phố Huế" trước giờ ra sân khấu tham gia hội diễn ca múa nhạc công - nông - binh - trí thức do tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại nhà hát Trung tâm Văn hoá.
TRIỀU NGUYÊNHiện tượng cùng âm xảy ra khi cùng một tổ hợp âm thanh nhưng có nhiều ý nghĩa khác nhau tương ứng, trong cùng một ngữ cảnh. Câu đối chơi chữ theo cách cùng âm có thể chia làm hai loại: lặp nhiều từ ngữ cùng âm trên cùng một văn bản ngắn; dùng một tổ hợp để biểu thị hai từ ngữ cùng âm; đồng thời, dạng cùng âm có yếu tố tên riêng cũng được xét như một loại đặc biệt.
TRẦN HUYỀN SÂMGeorge Sand (1804-1876) là một gương mặt độc đáo trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX. Cùng thời với những cây bút nổi tiếng như: A.Lamartine, V.Hugo, A.Vigny, A.Musset... nữ sĩ vẫn tạo cho mình một tầm vóc riêng không chìm khuất. George Sand bước vào thế giới nghệ thuật bằng một thái độ tự tin và một khát vọng sáng tạo mãnh liệt. Với hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết đồ sộ, G.Sand đã trở thành một tên tuổi lừng danh ngay từ đương thời. Dĩ nhiên, bà lừng danh còn bởi nhiều mối tình bất tử, trong đó có nhà thơ Pháp nổi tiếng A.Musset và nhạc sĩ thiên tài Chopin người Ba Lan.
...Dưới thời Nguyễn, chủ yếu là thời Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), vườn Thiệu Phương là nơi nhà vua thường đến dạo chơi thưởng cảnh, vịnh thơ. Vua Thiệu Trị đã xếp vườn là thắng cảnh thứ 2 của đất Thần Kinh và viết bài thơ Vĩnh Thiệu Phương văn nổi tiếng. Bài thơ này cùng cảnh vườn đã được ghi lại trong một bức tranh gương tuyệt đẹp hiện treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế...
LTS: Kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam (15/3/1953) khai sinh cho nền điện ảnh dân tộc, SÔNG HƯƠNG xin giới thiệu với bạn đọc ba chương (chương III, IV, X) trong cuốn Hồi ký Điện ảnh của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Qua những dòng hồi ký này bạn đọc sẽ biết được trong hoàn cảnh nào Đặng Nhật Minh đã trở thành đạo diễn điện ảnh, những bước đi đầu tiên của anh trong lĩnh vực này... và như anh đã viết trong lời nói đầu của cuốn hồi ký: ..."nếu gạt bỏ đi những cái chủ quan của người viết (mà chắc là không tránh khỏi) vẫn còn lại cái gì đó hữu ích đối với những ai muốn tìm hiểu đôi chút về một thời làm phim ở nước ta". SH
NGUYỄN TUYẾN TRUNGNhững năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước tôi có dịp ra thăm hậu phương lớn miền Bắc cùng đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng khu Trị Thiên. Tôi gặp kịch tác gia Hồ Ngọc Ánh trong hội nghị tập huấn về sân khấu tại 51 Trần Hưng Đạo do đạo diễn Đình Quang hướng dẫn.
PHẠM QUANG TRUNGCó lần, dăm ba người có thiên hướng lý luận chúng tôi gặp nhau, một câu hỏi có thể nói là quan thiết được nêu ra: trong quan niệm văn chương, e ngại nhất là thiên hướng nào? Rất mừng là ý kiến khá thống nhất, tuy phải trải qua tranh biện, không đến nỗi quyết liệt, cũng không phải hoàn toàn xuôi chiều hẳn. Có lẽ thế mới hay!
NGUYỄN HỮU HỒNG MINH1- "Thơ trẻ- Những giá trị mới" là một "mưu mô" của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn và nhóm "Văn nghệ mới" (bao gồm Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương... và một số người khác) dự tính tập hợp, tuyển chọn 1 tuyển thơ của 10 (hay nhiều hơn) tác giả trẻ từ 30 tuổi trở xuống, xuất hiện trong vòng 3 năm cuối cùng của thế kỉ để trình làng giới thiệu chân dung thế hệ mình.