Tạp chí Sông Hương - Số 178 (tháng 12)
...sự chộp bắt thời giancó thể nhìn thấy qua sự đổi thay của các tấm hình theonăm thángrồi tôi sẽ đến tuổi sáu mươi, các chân dung ố vàngthực tại của tôisẽ chỉ còn là sự sở hữu các giấc mơ không bao giờ đạt được
...Cuộc sống cứ mênh mông...Có cái gì yên lặng thế?Ngày mai là "Dâu bể"Con người biết lặn lội với "Bể dâu"...
THÁI BÁ TÂN…Con chim hung dữ màu đen là trọng tâm của bức tranh, được ông giành hết tâm sức miêu tả rất sống động. Trong tranh, nó đang bám chân vào ngực Prômêtê, xoè hai cánh giữ thăng bằng, chiếc mỏ khoặm ngậm một miếng tim vừa moi từ lồng ngực khổng lồ của chàng…
PHƯƠNG HÀ (truyện ký)Cho anh em trong phân đội trở về các vị trí giấu quân xong thì trời cũng vừa sáng. Đang giăng võng để ngủ lấy sức sau một đêm trinh sát, tôi chợt nhớ phải đến thăm Hoà vì Hoà sắp đến ngày sinh nở. Chúng tôi đang ở ngay làng của mình nhưng làng không còn nhà, dân bị giặc lùa đi hết, muốn tìm nhau thì phải tìm đến những căn hầm.
ĐẶNG TIẾN (Đọc Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)Một tờ báo ở ngoài nước đã giới thiệu bốn cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mới xuất bản. Dĩ nhiên là một bài báo không thể tóm lược được khoảng 1700 trang hồi ký viết cô đúc, nhưng cũng lảy ra được những đặc điểm, ý chính và trích dẫn dồi dào, giúp người đọc không có sách cũng gặt hái được vài khái niệm về tác phẩm.
PV: Là một nhà văn nổi tiếng với những tập truyện ngắn Người sông Hương, Làng thức... và các tiểu thuyết Ngoại ô, Dòng sông phẳng lặng (3 tập), Phía ấy là chân trời... những đứa con tinh thần của anh ra đời gần như tập trung liên tục trong khoảng hơn mười năm (trước và sau 1975). Trừ một số bài viết ngắn đăng ở báo và tạp chí, nếu tôi không nhầm thì, tác phẩm gần đây nhất của anh, tiểu thuyết Phía ấy là chân trời, hình như xuất bản từ năm 1988? Tại sao anh "dừng lại" đột ngột và lâu như vậy?Tô Nhuận Vỹ (TNV): Với lý do gì đi nữa thì việc "tịt đẻ" lâu như vậy cũng là chuyện chẳng hay gì đối với một nhà văn. Trong thời gian tôi "tạm dừng" đó, nhiều tác giả bạn bè tôi đã lao động miệt mài, "đẻ" hàng chục "đứa con tinh thần" rồi đó.
NGUYỄN ĐÌNH SÁNGNăm 1975, lần đầu tiên tôi gặp nhạc sỹ Trần Hoàn tại Hà Nội. Lúc đó, tôi đang an dưỡng tại Ban thống nhất Trung ương và có ý định xin về Huế công tác. Nhà thơ Cù Huy Cận Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin lúc bấy giờ đã bảo tôi đến gặp nhạc sỹ Trần Hoàn để trình bày nguyện vọng. Anh tiếp tôi với một ngôn ngữ hết sức dân dã, mang đậm chất miền trung. Anh hỏi: “Mi quê mô?” Tôi thưa cùng anh: “Em người Quảng Trị.” Anh hỏi tiếp: “Rứa mi học cái chi?” Tôi thưa: “Em học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội.” Anh nheo mắt cười và trả lời: “Đồng ý! Lên Bộ Văn hoá làm quyết định rồi về công tác. Trong miềng chừ nhiều việc lắm...”.
NGUYỄN TRỌNG TẠOTôi biết nhạc sĩ Trần Hoàn vĩnh biệt cõi trần vào lúc 5 giờ 6 phút ngày 23 tháng 11 tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, nhờ cú điện thoại của một nhà báo gọi đến đặt bài. Đã mấy hôm nay biết ông hôn mê sâu, khó qua khỏi mệnh trời, nhưng khi nghe tin ông qua đời, tôi vẫn chưa tin là ông đã mất.
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO (Đọc tập truyện ngắn “Trà thiếu phụ” của nhà văn Hồng Nhu – NXB Hội Nhà văn 2003)Tôi đã được đọc không ít truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu và hầu như mỗi tập truyện đều để lại trong tôi không ít ấn tượng. Trải dài theo những dòng văn mượt mà, viết theo lối tự sự của nhà văn Hồng Nhu là cuộc sống muôn màu với những tình cảm thân thương, nhiều khi là một nhận định đơn thuần trong cách sống. Nhà văn Hồng Nhu đi từ những sự việc, những đổi thay tinh tế quanh mình để tìm ra một lối viết, một phong cách thể hiện riêng biệt.
NGUYỄN XUÂN HOÀNG Bút ký...Bảy trăm năm trở về với Đại Việt, lịch sử đèo Hải Vân đã dày lên cùng với lịch sử nước Việt. Đó là những trang sách được viết bằng mồ hôi, máu và số phận của cả một dân tộc. Ngày Huyền Trân đi qua cửa Tư Dung (Tư Hiền ngày nay), nàng đã nhìn thấy gì nếu không phải là con ngựa trắng tung bờm lao ra biển đông, và đèo Hải Vân cao mịt mùng đã lặng lẽ đưa một Chiêu Quân vì nước non ngàn dặm ra đi. Cuộc vu qui nhiều nước mắt ấy theo tôi là trang sử đầu tiên của đèo Hải Vân. Để sau đó nơi hiểm trở này đã tiễn chân Cao Bá Quát, cái ngày ông đi giang hồ rèn chí, con chim hồng quì chân uống nước sông Trà mà vọng về phương Bắc lòng tha thiết nhớ quê...