Tạp chí Sông Hương - Số 182 (tháng 4)
YAMAGUTI OSAMUTháng Giêng năm 1994, trong lúc đang còn ngất ngây hương vị Tết, thì đột nhiên điện thoại và fax từ Paris đến tới tấp. Đó là vì UNESCO đã nhận lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam để mở một Hội nghị Quốc tế thảo luận về vấn đề nên làm gì và cái gì có thể làm được để bảo tồn và phát huy tài sản văn hoá vô hình của Việt Nam, vì vậy họ muốn mời tôi tham gia hội nghị và đưa ra đề nghị cụ thể. Ông Tokumaru Yosihiko (giáo sư của Đại học Nữ Ochanomizu, lúc đó còn là Trưởng khoa của Khoa Văn hoá- Giáo dục) cũng nhận được lời mời như vậy, nên tôi đã liên lạc với ông và cả hai quyết định nhận lời mời này.
VIỆT HÙNGCuộc toạ đàm với chủ đề Sự cần thiết phải thành lập nhạc viện ở Huế vừa diễn ra vào ngày 10/3/2004. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ của Trại sáng tác khí nhạc dân tộc và phê bình lý luận âm nhạc, do Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam Thừa Thiên Huế phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức từ 9/3 đến 17/3/2004.
THÂN VĂNSau hơn 2 tháng phát động và 9 ngày chính thức dự trại (từ ngày 09 đến 17/3/2004), với 14 tác phẩm khí nhạc dân tộc và 5 tác phẩm lý luận phê bình âm nhạc của 17 nhạc sĩ có mặt tham dự trại. Lễ bế mạc chiều ngày 17/3/2004 Trại sáng tác khí nhạc dân tộc & lý luận phê bình âm nhạc tại Huế đã gây được ấn tượng tốt đẹp và những tín hiệu đáng mừng trong lòng nhân dân Cố Đô. Điều đáng nói là các nhạc sĩ của Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh đã gặp nhau từ một ý tưởng sáng tạo chủ đạo là nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị của di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu ở Huế, góp phần định hướng cho mô hình và mục tiêu đào tạo của Nhạc viện Huế trong tương lai.
HOÀNG CÔNG KHANHCó một thực tế: số các nhà văn cổ kim đông tây viết tiểu thuyết lịch sử không nhiều. Ở Việt Nam càng ít. Theo ý riêng tôi nguyên nhân thì nhiều, nhưng cơ bản là nhà văn viết loại này phải đồng thời là nhà sử học, chí ít là có kiến thức sâu rộng về lịch sử. Cũng nhiều trường hợp người viết có đủ vốn liếng cả hai mặt ấy, nhưng hoặc ngại mất nhiều công sức để đọc hàng chục bộ chính sử, phải sưu tầm, dã ngoại, nghiên cứu, đối chiếu, chọn lọc hoặc đơn giản là chưa, thậm chí không quan tâm đến lịch sử.
Phạm Xuân Trường - Đức Sơn - Hoàng Quý - Hoàng Niên
NGUYỄN TRƯỜNGLàng Hạ nằm phía hạ nguồn sông La Ngà. Đất chật. Người đông. Đói nghèo thành nếp. Hồi hai bên đánh nhau, nơi đây là vùng địch hậu. Giải phóng hơn chục năm mà làng Hạ đói nghèo vẫn hoàn nghèo đói. Không ít người bỏ làng đi xa chẳng thèm ngoái cổ nhìn lại. Vậy mà hơn mười năm lại đây, nhờ vực dậy cái nghề tơ tằm truyền thống vốn có từ xưa, làng Hạ đang trở thành một làng nghề giàu có nhất nhì trong vùng. Nhà cũ lỗi thời phá đi xây mới. Đường làng bùn lầy được thay bê-tông. Trường tiểu học tranh tre nứa lá hồi nào nay lên hai tầng. Điện lưới dọc ngang khắp làng đã đẩy năng suất ươm tơ kéo sợi lên cao chưa từng thấy. Chất lượng tơ tằm đạt chuẩn xuất khẩu. Hàng bán chạy hơn cả tôm tươi. Thu nhập người dân ngày một cao.
HOÀNG QUỐC HẢI Bút kýVì sao khi Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) được nước, cung điện nơi thành Hoa Lư các vua Đinh, vua Lê dựng như “điện Bách Bao thiên tuế, cột điện dát vàng, dát bạc làm nơi coi chầu, bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân lại dựng điện Long Lộc, lợp bằng ngói bạc...”, lâu đài điện các như thế, tưởng đã đến cùng xa cực xỉ.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG Tặng Đỗ Lai ThuýChủ nghĩa hiện đại là kết quả của những nỗ lực hiện đại hoá đời sống và tư duy xẩy ra từ những năm cuối của thế kỷ XIX, ở Châu Âu. Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên, của triết học, xã hội học và tâm lí học đã tác động đến cách nghĩ của con người hiện đại trước các vấn đề về tồn tại, đạo đức, tâm lí. Tư tưởng của Nietzsche, Husserl, hay Freud không chỉ ảnh hưởng đến tư duy hiện đại mà tiếp tục được nhắc đến nhiều ở thời hậu hiện đại.
