Tạp chí Sông Hương - Số 171 (tháng 5)
Thư gửi tổng thống Mỹ Richard M. Nixon - Những dòng chữ cuối cùng của chủ tịch Hồ Chí Minh
TÔ VĨNH HÀNhững trang viết sau cùng của một con người luôn luôn là điều thiêng liêng và không bao giờ hết bí ẩn. Vì sao lại dùng từ ấy chứ không phải là chữ kia; đề cập đến cái này chứ không phải là cái khác..? Rất nhiều câu hỏi sẽ đến với người đọc khi trước mắt ta là những ý tưởng hiện hữu sau cùng của một đời người - đặc biệt ở con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là cái tên mà mỗi người Việt lúc đọc hay nói, không chỉ diễn đạt một quan niệm gần như vô hạn của nhận thức, mà hơn nhiều thế nữa - là âm sắc tuyệt vời của sự kết tụ những tinh hoa quý giá nhất của trái tim mình.
Chùm thơ nhớ Bác Hồ
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Thơ như là sự bất ngờ
JAMES REEVESGần như điều mà tôi hoặc bất kỳ nhà văn nào khác có thể nói về một bài thơ đều giống nhau khi nêu ra ấn tượng về điều gì đấy được in trên giấy. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là toàn bộ sự thật. Việc in trên giấy thực ra là một bài thơ gián tiếp. Sẽ dễ dàng thấy điều này nếu chúng ta đang nói về hội hoạ hoặc điêu khắc.
Thơ Sông Hương 05-2003
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Đất nước
NGUYỄN TỐNGQuê hương đất nước và con người luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau trong suốt chiều dày của lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó tự nhiên chan hoà đến mức như cá bơi quẫy giữa đại dương, chim tung cánh vô tư giữa bầu trời bát ngát. Đến lúc nào đó, khi con người rơi vào cảnh cá chậu chim lồng, tình cảm, ý thức về đất nước thiêng liêng mới trở nên ám ảnh day dứt.
Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP...Nguyễn Huy Thiệp không phải là người duy nhất đổi mới phương thức trần thuật. Trước ông đã có Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... tích cực mở đường. Nhưng phải đến Nguyễn Huy Thiệp thì sự khai phóng về tư tưởng nghệ thuật mới được thể hiện một cách đậm nét. Tất cả được Nguyễn Huy Thiệp kiến tạo qua một trò chơi đầy tính bất ngờ. Giống như người nghệ sĩ ba lê tài năng, Nguyễn Huy Thiệp trình diễn một thế giới đa sắc trên đầu những đầu mũi ngón chân. Những ngón chân ấy bám trụ vào hiện thực một cách tinh diệu, xoay chuyển một cách nhịp nhàng với những vòng quay, những vũ điệu ngôn từ...
Trò chuyện với nhà thơ - nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha
...Có 2 từ người Việt Nam hay dùng cho những người làm thuê các công việc cho người khác là: "Lê dương" và "Pắc chung hy". Chả biết từ bao giờ, bạn bè gọi tôi là "Kha lê dương" bên cạnh các biệt hiệu khác như "Kha điên", "Kha voi", "Kha xe bò miên". Là gì thì cũng vẫn là Kha. Thiếu em ư? Đúng ra là tôi không thể sống thiếu tình yêu như một câu thơ tôi đã viết: "Điều khốn nạn là không thể nào khác được - không thể không tình yêu, không tin ở con người"...
Những người đàn ông Nhật vô hình
GRAHAM GREENE (Anh)Có tám người đàn ông Nhật đang ăn bữa tối ở nhà hàng cá nổi tiếng Bentley's. Họ chỉ trao đổi với nhau dăm ba câu bằng thứ tiếng mẹ đẻ khó hiểu của họ, nhưng luôn có nụ cười nhã nhặn và thường mỗi câu lại kèm một cử chỉ cúi đầu lịch thiệp. Tất cả tám người, trừ có một, đều đeo kính. Thỉnh thoảng cô gái xinh đẹp ngồi phía cửa sổ lại đưa một cái nhìn lướt qua họ, nhưng xem ra chuyện của cô ta quá quan trọng, khiến cô ta không thể thực sự chú ý tới bất kỳ ai trên đời ngoài chính mình và người ngồi cùng bàn.
Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình văn học
PHAN NGỌC THUTrong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất, đồng thời cũng là nhà phê bình văn học kiệt xuất. Từ những bài tranh luận văn học sôi nổi thời Thơ Mới (1932-1945) đến Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958); từ Phê bình giới thiệu thơ (1960) đến Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I (1981), tập II (1982) và Công việc làm thơ (1984)... "chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình, đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia"(1)
Trên đồi Kà Mạ
NGUYỄN THÁNH NGÃĐêm nay trăng nhão, không biết là đêm trăng gì. Ở xa nhìn về đồi Kà Mạ vẫn một khối đen sì. Nếu có ai nhướn mắt nhìn thật kỹ sẽ thấy cái khối đen sì ấy nhô lên như một cái đầu người đôi mắt lấp láy đom đóm. Thỉnh thoảng gió hất cái đầu tóc rối bù xù bay về phía ruộng. Tiếng chim cú kêu mỗi lúc một thê lương, ớn lạnh từng đốt xương sống...
Giới thuyết về thơ mới (1930 - 1945)
BÙI QUANG TUYẾNThơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v...
