VŨ THU TRANG
Đến nay, có thể nói trong các thi sĩ tiền chiến, tác giả “Lỡ bước sang ngang” là nhà thơ sải bước chân rong ruổi khắp chân trời góc bể nhất, mang tâm trạng u hoài đa cảm của kẻ lưu lạc.
MẠNH TIẾN
Rời Mèo Vạc về Đồng Văn, ngồi sau lưng anh xe ôm người Hmông, tôi vượt Mã Pì Lèng trong một sáng mùa hè mưa rả rích. Cung đường núi hiểm trở, liên tục gấp ngược khủy tay. Cheo leo. Một bên thăm thẳm đá, cao vun vút. Một bên hun hút sâu, những thung lũng.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Đầu năm 1942, cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới. Đến nay, cuốn sách xuất bản đúng 70 năm. Cũng trong thời gian này, ngày 4.2-2012, tại Hà Nội, Xuân Tâm nhà thơ cuối cùng trong “Thi nhân Việt Nam” đã từ giã cõi đời ở tuổi 97.
LGT: Ngày 19/5 vừa qua, nghệ sĩ Ngọc Bình đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Cùng với Nghệ sĩ Bạch Hạc, anh là một trong hai NSND đầu tiên của nghệ thuật biểu diễn tại Huế. Trong sự nghiệp hơn 40 năm qua, nghệ sĩ Ngọc Bình đã đóng trên 70 vai diễn cả kịch và điện ảnh, đồng thời là đạo diễn dàn dựng trên 100 vở bao gồm kịch và ca múa nhạc và giành được nhiều giải thưởng cao quý về nghệ thuật…
NGUYỄN ĐÌNH NIÊN
(Trích từ “Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử”, Nxb. Southeast Asian Culture and Education (SEACAEF) 2009).
Nguyễn Loan - Lê Sỹ Thạc - Vạn Lộc - Phạm Xuân Phụng - Châu Thu Hà - Đỗ Văn Khoái - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Hoàng Phương - Nguyên Tiêu
LÊ VĂN LÂN
Hằng năm cứ vào dịp 9/1 (ngày sinh viên học sinh), ngày 26/3 (ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải phóng Huế), những người hoạt động trong phong trào (người ta thường gọi là “dân phong trào”) lại họp mặt tưởng nhớ những người hi sinh, ôn lại truyền thống, chia sẻ những trăn trở trước thời cuộc và tự dặn mình phải sống xứng đáng với những người đã khuất, những đùm bọc thương yêu mà nhân dân đã dành cho mình.
NAM NGUYÊN
Thực ra, tôi gọi cuộc đi này là hành hương. Hành hương, nghe có vẻ cao siêu nhưng y phục xứng kỳ đức mà thôi.
TÂM VĂN
Hàn Phi tử - Pháp gia thời Chiến quốc viết rằng: “Văn hữu lại tuy loạn nhi hữu độc thiện chi dân, bất văn hữu dân loạn nhi hữu độc trị chi lại, cố minh chủ trị lại bất trị dân”.
UYÊN HUY
Họa sĩ, Nhà giáo Nhân dân;
Chủ tịch Hội Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh
ĐÔNG HÀ
Dịu nói nàng sẽ đi.
Tôi ậm ừ qua chuyện. Tôi nhủ Dịu rời nơi này cả chục bận, lần này thứ bao nhiêu, tôi không buồn đếm, nhưng biết chắc nàng chưa đủ can đảm bước đi, dẫu chỉ là bước thứ nhất. Chặp đâm ra chỉ biết ậm ừ.
LÊ TRÍ DŨNG
Tôi vẫn phải thưa với bạn đọc rằng suy nghĩ dọc đường thì bao giờ cũng trục trà trục trặc, lục cà lục cục, lủng cà lủng củng và nó cũng gập ghềnh theo nhịp bánh xe lăn, nhất là lúc qua ổ trâu, ổ gà...
LÊ HUỲNH LÂM
Mỗi người bước vào cõi thơ ắt hẳn sẽ để lại dấu ấn bằng mỗi phương cách khác nhau. Có người đi vào thơ ca qua những cuộc chiến, có người dùng chính đôi bàn chân mình, hay đôi tay mình, cũng có người bước vào thơ bằng chiếc xe đạp hay xe gắn máy,… nhưng tất cả đều đến với thi ca bằng trái tim.
Từ ngày 28/6 đến ngày 05/7/2012, tại số 09 Phạm Hồng Thái - Huế, Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương sẽ tổ chức triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên KHÁT VỌNG.
NGUYỄN THỊ HOÀNG
Thoáng qua thì tưởng chừng như chẳng có gì nơi một khoảng không nhẹ tênh và trong suốt. Lời tiếng ấy, nao lòng ấy, bày tỏ ấy thì đâu đâu cũng có từ nguồn thương mỗi người mẹ gửi cho con...
THIỆN TÂM
Trong những ngày hội sách của Tp Hồ Chí Minh tháng tư vừa qua, giữa hàng ngàn cuốn sách, trong đó có những cuốn được giới thiệu rầm rộ từ nhiều tuần trước, có vẻ các cuốn sách “Đáp lời sông núi” bị chìm khuất dù chúng được giới thiệu trang trọng bằng một cái pa nô lớn trước gian hàng của NXB Trẻ.
TỐNG TRẦN TÙNG
Xin được giải thích ngay cụm từ “đi mót” ở đây. Theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa thứ hai của từ mót là “nhặt nhạnh của để rơi vãi hoặc bỏ sót”. Tuy vậy, ở quê tôi, khi nói đến đi mót thì người ta nghĩ ngay đến đi mót ngày mùa, mùa gặt lúa, mùa cày khoai, mùa nhổ lạc…
VŨ XUÂN TRIỆU
Là một cây bút có tên tuổi của văn đàn dân tộc tuy nhiên tác phẩm của Vũ Bằng lại gặp khá nhiều trắc trở trên con đường đến với bạn đọc. Mãi sau này khi nhà văn từng mang tiếng “dinh-tê” này được công nhận là một chiến sĩ công báo hoạt động trong nội thành, thì các tác phẩm của ông mới dần dần được công bố.
LTS: Theo thông báo của Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia 2012, phim tài liệu “Ký ức Hoàng Sa” của nhà báo Bảo Hân - Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương - là tác phẩm báo chí duy nhất của Thừa Thiên Huế được Giải Báo chí Quốc gia trong năm nay. Sông Hương xin giới thiệu nội dung kịch bản của phim tài liệu này và chúc mừng tác giả được giải.
Giải thưởng Nhà nước ra đời từ năm 1996. Đến nay Huế đã có 8 người nhận được giải thưởng danh giá này. Ngoài các nhà văn Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ; Tổng Biên tập đầu tiên của Sông Hương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nhận Giải thưởng Nhà nước.