Tạp chí Sông Hương - Số 244 (tháng 6)
Cây nhà lá vườn (*)
VÕ QUANG YẾN Tôi yêu tiếng nước tôi                Từ khi mới ra đời làm người                                                Phạm Duy
Về một xu hướng thơ Việt hải ngoại: thơ tân hình thức
ĐẶNG TIẾNTân Hình Thức là một trường phái thi ca hiện đại được phổ biến từ năm bảy năm nay, phát khởi do Tạp Chí Thơ, ấn hành tại Mỹ, chủ yếu từ số 18, xuân 2000 “chuyển đổi thế kỷ”, và được nhiều nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước hưởng ứng. Tên Tân Hình Thức dịch từ tiếng Anh New Formalism, một trường phái thơ Mỹ, thịnh hành những năm1980 - 1990.
Đêm của bướm
LÊ TRÂMNgồi với tôi và Kh là một đôi nam nữ còn khá trẻ. Chàng thanh niên, theo lời gã, vừa mới về từ Thái Lan sau khi trúng một hợp đồng béo bở. Gã là đại diện của một công ty xuất nhập khẩu nổi tiếng ở bên ấy.
Hoài Thanh với Huế
NGUYỄN KHẮC PHÊ giới thiệuNhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà phê bình Hoài Thanh (1909-2009)Chúng ta từng biết cố đô “Huế Đẹp và Thơ” một thời là nơi hội tụ các văn nhân, trong đó có những tên tuổi kiệt xuất của làng “Thơ Mới” Việt Nam như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…; nhưng nhà phê bình Hoài Thanh lại đến với Huế trong một hoàn cảnh đặc biệt và có thể nói là rất tình cờ.
Cuộc sống số và sắc hoa anh đào
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP                         Ghi chépMột chiều cuối đông năm ngoái tại góc Quán Cũ 25 Phan Đình Phùng, khi biết chúng tôi chuẩn bị chuyến khảo sát văn hóa tại Nhật Bản, giáo sư Đại học ngoại ngữ Tokyo Kawaguchi đề nghị chúng tôi nên bố trí kế hoạch đến Nhật vào mùa xuân để còn kịp ngắm hoa anh đào. Y lời, đúng ngày mở đầu tháng Tư năm nay, PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Viện trưởng Viện Văn học và tôi lên đường công du sang Nhật khi biết chắc hoa anh đào đã nở.
Phê bình phân tâm học và Đỗ Lai Thúy (1)
TRẦN ĐÌNH SỬ Bạn đọc Việt Nam vốn không xa lạ với phê bình phân tâm học hơn nửa thế kỷ nay, bởi nó đã bắt đầu được giới thiệu vào nước ta từ những năm ba mươi, bốn mươi thế kỷ trước. Nhưng đáng tiếc nó đã bị kỳ thị rất nặng nề từ nhiều phía. Giống như nhân loại có thời phản ứng với Darwin vì không chấp nhận lý thuyết xem con người là một loài cao quý lại có thể tiến hóa từ một loài tầm thường như loài khỉ, người ta cũng không thể chấp nhận lý thuyết phân tâm học xem con người - một sinh vật có lý trí cao quý lại có thể bị sai khiến bởi bản năng tầm thường như các loài vật hạ đẳng!
Yveline Féray, nhà văn Pháp độc đáo viết về Việt Nam
LÊ TRỌNG SÂM giới thiệuBà sinh ra và lớn lên ở Painpol và Saint-Malo, một đô thị cổ vùng Bretagne, miền đông bắc nước Pháp. Học trung cấp và tốt nghiệp cử nhân văn chương ở thành phố Nice, vùng xanh da trời miền nam nước Pháp. Là hội viên Hội nhà văn Pháp từ năm 1982, nay bà đã trở thành một trong số ít nhà văn Châu Âu đã tiếp thu và thâm nhập sâu sắc vào rất nhiều khía cạnh của văn hoá Việt Nam.
