Tạp chí Sông Hương - Số 243 (tháng 5)
Người đánh bẫy chim
SORBON (Tajikistan)Sorbon sinh năm 1940 tại làng Amondar  trong một gia đình nông dân  thuộc  tập đoàn sản  xuất nông nghiệp. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Lenin của Tajikistan với bằng tiến sĩ ngôn ngữ học. Các tác phẩm của Sorbon xuất hiện lần đầu vào năm 1965. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông “Không phải tất cả đã được nói ra” xuất bản năm 1969. Nhiều truyện ngắn của ông mau chóng được thu thập lại, trong đó có truyện “Ngày đầu tiên đến trường” nói về một phụ nữ Tajikistan  trong Thế chiến thứ Hai, “Sự phòng thủ của đá” và “Người du mục” nói về sự thiết lập chính quyền Xô Viết tại ngôi làng ven sông Zeravshan, và “Áo khoác đồ sộ” nói về một cậu bé bị mất cha trong chiến tranh. Sorbon là nhà văn có tiếng tăm lớn của nền văn xuôi Tajikistan ở thập niên bảy mươi. Truyện ngắn “Người đánh bẫy chim” được viết năm 1974.
Vấn đề người kể chuyện trong tiểu thuyết “Những kẻ thiện tâm” của Jonathan Littell
CHU ĐÌNH KIÊN1. Có những tác phẩm người đọc phải thực sự “vật lộn” trên từng trang giấy, mới có thể hiểu được nhà văn muốn nói điều gì. Đó là hiện tượng “Những kẻ thiện tâm” (Les Bienveillantes) của Jonathan Littell. Một “cas” được xem là quá khó đọc. Tác phẩm đã đạt hai giải thưởng danh giá của nước Pháp là: giải Goncourt và giải thưởng của Viện hàn lâm Pháp.
Làng thời mở cửa
NGUYỄN VIỆT HOÀLGT: Khi ánh sáng phản chiếu từ mặt trái đồng tiền ùa vào cánh cửa làng mở rộng, “sức nóng” của nó gần như thiêu rụi mọi nền tảng đạo đức một bộ phận không nhỏ đám thượng lưu gồm cả quan viên hương lý. Căn bệnh mà tác giả Nguyễn Việt Hoà mổ xẻ trong truyện ngắn dưới đây, dẫu chưa cao tay để diệt bằng hết những vi-rút-làng, song việc ngăn chặn một đại dịch bắt đầu là có thể...S.H
Giọt nước quấy rối
HOÀNG KIM NHI        (CLB Văn học Trẻ Thừa Thiên Huế)            Nhân đôi mắt, máu trái tim
Thoại khúc rìu và thơ
TRẦN HẠ THÁP1/ Người đàn ông đang huơ rìu. Liên tục những bi củi tươi bị xé phanh, toang toác. Gió lạnh một buổi tàn đông, sắp Tết nhưng trên khuôn ngực mồ hôi loang lổ như mưa. Xóm lò heo. Buổi sáng chưa mở mắt đã hỗn độn, mù trời hơi nước. Cái thế giới được khoanh vùng bằng tiếng kêu bi thiết các con vật thảm tử. Mùi phân chuồng phát tán, nghẹt thở. Tiếng người lê la trả giá, mặc cả. Tiếng cười rộ lên đắc ý trộn lẫn tiếng chửi thề tục tằn đe doạ. Đâu đó, mơ hồ giọng trẻ con khóc và tiếng ru hò ngái ngủ xa xôi…
Ba lần gặp Bác
LÊ TRỌNG SÂMTrong cuộc đời của mỗi chúng ta, khi Bác Hồ còn sinh thời, được gặp Bác một lần đã quý. Trong cuộc sống của tôi, do có nhiều hoàn cảnh, nhiều duyên may lại được gặp Bác đến ba lần thì càng quý biết bao nhiêu. Tự đáy lòng, tôi thầm cảm ơn Đảng, cảm ơn Bác đã cho tôi ba lần vinh dự như vậy. Và những kỷ niệm đó vẫn còn tươi nguyên.
Thời khắc hy sinh lẫm liệt của hai nhà chí sĩ
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNĐã nhiều sử liệu viết về cuộc xử án vua Duy Tân và các lãnh tụ khởi xướng cuộc khởi nghĩa bất thành tháng 5-1916, mà trong đó hai chí sĩ Thái Phiên - Trần Cao Vân là hai vị đứng đầu. Tất cả các sử liệu đều cho rằng, việc hành hình đối với Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu diễn ra vào sáng ngày 17-5-1916. Ngay cả trong họ tộc hai nhà chí sĩ, việc ghi nhớ để cúng kỵ, hoặc tổ chức kỷ niệm cũng được tính theo ngày như thế.
Tôi & không phải tôi
HẠNH NHIĐó là tên sê-ri tranh sơn mài của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh - người được biết đến nhiều với các tác phẩm mỹ thuật sắp đặt trong các Festival nghề thủ công truyền thống và các Festival Huế.
Thơ Sông Hương 05-2009
Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha
Nơi an trú của văn hoá tâm linh
LÃNG HIỂN XUÂNChẳng hiểu sao, từ thuở còn thơ ấu, tôi đã có một cảm nhận thật mơ hồ nhưng cũng thật xác tín rằng: Chùa chính là nơi trú ngụ của những ông Bụt hay bà Tiên và khi nào gặp khó khăn hay đau khổ ta cứ đến đó thì thế nào cũng sẽ được giải toả hay cứu giúp!
Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỷ XIX
TRẦN THANH MẠILTS: Nhà văn Trần Thanh Mại (1908-1965) là người con xứ Huế. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở đây và một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thanh Mại toàn tập (ba tập) cũng đã được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2004.Vừa rồi, nhà văn Hồng Diệu, trong dịp vào thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Trần Thanh Mại, đã tìm thấy trang di cảo lưu tại gia đình. Bài nghiên cứu dưới đây, do chính nhà văn Trần Thanh Mại viết tay, có nhiều chỗ cắt dán, thêm bớt, hoặc mờ. Nhà văn Hồng Diệu đã khôi phục lại bài viết, và gửi cho Sông Hương. Chúng tôi xin cám ơn nhà văn Hồng Diệu và trân trọng giới thiệu bài này cùng bạn đọc.S.H
Sen búp tặng Người
CHƠN HỮU…Người nghệ sĩ, tác giả cuộc triển lãm này đã có được cái thấy phiêu hốt vượt lên trên thời gian nhân quả, hạnh phúc hay đau khổ và đã diễn tả được cái thấy ấy qua ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật sắp đặt. Ba cái chắp tay được bố trí theo một hàng thẳng tắp trước hình ảnh một nụ cười khiến cho ta liên tưởng như trọn cả tam giới đều kính ngưỡng trước sự chứng ngộ tự tại (là nụ cười) của Đức Phật…
Viết vào Bùi Giáng mong manh...
ĐỖ QUYÊN…Đọc thơ Bùi Giáng là thuốc thử về quan niệm thơ, về mỹ học thi ca. Đã và sẽ không ai sai nhiều lắm, cũng không ai đúng là bao, khi bình bàn về thơ họ Bùi. Nhắc về cái tuyệt đỉnh trong thơ Bùi Giáng, độ cao sâu tư tưởng ở trước tác Bùi Giáng nhiều bao nhiêu cũng thấy thiếu; mà chỉ ra những câu thơ dở, những bài thơ tệ, những đoạn văn chán trong chữ nghĩa Bùi Giáng bao nhiêu cũng bằng thừa…
Búi tó củ kiệu và vành khăn vấn ngày xưa của các cụ ở Huế
BÙI MINH ĐỨCNói đến trang phục của các Cụ chúng ta ngày xưa là phải nhắc đến cái búi tó và cái khăn vấn bất di bất dịch trên đầu các Cụ. Các Cụ thường để tóc dài và vấn tóc thành một lọn nhỏ sau ót trông như cái củ kiệu nên đã được dân chúng đương thời gọi là “búi tó củ kiệu”. Ngoài cái áo lương dài, cái dù đen và đôi guốc gỗ, mỗi khi ra đường là các Cụ lại bối tóc hình củ kiệu và vấn dải khăn quanh trên đầu, một trang phục mà các cụ cho là đứng đắn nghiêm trang của một người đàn ông biết tôn trọng lễ nghĩa. Trang phục đó là hình ảnh đặc trưng của người đàn ông xứ ta mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 20 mới bắt đầu có nhiều biến cải sâu đậm
Giới thiệu chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nhà văn Nguyễn Khoa Điềm
MAI VĂN HOANNguyễn Khoa Điềm đến với thơ hơi muộn nhưng đã sớm định hình một phong cách riêng. Qua các tập Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990), Cõi lặng (2007) ta bắt gặp những suy ngẫm của anh đối với nhân dân, đất nước; những chiêm nghiệm của anh về đời sống xã hội, nhân tình thế thái. Những chiêm nghiệm và suy ngẫm đó được thể hiện bằng một giọng thơ trầm tĩnh, bình dị, sâu lắng và khá hiện đại.
Chùm thơ Lê Huỳnh Lâm
...đêmanh ngước lên nền trờitìm hình bóng em trong vì sao sáng lạnh cạnh vũng trăng hoang liêuvà tự dặn lòng mìnhhãy yêu thươngnhưng đừng níu giữem hiểu không...?
Nguyễn Tài Cẩn trên nền thi học Việt Nam
ĐẶNG TIẾNThuật ngữ Thi Học dùng ở đây để biểu đạt những kiến thức, suy nghĩ về Thơ, qua nhiều dạng thức và trong quá trình của nó. Chữ Pháp là Poétique, hiểu theo nghĩa hẹp và cổ điển, áp dụng chủ yếu vào văn vần. Dùng theo nghĩa rộng và hiện đại, theo quan điểm của Valéry, được Jakobson phát triển về sau, từ Poétique được dịch là Thi Pháp, chỉ chức năng thẩm mỹ của ngôn từ, và nới rộng ra những hệ thống ký hiệu khác, là lý thuyết về tính nghệ thuật nói chung. Thi Học, giới hạn trong phạm vi thi ca, là một bộ phận nhỏ của Thi Pháp.
Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân
MAI VĂN HOANNguyễn Đắc Xuân không chỉ có chân trong Hội Nhà văn Việt Nam mà anh còn là hội viên Hội Lịch sử Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam... Nhưng dù ở cương vị nào thì điều mà anh tâm huyết nhất vẫn là lịch sử và văn hóa Huế.
Lửa tháng năm
TRƯỜNG ANChúng ta đang sống giữa những ngày rực lửa truyền thống hào hùng của Tháng Năm trong lịch sử cách mạng Việt và thế giới. Trước hết, hãy nhắc đến một sự kiện lớn của giai cấp công nhân quốc tế. Ngày 1.5.1886, do yêu cầu không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”.