Tạp chí Sông Hương - Số 280 (T.6-12)
Rủ nhau đi cầu

NGUYỄN DƯ

Nói chung, dân ta thích… đi cầu. Đi nhiều kiểu, dùng nhiều cầu khác nhau. Cái thì bắc qua sông, qua lạch để lối xóm qua lại thăm hỏi nhau. Cái thì dựng trên mặt nước để ngồi ngắm mây bay rác nổi, buông xả chất chứa trong lòng. Có cái dẫn dắt vào cổng hậu công đường để thầm thì bàn tính đại sự.

Động Thiên Đường

NHỤY NGUYÊN

Cô hướng dẫn viên trẻ, giọng mềm và nhẹ, cho hay động Thiên Đường được phát hiện nhờ một người dân tộc. Từ thời điểm động được đưa vào khai thác, những hang động khác giảm hẳn lượng du khách. Người ta chỉ muốn đến thiên đường. 

Đi tìm ngọn núi thiêng

NGUYỄN VĂN DŨNG

Núi thiêng Kailas
Trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, tuy không cao như Everest (8.848m) nhưng Kailas (6.714m) là ngọn núi thiêng liêng nhất trong lòng hàng tỷ tín đồ Phật giáo, Indu giáo, Đạo Jains, và Đạo Bon.

Từ Đồng Xá, Đại Đồng đến kinh nhân Phường Đúc, Huế

NGUYỄN VĂN DẬT

Theo gia phả của thợ đúc xứ Đàng Trong để lại thì từ thời Lê Trịnh mà thợ đúc xứ Kinh Bắc ra đi theo Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp vì nhiều lý do mà trong gia phả nguyên bản bằng chữ Hán được soạn từ thời Cảnh Hưng (1740-1786), rồi tục soạn các đời tiếp Gia Long, Tự Đức đã ghi như sau:

Những bài thơ tân hình thức Mỹ

Nhà bình luận thơ Angela Saunders cho rằng, “... Nhng âm thanh trôi chảy trong một ngôn ngữ bản địa đều có nét đặc thù về mặt ngôn ngữ và không dễ dàng để dịch sang một ngôn ngữ khác. Một bài thơ được sắp đặt theo những giai điệu và âm điệu trong một ngôn ngữ bản địa, khi được dịch sang ngôn ngữ khác, sẽ mất đi sức quyến rũ của nó về mặt thẩm mỹ.”

Chiều đông bên sông Hương

Nhạc: LÊ PHÙNG
Thơ:   NGUYỄN CỬU LẬP
 

Tôi nhớ làng tôi

LÂM THỊ MỸ DẠ

 

Một số hình thức phủ định của phương ngữ Huế

TRIỀU NGUYÊN

1. Theo cách hiểu chung nhất, thì phương ngữ là biến thể theo địa phương hoặc theo tầng lớp xã hội của một ngôn ngữ. Có những biến thể thuộc ngữ âm, từ vựng và cũng có những biến thể thuộc ngữ pháp, phong cách. Hiện nay, đã có một số công trình liên quan đến nội dung đầu (nhiều nhất là từ điển phương ngữ), còn nội dung sau thì khá hiếm hoi.

Về một nỗ lực làm mới thơ Việt

VĂN GIÁ

(Đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc và những tiểu luận khác của Khế Iêm, NXB Văn học, 2011)

Những thiên sứ nổi dậy: 25 nhà thơ tân hình thức

MARK JARMAN & DAVID MASON

Cách mạng, như nhà phê bình Monroe Spears nhận xét, vốn được nuôi dưỡng từ trong cốt tủy của cá tính Hoa Kỳ. Cá tính đó đã hiển hiện đặc thù trong thi ca Hoa Kỳ hiện đại.

Trang thơ Tân Hình Thức (tt)

Nguyễn Hoạt - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Thiền Đăng - Nguyễn Hoài Phương - Nguyễn Tất Độ - Trần Vũ Liên Tâm - Đoàn Minh Hải - Lý Đợi - Hà Duy Phương - Huy Hùng - Lê Hưng Tiến - Đài Sử

Vài băn khoăn nhỏ từ Tân Hình Thức

NHÃ THUYÊN  

Hẳn nhiên, những nhà thơ thấu thị, những thi sĩ kiêu ngạo, những kẻ khổ hạnh mang khối u thơ ca trong mình; những con sói cô độc, những kẻ nhất quyết không chịu tin vào đám đông... có lí do riêng cho lựa chọn của mình, những lí do như là tiếng gọi của số phận để từ chối mọi phong trào, mọi trường phái, mọi cuộc cách mạng.

Trang thơ Tân Hình Thức

Nguyễn Thị Khánh Minh - Trầm Phục Khắc - Đặng Xuân Hường - Hồ Đăng Thanh Ngọc - Nguyên Quân - Trần Phương Kỳ - Biển Bắc - Gyảng Anh Iên - Bỉm - Nguyễn Tuệ - Inrasara

Bình luận về 'Thơ Khác'

ALEXANDER KOTOWSKE  

Trong khoảng vô số giờ phút thú vị tôi chúi mũi vào một tập thơ hoặc văn, có những lúc tôi ngẩng đầu khỏi cuốn sách hoặc ngước mắt khỏi dòng chảy nhịp nhàng của bài thơ, và tự đặt một câu hỏi mà nó đòi được giải đáp: điều gì đã buộc tôi tiếp tục; điều gì hiện hữu bên trong bài thơ khiến đôi mắt khát khao của tôi dán chặt vào những dòng dưỡng chất, năm này qua năm khác?

Phong cách tân chiết trung

LTS: Thơ Tân Hình Thức định hình hơn mười năm qua, được ghi nhận “xứng đáng là một trường phái” ... Với kỳ vọng của Tân Hình Thức sẽ đưa thơ Việt đến thật gần với đời sống, gia nhập những hoạt động chung của thế giới thi ca các ngôn ngữ khác, bởi thể thơ này có những đặc tính thuận lợi cho việc chuyển ngữ.

Văn hóa chuỗi hạt

THÍCH CHƠN THIỆN
                        Tùy bút

Kinh Pháp Cú (Dhammapada), một bản kinh phổ biến nhất trong các nước Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền (Phật giáo thế giới) ghi: “Những người có đủ 36 dòng ái dục, họ mạnh mẽ rong ruỗi theo dục cảnh, người có tâm tà kiến hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi giạt hoài”. (câu 339)

Trò chuyện với nhà Thiên văn học Trịnh Xuân Thuận: Ánh sáng trái tim và nhan sắc của giọt lệ trên mi người thiếu nữ

Nhà vật lý Thiên văn là những người “đọc” ánh sáng trong vũ trụ, lặn lội trong thiên hà để tìm về quá khứ, nhìn vào hiện tại, và đoán định được tương lai của vũ trụ, trong đó có trái đất. Có một người Việt như thế, cực kỳ nổi tiếng trong giới thiên văn học thế giới tên là Trịnh Xuân Thuận.

Mèo đi mẫu giáo

ANH THƯ

Nghé rất thích mèo. Chỉ cần được nhìn thấy con vật bé nhỏ ấy là Nghé đã mê tít rồi chứ chưa nói là chơi đùa với nó, sờ đuôi nó, vuốt bộ lông mềm mại của nó và áp sát nó vào người.

Tác phẩm mới tháng 6/2012

@ Nhà xuất bản Đại Học Huế vừa cấp giấy phép “mở hàng” cho một tập thơ của hội viên Hội Nhà văn TT. Huế: Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng.