Tạp chí Sông Hương - Số 184 (tháng 6)
NGUYỄN THỤY KHANhà thơ Quang Dũng đã tạ thế tròn 15 năm. Người lính Tây Tiến tài hoa xưa ấy chẳng những để lại cho cuộc đời bao bài thơ hay với nhịp thơ, thi ảnh rất lạ như "Tây Tiến", "Mắt người Sơn Tây"... và bao nhiêu áng văn xuôi ấn tượng, mà còn là một họa sĩ nghiệp dư với màu xanh biểu hiện trong từng khung vải. Nhưng có lẽ ngoài những đồng đội Tây Tiến của ông, ít ai ở đời lại có thể biết Quang Dũng từng viết bài hát khi cảm xúc trên đỉnh Ba Vì - quả núi như chính tầm vóc của ông trong thi ca Việt Nam hiện đại. Bài hát duy nhất này của Quang Dũng được đặt tên là "Ba Vì mờ cao".
VÕ VĨNH KHUYẾN Tiểu luận nhằm tìm hiểu thành tựu thơ ca trong khoảng 16 tháng giữa 2 cột mốc lịch sử (19.8.1945 - 19.12.1946). Bởi khi phân chia giai đoạn văn học nói chung (thơ ca nói riêng) trong tiến trình lịch sử văn học, các công trình nghiên cứu, các giáo trình ở bậc Đại học - Cao đẳng và sách giáo khoa trung học phổ thông hiện hành, không đặt vấn đề nghiên cứu thơ ca (cũng như văn học) nói riêng trong thời gian này. Với một tiêu đề chung "Văn học kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954". Đây là nguyên do nhiều sinh viên không biết đến một bộ phận văn học, trong những năm đầu sau cách mạng.
HỒ THẾ HÀ1. Diễn đàn thơ được tổ chức trên đất Huế lần này gắn với chương trình hoạt động của lễ hội Festival lần thứ 3, tự nó đã thông tin với chúng ta một nội dung, tính chất và ý nghĩa riêng. Đây thực sự là ngày hội của thơ ca. Đã là ngày hội thì có nhiều người tham gia và tham dự; có diễn giả và thính giả; có nhiều tiếng nói, nhiều tấm lòng, nhiều quan niệm trên tinh thần dân chủ, lấy việc coi trọng cái hay, cái đẹp, cái giá trị của nghệ thuật làm tiêu chí thưởng thức, trao đổi và tranh luận. Chính điều đó sẽ làm cho không khí ngày hội thơ - Festival thơ sẽ đông vui, phong phú, dân chủ và có nhiều hoà âm đồng vọng mang tính học thuật và mỹ học mới mẻ như P.Valéry đã từng nói: Thơ là ngày hội của lý trí (La poésie est une fête de l'intellect).
THẠCH QUỲThơ đi với loài người từ thủa hồng hoang đến nay, bỗng dưng ở thời chúng ta nứt nẩy ra một cây hỏi kỳ dị là thơ tồn tại hay không tồn tại? Không phải là sự sống đánh mất thơ mà là sự cùn mòn của 5 giác quan nhận thức, 6 giác quan cảm nhận sự sống đang dần dà đánh mất nó. Như rừng hết cây, như suối cạn nước, hồn người đối diện với sự cạn kiệt của chính nó do đó nó phải đối diện với thơ.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
NGUYỄN VĨNH NGUYÊNNhững năm gần đây, người ta tranh luận, ồn ào, khua chiêng gõ mõ về việc làm mới văn chương. Nhất là trong thơ. Nhưng cái mới đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau những cuộc tranh luận toé lửa rốt cục vẫn là: hãy đợi đấy, lúc nào đó, sẽ... cãi tiếp...
PHẠM THỊ ANH NGABài này nhằm giới thiệu một vài nét về diện mạo thi ca Pháp và một số hoạt động liên quan đến thơ trong xã hội Pháp những năm gần đây.
(Trích) Lê Mỹ Ý: Thưa ông, đã từng là "Người đi tìm mặt " trong thơ, đến bây giờ ông đã tìm được khuôn mặt của mình chưa?Hoàng Hưng: Tôi thấy rằng cái mặt của tôi, bản thân cái mặt đó nó cũng không phải là một cái mặt và cũng không phải là bất biến qua thời gian, ngay cả trong từng lúc nó cũng không chỉ là một cái mặt mà nó có đến vài cái mặt. Qua thời gian lại càng có sự diễn biến. Việc đi tìm cái mặt của bản thân thực ra có những người không bao giờ thấy cả, tức là không biết mình như thế nào.
TRẦN VĂN LÝAi sản xuất lốp cứ sản xuất lốp. Ai làm vỏ cứ làm vỏ. Ai làm gầm cứ làm gầm. Nơi nào sản xuất máy cứ sản xuất máy. Xong tất cả được chở đến một nơi để lắp ráp thành chiếc ô tô. Sự chuyên môn hoá đó trong dây chuyền sản xuất ở châu Âu thế kỷ trước (thế kỷ 20) đã khiến cho nhiều người mơ tưởng rằng: Có thể "sản xuất" được thơ và sự "mơ tưởng" ấy vẫn mãi mãi chỉ là mơ tưởng mà thôi!
