Tạp chí Sông Hương - Số Đặc Biệt (T.3-14)
Một người Huế làm bộ từ điển bách khoa đầu tiên của Việt Nam

VÕ SƠN TRUNG

Con người đó, là nhà văn, nhà văn hóa, nhà từ điển học Đào Đăng Vỹ cực kỳ nổi tiếng ở Huế từ những năm 1940. Ông sinh ngày 1 tháng 2 năm 1908 tại Huế, có tài liệu nói ông mất ngày 7/4/1987 tại California - Mỹ(1).

Thơ Sông Hương Số Đặc Biệt 03-14

Ngọc Biển - Bích Hải - Nguyễn Thị Duyên Sanh - Đông Hương - Hồng Vinh

Về chữ “dù” (và “dầu”) trong truyện Kiều

NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

Độc giả trẻ thời nay không ít người sẽ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Truyện Kiều, thiên tiểu thuyết bằng thơ dài tới 3.254 câu với cả thảy 22.778 lượt dùng từ, nhưng lại chẳng hề có qua một chữ NẾU nào, tuy rằng nghĩa “ĐIỀU KIỆN” và/hay “GIẢ ĐỊNH”, vốn được diễn đạt bằng NẾU (hoặc các biểu thức ngôn từ tương đương) trong tiếng Việt đương đại là một trong những nghĩa phổ quát (tức mọi thứ tiếng đều có) và ít thấy một thứ tiếng nào lại vắng các phương tiện riêng để biểu thị.

Cần đọc lại lịch sử

DƯƠNG PHƯỚC THU

LTS: Trên số báo 5965 ra ngày 07/02/2014, báo Thừa Thiên Huế có bài “Vài điều trong các bài viết về Cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, của tác giả Phạm Xuân Phụng, trong đó có nhắc nhiều đến các bài viết về Đại tướng đã đăng trên Sông Hương số đặc biệt tháng 12/2013 (số ĐB thứ 11), và cho rằng có nhiều sai sót trong các bài viết đó.

Trôi

HUỲNH MAI 

Ở một con sông lớn, nước xanh trong, mát lạnh và dòng chảy hiền hòa. Tôi nằm ngửa, dang hai tay, thuỗn đôi chân không quẫy đạp, thế mà toàn thân cứ trôi bềnh bồng.

Con mèo của Takashi

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Nhân chuyến bay ngang qua Nhật, gặp mùa hoa anh đào, tôi ghé vào Tokyo chơi một ngày. Trong quán ăn sushi thắp đèn lồng, tôi làm quen với một người bạn Nhật. Anh là giảng viên đại học ngành lịch sử, làm thêm nghề hướng dẫn du lịch. Nói chuyện về thiền và thơ haiku, anh kể cho tôi nghe một câu chuyện thú vị. Sau này, mỗi khi nhìn thấy hoa anh đào, tôi đều nhớ anh, mong có dịp trở lại chốn cũ.

Hai bên bờ sông Hương

TAKESHI NAKAGAWA

LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tầm soát tự kỷ từ linh khu đồ cổ truyền

PHẠM ĐỨC DƯƠNG

GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...

Có một tím Huế nơi xa khác

NGUYỄN THỊ PHƯỚC LIÊN

(Thương nhớ Cẩm Nhung của Hương, Lại, Nguyệt, Liên)

Những trang sách thì thầm…

CAO QUẢNG VĂN

“Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
Huế ở trong lòng người phương xa…”

Đâu dám tự cho mình hơn người xưa để mà thay đổi một “kiệt tác”

TRẦN VĂN KHÊ

Từ 10 năm nay Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, là một danh hiệu rất lớn so với những danh hiệu sau này (Unesco đã bỏ chữ “kiệt tác” và thay thế chữ “của” bằng chữ “đại diện”), vì những lẽ đó mà việc bảo tồn và phát triển nhã nhạc Huế có phần khó khăn.

Khoảnh khắc hai trường

BÙI KIM CHI

Trời cuối thu. Rất đẹp. Lá phượng vàng bay đầy đường. Tôi đang trong tâm trạng náo nức của một thoáng hương xưa với con đường Bộ Học (nay là Hàn Thuyên) của một thời mà thời gian này thuở ấy tôi đã cắp sách đến trường. Thời con gái của tôi thênh thang trở về với “cặp sách, nón lá, tóc xõa ngang vai, đạp xe đạp…”. Mắt rưng rưng… để rồi…

Ba mẩu chuyện về nạn nhân da cam

NGUYỄN CƯƠNG

Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!

Huyền thoại ĐỨC NHÂN TÔNG


Nhạc và lời: PHẠM PHƯỚC NGHĨA

Chùm thơ Nguyễn Thị Anh Đào


NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

Tản mạn về Hoàng thái tử Bảo Long thời lưu vong ở Pháp

NGUYỄN HỒNG TRÂN

Như chúng ta biết, vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị từ năm 1945, nhưng cho đến giữa thập niên 1950, mong muốn và tính toán cho việc đưa Hoàng thái tử Bảo Long lên ngôi chấp chính vẫn còn âm ỉ.

Ngày xuân đọc Kim Quý

HÀ KHÁNH LINH

Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.

Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi

TÂM VĂN

Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.

Sông Hương núi Ngự qua cảm nhận của vua Minh Mạng

NGUYỄN HUY KHUYẾN 

Sông Hương núi Ngự từ xưa đến nay vẫn là thi tứ quen thuộc của nhiều tao nhân mặc khách du ngoạn thưởng lãm làm thơ. Ngay cả các vị vua triều Nguyễn viết về sông Hương núi Ngự cũng không ít bài. Ngoài việc nơi đây là cảnh đẹp hiếm có của đất Thần kinh, nó còn là báu vật của tự nhiên ban tặng để bảo vệ Kinh đô. Theo thuật phong thủy, Ngự Bình làm tiền án, sông Hương làm minh đường.

Trang 1/2