Tạp chí Sông Hương - Số 190 (tháng 12)
Chùm thơ Tommy Olofsson
LTS: TOMMY OLOFSSON (1950) là một trong những nhà thơ "sung mãn" nhất Thụy-Điển hiện nay, tác giả bảy tập thơ (tính đến 1991). Ông còn là một chuyên gia về James Joyce, có bằng tiến sĩ văn chương của đại học Lund, tác giả hoặc người biên tập nhiều công trình biên khảo, và nhà phê bình văn nghệ nổi tiếng của nhật báo Thụy Điển Svenska Dagbladet. Bản dịch Thơ nguyên sơ dưới đây dựa theo bản Anh văn của Jean Pearson: Elemental Poems (White Pine Press, N.Y. 1991)
Thơ Sông Hương 12-2004
Lâm Thị Mỹ Dạ - Diễm Châu - Nguyễn Thị Thái - Lê Anh Dũng - Lưu Ly - Nguyễn Hữu Quý - Lê Viết Xuân - Duy Từ - Trần Hữu Lục - Phan Văn Chương - Lâm Bằng
Minh ơi            Gửi hương hồn em tôi
Trang thơ của các nhà thơ cựu chiến binh
Trương Vĩnh Tuấn - Bùi Minh Quốc - Lê Lâm Ứng - Nguyễn Quang Hà - Châu Nho
Trạng của tôi
ĐINH DUY TƯ         Truyện ngắn “Chỉ vì thằng Mỹ, tao mới đến nông nỗi này. Ví như không có hắn, tao thành trạng lâu rồi”.Đó là tuyên ngôn của một trạng lính. Vâng! Hắn tên là Nguyễn Đăng Lính ở cùng làng với tôi. Hai đứa nhập ngũ một ngày, nhưng ngành nghề có khác nhau.
Tình yêu dâng hiến trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường
TRẦN ANH PHƯƠNGCầm trên tay tập thơ "Người hái phù dung" của Hoàng Phủ Ngọc Tường tôi như đọc với chính mình giữa đêm khuya lặng lẽ bên ngọn đèn. Cảm nhận đầu tiên về thơ anh không phải thơ để đọc giữa chốn đông người hay ở trong hội trường lớn, thơ anh chỉ đến với người đọc khi chỉ còn lại một mình đối diện với chính mình, tìm lại mình trong những con chữ lan toả như từng đợt sóng, xâm chiếm choáng ngợp lòng người...
Cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ đảo Cồn Cỏ trong những năm chống Mỹ
TRẦN KIM HỒĐảo Cồn Cỏ là vọng gác tiền tiêu, là con mắt của Vĩnh Linh - khu Vĩnh Linh là tiền đồn của miền Bắc XHCN, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam; do đó đảo Cồn Cỏ có vị trí vô cùng quan trọng, mặc dù diện tích chỉ có 4km2. Mât Cồn Cỏ, miền Bắc XHCN trực tiếp bị uy hiếp, nhất là vào lúc nguỵ quyền Ngô Đình Diệm không ngớt hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến; đế quốc Mỹ từng trắng trợn tuyên bố biên giới Hoa kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17.
Trận đại thắng Điện Biên trong âm nhạc
NGUYỄN THỤY KHATừ sau "Đề cương văn hóa" của Đảng ra đời năm 1943 sáu chữ "Dân tộc - khoa học - đại chúng" đã trở thành tâm niệm của những chiến sĩ cách mạng làm công tác văn hóa. Song ngay cả khi Cách mạng tháng Tám thành công, rồi cả dân tộc bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến thì cho đến trước chiến dịch Điện Biên, chữ "Dân tộc' trong "Đề cương văn hóa" vẫn chỉ được các nghệ sĩ khai thác ở những vốn cổ của người Kinh, trong đó có nghệ thuật âm nhạc.
TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, 60 năm qua là một chặng đường đặc biệt. Chưa bao giờ dân tộc ta phải đương đầu với nhiều thử thách đến như thế, phải chiến đấu và chiến thắng nhiều kẻ thù đến như thế. Pháp rồi Nhật, Tưởng và Anh; hết Mỹ đến Khơmer “đỏ”... Kẻ thù và đau khổ nhiều đến mức tưởng chừng như đất nước Việt Nam được tạo hoá sinh ra là để cho các loại kẻ thù nhòm ngó, tìm mọi cách thôn tính.
Kho báu
LTS: KHO BÁU là tiểu thuyết tâm lí xã hội, viết về những người lính sau chiến tranh và thời kỳ đầu đổi mới. Nội dung tư tưởng đề cao phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của những người lính “bộ đội cụ Hồ” cả trong quá khứ của chiến tranh khốc liệt cũng như trong xây dựng hoà bình với không ít khó khăn, thách thức của cạm bẫy và cám dỗ đời thường. Cốt truyện tập trung vào việc phản ánh và giải quyết mâu thuẫn giữa các mối quan hệ phức tạp của các nhân vật trong và ngoài hai gia đình ông Thanh - một đại tá QĐNDVN, và gia đình ông Trường - một trung tá ngụy quân Sài Gòn cũ. Sông Hương trích đăng giới thiệu với bạn đọc chương V trong tiểu thuyết này.-TCSH -
Đọc lại tiểu thuyết “Người người lớp lớp”
TÔN PHƯƠNG LANCũng như những nhà văn mặc áo lính thuộc thế hệ đầu và tờ tạp chí Văn nghệ quân đội của họ, Trần Dần là một tên tuổi quen thuộc mà gắn với tên tuổi ông là cuốn tiểu thuyết Người người lớp lớp. Là một học sinh thành phố, khi Cách mạng tháng Tám thành công, 19 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng rồi đầu quân tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động văn nghệ.