Đỗ Hoàng Hạnh - Nguyễn Loan - Trần Thị Thu Huề - Phạm Minh Giang
ANH DŨNGLTS: Kết hợp tin học với Hán Nôm là việc làm khó, càng khó hơn đối với Phan Anh Dũng - một người bị khuyết tật khiếm thính do tai nạn từ thuở còn bé thơ. Bằng nghị lực và trí tuệ, anh đã theo học, tốt nghiệp cử nhân vật lý lý thuyết trường Đại học Khoa học Huế và thành công trong việc nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh bộ Phần mềm Hán Nôm độc lập, được giải thưởng trong cuộc thi trí tuệ Việt Nam năm 2001.Sông Hương xin giới thiệu anh với tư cách là một công tác viên mới.
HOÀNG VŨ THUẬTChúng ta đã có nhiều công trình, trang viết đánh giá nhận định thơ miền Trung ngót thế kỷ qua, một vùng thơ gắn với sinh mệnh một vùng đất mà dấu ấn lịch sử luôn bùng nổ những sự kiện bất ngờ. Một vùng đất đẫm máu và nước mắt, hằn lên vầng trán con người nếp nhăn của nỗi lo toan chạy dọc thế kỷ. Thơ nảy sinh từ đó.
SƠN TÙNGLTS: Trong quá trình sưu tầm, tuyển chọn bài cho tập thơ Dạ thưa Xứ Huế - một công trình thơ Huế thế kỷ XX, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các nhà thơ lớn đương thời khắp cả nước đều tới Huế và đều có cảm tác thơ. Điều này, khiến chúng tôi liên tưởng đến Bác Hồ. Bác không những là Anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một nhà thơ lớn. Các nhà thơ lớn thường bộc lộ năng khiếu của mình rất sớm, thậm chí từ khi còn thơ ấu. Vậy, từ thời niên thiếu (Thời niên thiếu của Bác Hồ phần lớn là ở Huế) Bác Hồ có làm thơ không?Những thắc mắc của chúng tôi được nhà văn Sơn Tùng - Một chuyên gia về Bác Hồ - khẳng định là có và ông đã kể lại việc đó bằng “ngôn ngữ sự kiện” với những nhân chứng, vật chứng lịch sử đầy sức thuyết phục.
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
BÙI QUANG TUYẾNThơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng dáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ , Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v.v... Đồng thời, Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây rất nhiều ý kiến khác nhau trong giới phê bình, nghiên cứu và độc giả theo từng thời kỳ lịch sử xã hội, cho đến bây giờ việc đánh giá vẫn còn đặt ra sôi nổi. Với phạm vi bài viết này, chúng tôi điểm lại những khái niệm về Thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ của các bậc thầy đi trước và tìm câu trả lời cho là hợp lý trong bao nhiêu ý kiến trái ngược nhau.
DƯƠNG UÝ NHIÊN (Trung Quốc)Tôi không thể thay đổi được thói quen gần gũi với cô ấy nên đành trốn chạy ra nước ngoài. Tôi đã gặp được em. Khi đăng tác phẩm “Không thể chia lìa” trên một tạp chí xa tít tắp và dùng bút danh, tôi cho rằng mình không một chút sơ hở. Tôi nhận tiền nhuận bút và mua hai chai rượu quý nồng độ cao trên đường trở về. Tôi muốn nói với em điều gì đó nhân kỷ niệm ngày cưới.
Tháng 4 năm 1988, khi đang chữa bệnh ở chùa Pháp Hoa (Đồng Nai), trong một bức thư gửi bạn, nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm sự rằng ông vẫn thèm viết tiếp một bài về vấn đề “Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước” Nhưng rồi bệnh ngày càng nặng khiến ông cho đến khi qua đời đã không thực hiện xong dự định. Tuy vậy đồng nghiệp và bạn đọc vẫn may mắn được biết ý kiến căn bản của ông về vấn đề này.
MẠNH LÊ Thơ ca hiện đại Việt Nam thế kỷ XX đã thu được những thành tựu to lớn đóng góp vào sự phát triển của lịch sử thơ ca dân tộc. Đặc biệt từ ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thay thế chế độ phong kiến thực dân hơn trăm năm đô hộ nước ta cùng với khí thế cách mạng kháng chiến cứu nước theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 12 năm 1946 đã thổi vào đời sống văn học một luồng sinh khí mới để từ đó thơ ca hiện đại Việt Nam mang một âm hưởng mới, một màu sắc mới.
Sinh năm: 1949Quê quán: Lệ Thuỷ, Quảng BìnhTốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du (Khoá 1)Hội viên Hội Nhà văn Việt NamUỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam
NGUYỄN KHẮC PHÊAnh Hoài Nguyên, người bạn chiến đấu của nhà văn Thái Vũ (tức Bùi Quang Đoài) từ thời kháng chiến chống Pháp, vui vẻ gọi điện thoại cho tôi: “Thái Vũ vừa in xong TUYỂN TẬP đó!...” Nhà văn Thái Vũ từng được bạn đọc biết đến với những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ như “Cờ nghĩa Ba Đình” (2 tập - 1100 trang), bộ ba “Biến động - Giặc Chày Vôi”, “Thất thủ kinh đô Huế 1885”, “Những ngày Cần Vương” (1200 trang), “Thành Thái, người điên đầu thế kỷ” (350 trang), “Trần Hưng Đạo - Thế trận những dòng sông” (300 trang), “Tình sử Mỵ Châu” (300 trang)... Toàn những sách dày cộp, không biết ông làm “tuyển tập” bằng cách nào?