Trang thơ Bạch Mã
Trong không gian chừng như vô nhiễm của rừng thẳm xanh ôn đới Bạch Mã, những dòng thơ như tan chảy trong mưa, lẩn khuất trong sương mù, những giai điệu bay lên, va động cùng gió mây trên Vọng Hải Đài... Đó là một phần của Trại sáng tác “Ấn tượng Bạch Mã” do Vườn Quốc Gia Bạch Mã phối hợp với Hội LHVHNT TT Huế tổ chức vào dịp 30.4-1.5 vừa qua. Sông CHUAHương xin giới thiệu một số tác phẩm mới còn vương vấn làn mây và sương khói núi rừng trên bản thảo do các tác giả vừa gửi đến.
Thơ Sông Hương 06-2009
Đoàn Lê - Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Hồng Vinh
Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nhà văn Vĩnh Nguyên
MAI VĂN HOAN giới thiệu Vĩnh Nguyên tên thật là Nguyễn Quang Vinh. Anh sinh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ) ở Vĩnh Tuy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bố anh từng tu nghiệp ở Huế, ông vừa làm thầy trụ trì ở chùa vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Thuở thiếu thời anh đã ảnh hưởng cái tính ngay thẳng và trung thực của ông cụ. Anh lại cầm tinh con ngựa nên suốt đời rong ruổi và “thẳng như ruột ngựa”.
Cái chết của Rối
MAI NINH- Rối, Rối ơi! Dậy đi nào. - Nằm mãi đây cũng đừng hòng có ai lượm xác đem chôn. - Dậy đi! Rối ơi.
DƯƠNG THÀNH VŨ           Trích tiểu thuyếtChương hai
Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam
LGT: Vài năm lại đây, sau độ lùi thời gian hơn 30 năm, giới nghiên cứu văn học cả nước đang xem xét, nhận thức, và đánh giá lại nền “Văn học miền Nam” (1954 - 1975) dưới chế độ cũ, như một bộ phận khăng khít của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX với các mặt hạn chế và thành tựu của nó về nghệ thuật và tính nhân bản. Văn học của một giai đoạn, một thời kỳ nếu có giá trị thẩm mỹ nhân văn nhất định sẽ tồn tại lâu hơn bối cảnh xã hội và thời đại mà nó phản ánh, gắn bó, sản sinh. Trên tinh thần đó, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết vừa có tính chất hồi ức, vừa có tính chất nghiên cứu, một dạng của thể loại bút ký, hoặc tản văn về văn học của tác giả Nguyễn Đức Tùng, được gửi về từ Canada. Bài viết  dưới đây đậm chất chủ quan trong cảm nghiệm văn chương; nó phô bày cảm nghĩ, trải nghiệm, hồi ức của người viết, nhưng chính những điều đó làm nên sự thu hút của các trang viết và cả một quá khứ văn học như sống động dưới sự thể hiện của chính người trong cuộc. Những nhận định, liên hệ, so sánh, đánh giá trong bài viết này phản ánh lăng kính rất riêng của tác giả, dưới một góc nhìn tinh tế, cởi mở, mang tính đối thoại của anh. Đăng tải bài viết này chúng tôi mong muốn góp phần đa dạng hóa, đa chiều hóa các cách tiếp cận về văn học miền Nam. Rất mong nhận được các ý kiến phản hồi của bạn đọc. TCSH
Thế Lữ, nhà phê bình văn học
PHẠM ĐÌNH ÂN(Nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất của Thế Lữ 3-6-1989 – 3-6-2009)Nói đến Thế Lữ, trước tiên là nói đến một nhà thơ tài danh, người góp phần lớn mở đầu phong trào Thơ Mới (1932-1945), cũng là nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ Mới buổi đầu. Ông còn là cây bút văn xuôi nghệ thuật tài hoa, là nhà báo, dịch giả và nổi bật là nhà hoạt động sân khấu xuất sắc, cụ thể là đưa nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước nhà trở thành chuyên nghiệp theo hướng hiện đại hóa.
Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nhà văn Hồng Nhu
MAI VĂN HOAN giới thiệuNăm 55 tuổi, Hồng Nhu từng nhiều đêm trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh gắn bó trọn hai mươi lăm năm với bao kỷ niệm vui buồn. Và cuối cùng anh đã quyết tâm trở về dù đã lường hết mọi khó khăn đang chờ phía trước. Nếu không có cái quyết định táo bạo đó, anh vẫn là nhà văn của những thiên truyện ngắn Thuyền đi trong mưa ngâu, Gió thổi chéo mặt hồ... từng được nhiều người mến mộ nhưng có lẽ sẽ không có một nhà văn đầm phá, một nhà thơ “ngẫu hứng” như bây giờ.
Lời đồn ngốc xít
LTS: Cuộc thi sáng tác văn học “Trang viết học trò” do Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế phát động trong năm 2008 đã thu hút hơn hai ngàn bài dự thi của cả ba cấp học và đã tổ chức lễ trao giải thưởng ngày 15/5/2009 cho hơn 50 bài viết có chất lượng. Các nhà văn, nhà thơ Hồng Nhu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Mai Văn Hoan, Phạm Phú Phong, Nguyễn Khắc Phê đã được mời làm Ban Chung khảo cuộc thi. Tạp chí Sông Hương kỳ này vui mừng giới thiệu với bạn đọc một bài đạt giải trong cuộc thi này.
Dân ca Nam bộ qua báo chí nửa sau TK XX
VĨNH PHÚCNghiên cứu, phê bình, giới thiệu Dân ca Nam Bộ trong giai đoạn này chúng tôi chỉ sưu tập được 15 bài, tuyển chọn và sử dụng 9 bài. Hầu như đều nổi trội lên 2 thể loại chủ yếu là Hò và Lý, kể cả những bài viết mang tính tổng quan về vùng dân ca này.
Trang thơ các nhà báo
Những khoảng lặng giữa các bản tin thời sự, giữa các dòng ký sự đôi khi không phải là những cái thở phào nhẹ nhõm của một nhà báo vừa xong phận sự với toà soạn. Những khoảng lặng ấy nhiều khi cháy lên những trăn trở sáng tạo mới, với những chiêm nghiệm thơ ca như là một cứu cánh khác của cuộc sống. Nhân Ngày Nhà báo Việt Nam 21.6, Tạp chí Sông Hương xin chúc các đồng nghiệp thêm một tuổi nghề với nhiều thành công mới. Nhân đây, Sông Hương xin giới thiệu một số sáng tác của các nhà báo: Trần Tuấn, Hồ Việt Khuê (báo Tiền Phong), Bùi Long (báo Thanh Niên), Văn Công Toàn (Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế), Trần Vũ Long, Lương Ngọc An (báo Văn nghệ), Nguyễn Hồng Hạnh (báo Thừa Thiên Huế).
Thanh đàm về An Thường công chúa
LÊ QUANG THÁIXem chừng cái cổng gỗ vừa bình dị vừa cổ kính ở đường Nguyễn Công Trứ có tiền thân là đường Chợ Cống, trong khoảng hơn 100 năm trở lại, lần lượt thay đổi địa chỉ theo một loạt mã số 21, 27, 29, 31, 33, 47, 63... như đã nói lên tiếng lòng của dân gian trước tốc độ phát triển nhanh chóng của đô thị Huế.
FESTIVAL NGHỀ TRUYỀN THỐNG HUẾ 2009:
CUỘC HỘI TỤ CỦA GỐM SỨ, PHÁP LAM VÀ SƠN MÀI BÊN BỜ SÔNG HƯƠNGXUÂN ANVới chủ đề “Nghề truyền thống - bản sắc và phát triển” Festival nghề truyền thống Huế 2009 được diễn ra từ 12 - 14/6/2009 tại thành phố Huế. Đây sẽ là cuộc trưng bày Gốm sứ, Sơn mài và Pháp lam lớn nhất từ trước đến nay; là nơi hội tụ, gặp gỡ của các họa sĩ, nghệ nhân và thợ lành nghề Gốm sứ, Pháp lam và Sơn mài ba miền bên dòng sông Hương thơ mộng.
Trang 1/2