Hai người đàn bà “nổi loạn“ của thập kỷ 1960
TÔ HOÀNGBạn chắc không thể không biết đến đến hai tên tuổi này: Brigitte Bardot và Francoise Sagan. Vẫn mãi còn đó những hình tượng khó quên mà Brigitte Bardot dành cho màn ảnh, những trang sách khó quên mà Francoise Sagan dành cho văn học. Hai người sinh ra cùng thời, nhưng với tháng Chín năm 2004 này nếu chúng ta chúc mừng Brigitte tròn 70 tuổi, thì lại đau đớn, nuối tiếc vĩnh biệt Francoise Sagan ra đi ở tuổi 69...
“Tháp nghiêng” và nỗi ám ảnh bởi “Đám mây lơ lửng”
ĐỖ NGUYỄN VIỆT TƯ         (Nhân đọc thơ Hoàng Vũ Thuật)Trong con người cũng như trong vũ trụ luôn luôn hiện diện một mâu thuẫn bất biến, nhờ cái khối mâu thuẫn này mà nó tồn tại, phát triển và trở nên thống nhất. Con người luôn đi tìm chính mình trong một cuộc phiêu lưu vô định, không bao giờ bằng lòng với những cái đã có, bản ngã lúc nào cũng thôi thúc sáng tạo để tìm ra cái mới. Nhà thơ luôn đồng hành với cuộc phiêu lưu của những con chữ để đi đến những miền đất lạ, những vùng cảm xúc.
Một bài thơ bay xa
NGUYỄN KHOA BỘI LANSau mấy tháng mưa tầm tã và lạnh thấu xương, qua đầu tháng chạp âm lịch, toàn khu Hạ Lào bắt đầu tạnh. Mặt trời lại hiện ra đem ánh sáng sưởi ấm những khu rừng bạt ngàn từ Trường Sơn lượn xuống. Ở các suối nước không còn chảy như thác đổ, ở Xê Công dòng nước cũng đã trở lại hiền hòa. Các con đường lớn, đường nhỏ bắt đầu khô ráo.
Người con đồng bệnh tương liêu của Văn Cao
Cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao luôn là những bí ẩn đối với hậu thế. Ai sẽ là người dựng lên được một Văn Cao - một trong những tượng đài của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20, nhưng cũng là một con người của cuộc đời thực với những vui buồn, đớn đau, hạnh phúc...?
Cuộc đối đầu văn hóa hai bờ Hiền Lương
NGÔ MINHTừ tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ ký kết cho đến cuối năm 1964 đôi bờ giới tuyến Hiền Lương lặng im tiếng súng, nhưng đây là 11 năm diễn ra cuộc đối đầu văn hóa nóng bỏng, quyết liệt nhất giữa ta và địch.
Trách nhiệm cộng đồng - nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Ta-ôi.
NGUYỄN THỊ SỬU Cư trú trên dãy núi Trường Sơn kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Trị của lãnh thổ nước ta, dân số Ta-Ôi chỉ 34.960 người (theo Tổng điều tra dân số 1/4/1999) và ít được biết đến. Nhưng khi đi sâu vào đời sống văn hóa, chúng ta mới thấy sự kỳ thú, kỳ vĩ của dân tộc này. Với tư cách là một thành viên bản địa của cộng đồng tộc người Ta-Ôi và sau một chuyến khảo sát điền dã khắp 21 xã, thị trấn của huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, chúng tôi phát hiện ra một nét văn hóa đặc sắc có tính truyền thống của dân tộc Ta-Ôi. Đó là Trách nhiệm cộng đồng.
Nấm mồ thứ sáu
HOÀNG BÌNH TRỌNGGập tấm bản đồ địa hình lại và vừa kịp đút vào xà cột, thì trung uý Trương Đình Hùng nghe có tiếng chân người lội bì bọp dưới suối. Lách mình ra phía sau cái trụ chằng phủ đầy dây hoa lạc tiên, anh thấy một người đàn ông trạc ngoại ngũ tuần, cao lớn, vẻ mặt thô tháp, cõng chiếc ba lô cóc phồng căng từ dưới dốc bươn bả trèo lên.
Huế của mệ Quyền
PHẠM PHÚ PHONGĐúng vào dịp Huế chuẩn bị cho Festival lần thứ III năm 2004, Vĩnh Quyền cho tái bản tập ký và truyện Huế mình, tập sách mới in trước đó chưa tròn một năm, năm 2003. Trước khi có Huế mình, Vĩnh Quyền đã có nhiều tác phẩm được bạn đọc chú ý như các tiểu thuyết lịch sử Vầng trăng ban ngày, Mạch nước trong, Trước rạng động, các tập truyện Người tử tù không chết, Người vẽ chân dung thế gian, Màu da thượng đế, tập bút ký Ngày và đêm Panduranga và tập tạp văn Vàng mai.