Cuộc chiến tranh Việt Nam - chiến tranh Iraq: nhìn từ phía bên kia
HÀ KHÁNH CHINgày 20 - 3 - 2003, siêu cường lớn nhất mọi thời đại là đế quốc Hoa Kỳ đã mở đầu cuộc chiến tranh kỳ quái nhất trong lịch sử bằng cách tấn công Iraq sau khi đã bắt quốc gia này phải tự phá huỷ vũ khí tự vệ của chính họ. Đó là bài học chưa hề thấy về chút hy vọng cuối cùng mà lương tri nhân loại có thể đòi hỏi. Để có thể hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra hôm nay - có lẽ cũng rất cần ôn lại một trong những vấn đề lớn nhất mà loài người có thể nghĩ tới: cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc cách đây gần 30 năm.
Huyền thoại, sự thật và tiểu thuyết
NGUYỄN KHẮC PHÊ           (Đọc “Thân Trọng Một – con người huyền thoại” của Nguyễn Quang Hà)Đã từ lâu, tên tuổi anh hùng Thân Trọng Một trở nên thân quen với mọi người, nhất là với quân dân Thừa Thiên Huế; những “sự tích” về ông đã thành truyện “truyền kỳ” trong dân chúng và đã được giới thiệu trên nhiều sách báo. Tuy vậy, với “THÂN TRỌNG MỘT – CON NGƯỜI HUYỀN THOẠI”, lần đầu tiên, chân dung và những chiến công của ông đã được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động nhất.
Sự sáng tạo của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc
MAI VYSự sáng tạo nghệ thuật của giới nghệ sĩ biểu diễn xuất phát từ cảm xúc trước tác phẩm, trước cuộc sống. Đó là đặc thù trong quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Mối quan hệ đó bao giờ cũng là mối quan hệ có tính chất cảm tính. Người nghệ sĩ chân chính nào cũng có khả năng cảm xúc rất nhạy bén trước đối tượng được thể hiện. Họ có khả năng lồng trí tưởng tượng vào trong quá trình sáng tạo cốt để thâm nhập sâu hơn vào bản chất của các sự vật.
NGUYỄN QUANG HÀTrong đời có những bài thơ người ta quên, mà chỉ nhớ một câu nằm lòng. Bởi đó là những câu thơ thực sự, những câu thơ thi sĩ. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa về thơ: Thơ là tiếng hát của trái tim; Thơ là hạt muối kết tinh của tình cảm; Thơ là phút giây rung động của tâm hồn... Nói chung, những định nghĩa ấy cho ta hiểu rằng ở đâu có được sự rung động của trái tim thì ở đó có thơ.
Nguyễn Đình Thi với Huế
... Với giới văn nghệ sĩ thừa Thiên Huế, nhà văn Nguyễn Đình Thi là người anh lớn, rất thân thiết và gần gũi qua nhiều năm tháng. Anh là tấm gương sáng trên nhiều lĩnh vực sáng tác, quản lý, hoạt động phong trào... Đã có nhiều tác động tích cực, ảnh hưởng tốt đẹp cho một số cây bút ở Thừa Thiên Huế; đồng thời đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong đời sống văn học Thừa Thiên Huế.Sự ra đi của nhà văn Nguyễn Đình Thi là một tổn thất lớn đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà, để lại cho chúng ta niềm tiếc thương vô hạn.... Sự nghiệp sáng tạo văn học nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Đình Thi vẫn sống mãi với chúng ta!                                 (Trích điếu văn của nhà thơ Võ Quê)
THÁI BÁ TÂNTháng trước, ở phường B. thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, nơi tôi về nghỉ hưu mấy năm nay, đã xẩy ra một vụ trọng án có nhiều tình tiết rất kỳ lạ, có thể nói bí ẩn không sao giải thích nổi, đến mức cuối cùng người ta quay sang cho rằng nhất định phải có yếu tố thần linh ma quỷ trong vụ này.
Cô gái trên sông
ĐẶNG NHẬT MINH                    (Trích hồi ký)Sau khi đi thực tập về điện ảnh một thời gian ngắn ở Paris về, tôi bắt đầu viết kịch bản Cô gái trên sông mà tôi đã có ý định từ trước như một món nợ tinh thần đối với xứ Huế, quê hương tôi. Cô gái trong kịch bản chính là cô gái trong bài thơ của nhà thơ Tố Hữu: Tiếng hát sông Hương. Cô gái đó tượng trưng cho nhân dân khổ đau hy vọng vào một ngày mai tươi sáng, hết lòng che chở cho cách mạng. Nhưng khi thành công rồi thì một số người đã quay lưng lại với họ.
Một ngày trên quê hương Trạng Trình
NGUYỄN NHÃ TIÊN                         Bút ký"Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ. Hưng tộ diên trường ức vạn xuân". Nghĩa là: đất nước Hồng Lam sau ta năm trăm năm sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân.Không hiểu những tương truyền về "sấm ký" Trạng Trình "ứng nghiệm" đến dường nào, đâu là nguyên bản và thực hư ra sao? Có điều, chúng tôi đang viếng thăm làng quê Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng vào cái khoảng thời gian "sau năm trăm năm" ấy, và nhất là vào giữa cái kỳ gian mà đất nước đang từng ngày" Hưng tộ diên trường ức vạn xuân".
Từ làng văn vật xưa đến làng văn hoá nay (Qua cứ liệu văn hoá dân gian xứ Huế)
TRẦN HOÀNGTrong tiếng Việt, từ "Văn vật" là một từ thuộc nhóm từ gốc Hán và cùng tồn tại song song với các từ: Văn hoá, Văn hiến, Văn minh. Người xưa thường dùng từ này để nói, viết về truyền thống văn hoá của một vùng đất, hoặc của một địa phương. Chẳng hạn, lâu nay, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có câu: "Thăng Long là đất ngàn năm văn vật". Song có lẽ từ "Văn vật" xuất hiện nhiều nhất trong các cụm từ "làng văn vật", "danh hương văn vật". Điều này cho thấy từ xa xưa, tổ tiên ta đã rất quan tâm đến "văn hoá làng" và "làng văn hoá".