Sinh năm 1953 tại Huế. Hiện nay sinh sống, làm báo tại TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
KIM QUYÊNSinh năm 1953 tại Thừa Thiên (Huế), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế năm 1976, sau đó về dạy học ở Khánh Hoà (Nha Trang) hơn 10 năm. Từ năm 1988 đến nay, nhà thơ xứ Huế này lại lưu lạc ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục làm thơ và viết báo. Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện nay là biên tập viên Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật của Sở Thông tin Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh.
NGÔ MINHGió nồm Tặng Hoàng Vũ Thuật
JEAN-CLAUDE GUILLEBAUDLà một nhà báo - nhà văn Pháp thuộc “thế hệ Việt Nam”, thế hệ những người Pháp mà dấu ấn của cuộc chiến Đông Dương đã và sẽ in đậm trong suốt cuộc đời. Ông có mặt ở Việt Nam vào nhiều mốc lịch sử trước 1975, và từ đó ý định trở lại đất nước Việt Nam vẫn luôn thôi thúc ông. Cuốn “Cồn Tiên” được viết sau chuyến đi Việt Nam từ Nam chí Bắc của ông năm 1992. Bản Công-xéc-tô vĩnh biệt này, có thể nói, nó là nỗi ám ảnh của người pháp về Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Hiện Guillebaud đang công tác tại Nhà Xuất bản Le Seuil (Paris).
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGKhao khát, đinh ninh một vẻ đẹp trường tồn giữa "cuộc sống có nhiều hư ảo", Vú Đá, phải chăng đó chính là điều mà kẻ lãng du trắng tóc Nhất Lâm muốn gửi gắm qua tập thơ mới nhất của mình? Bài thơ nhỏ, nằm nép ở bìa sau, tưởng chỉ đùa chơi nhưng thực sự mang một thông điệp sâu xa: bất kỳ một khoảnh khắc tuyệt cảm nào của đời sống cũng có thể tan biến nếu mỗi người trong chúng ta không kịp nắm bắt và gìn giữ, để rồi "mai sau mang tiếng dại khờ", không biết sống. Cũng chính từ nhận thức đó, Nhất Lâm luôn là một người đi nhiều, viết nhiều và cảm nghiệm liên tục qua từng vùng đất, từng trang viết. Câu chữ của ông, vì thế, bao giờ cũng là những chuyển động nhiệt thành nhất của đời sống và của chính bản thân ông.
THANH THẢOThăm vườn nhà bạn Tặng Trần Vàng Sao
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP Một ngày kia, cát bụi vùng Hoan Diễn đã sinh tạo một “kẻ ham chơi”. Y cứ lãng đãng trong đời như một khách giang hồ mang trái tim nhạy cảm, một trái tim đầy nhạc với những đốm lửa buồn. Để rồi sau những cuộc say tràn cung mây, khi dòng cảm hứng chợt bùng lên từ những vùng u ẩn nằm sâu trong cõi nhớ, những giai âm ùa về như những luồng điện làm vỡ òa bí mật: có thương có nhớ có khóc có cười- có cái chớp mắt đã ngàn năm trôi. Đây là những câu thơ khép lại một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Trọng Tạo: Đồng dao cho người lớn(1).
Sao bỗng muốn quăng cả hồn lẫn bútCái cây bút nhẹ tênh mà vương nợ chi màNhưng cứ mãi vậy thôi, mãi còng lưng cõng bútTừng bước nhọc nhằn rút ngắn dặm trời xa...
NGÔ TỰ LẬPCó lẽ tôi đã ngủ rất lâu trước khi bị lay dậy một cách dữ dội. Tôi cố nằm thêm, mặc dù đó không phải là thói quen của một người lính cũ. Thường thì tôi bật dậy ngay. Trước khi tôi vào lính, cha tôi, một đại tá từng trải ba cuộc chiến tranh, chỉ dặn mỗi một câu: “Hãy chồm dậy ngay tiếng còi báo động đầu tiên!”. Lời dạy của ông tôi làm theo trong suốt thời gian tại ngũ và cả khi giải ngũ. Nhưng có những lúc ta không làm chủ được mình. Tôi thấy mình đau ê ẩm và phải một lúc khá lâu sau tôi mới chậm chạp mở mắt.
PHẠM THỊ CÚCTừ những ngày thơ bé còn cắp sách đến trường cho đến khi đã bước vào đời, con cái đã khôn lớn và trưởng thành, trong ký ức của tôi vẫn luôn lưu giữ những hình ảnh sinh động và kỳ diệu của hàng ngàn con cò trắng rợp cả cánh đồng bát ngát, những cánh rừng và vườn cây trĩu nặng vô vàn chim chóc, hình ảnh chim cò thân thiết đậu cả trên vai người, trên đầu người, quẩn dưới chân người... là chuyện của Vùng Đồng tháp Mười qua những trang viết hấp dẫn của các nhà văn Sơn Nam và Đoàn Giỏi.
Tên thật: Mai Linh Sinh năm: 1959, nơi sinh: Thanh HoáBút danh: Mai Linh, Mai Tài MinhThể loại: Thơ, văn học dịch