Tạp chí Sông Hương - Số Đặc Biệt (T.6-14)
Trần Hoài Quang cuộc đời cách mạng và câu thơ trăng sáng
07:49 | 25/07/2014

NGỌC THANH 

Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.

Trần Hoài Quang cuộc đời cách mạng và câu thơ trăng sáng
Bác Hồ hỏi chuyện đồng chí Trần Hoài Quang (phải)

Cuc đời cách mng

Ông Trần Hoài Quang sinh năm 1922 tại Triệu Phong, Quảng Trị. Từ nhỏ, ông được gia đình đưa vào học ở Huế, tốt nghiệp trường thương mại và sớm giác ngộ cách mạng. Ông sôi nổi tham gia phong trào yêu nước của sinh viên – học sinh Huế trong thời kỳ cuối thập kỷ 30, vào Đảng năm 1939 trong nhà lao Ninh Thuận. Năm 1940 ông về Huế làm báo (viết cho trang văn chương của báo Đông Pháp), phụ trách Thanh niên phản đế Huế. Cuối năm 1940 ông bị bắt giam ở Thừa Phủ vì tội tuyên truyền cộng sản với mức án bốn năm rưỡi. Năm 1941, ông bị quân Pháp đày đi Buôn Mê Thuột. Trong tù, ông đã hai lần bị tăng án vì tội làm đại biểu tranh đấu và tuyên truyền binh lính. Tháng 6/1945, ra tù, ông về hoạt động tại tỉnh Quảng Trị, huấn luyện dân quân du kích chuẩn bị cướp chính quyền.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ông lần lượt làm Trung đoàn phó kiêm Chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật, Uỷ viên Ban Chính trị khu C (Bắc phần Trung bộ), Hiệu trưởng Trường Quân chính Lào - Việt.

Kháng chiến bùng nổ năm 1946, ông được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến huyện Hương Trà. Năm 1947, ông bị bắt giam vào lao Thừa Phủ lần thứ hai. Năm 1949 ông được cử chỉ huy miền tây Nam Campuchia (gồm 4 tỉnh Tàk eo, Kam pốt, Koom pông chuang, Koom pông span). Tháng 2/1949, ông vượt ngục về làm Phó ban Tuyên huấn tỉnh Thừa Thiên, tháng 5/1949 làm Tham mưu phó Mặt trận Bình Trị Thiên. Tháng 2/1950, ông được cử làm phái viên quân sự của Bộ Quốc phòng sang hoạt động ở Campuchia, sau đó được cử làm Chánh Văn phòng Bộ Chỉ huy Quân sự Campuchia kiêm Chánh Văn phòng Ban Ngoại vụ Nam Bộ (7/1950), Tham mưu trưởng, Trưởng phòng Tham chính Campuchia. Năm 1954, ông ra Bắc công tác ở phòng Lào Miên Trung ương rồi Chính uỷ Trung đoàn 664. Năm 1959, ông làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang rồi Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang (1960-1976). Từ 1976- 1977, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tuyên và sau đó về hưu. Ông mất tháng 3/1999 tại Tuyên Quang.

Ông là một cán bộ cách mạng lão thành, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp độc lập và tự do của tổ quốc. Sinh thời, ông là người bạn đồng chí với Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố Hữu, nhà cách mạng lão thành Võ Chí Công… Thượng tướng Đoàn Khuê từng nói: “Đây là người anh cả cộng sản của tôi, người đưa tôi vào Đảng”…
 

Lưu niệm cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu Biệt thự Hồ Tây 11/12/1998

Ngoài hoạt động cách mạng, ông để lại một số dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Người dân Tuyên Quang còn kể lại chuyện ông mở đường trên núi. Nà Hang của những năm 50 của thế kỷ trước còn sơ khai lắm. Ngay từ Phòong Mạ đến Ngòi Nẻ (Nà Hang) cách nhau có chục cây số nhưng ai cũng sợ đi qua vì vắt, muỗi nhiều như nêm. Mong ước của nhân dân bao đời là có con đường lớn nối huyện lỵ Chiêm Hoá với huyện lỵ Nà Hang. Năm 1959, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hoài Quang đi công tác Nà Hang, ông hỏi Huyện uỷ Nà Hang bức xúc gì nhất. Huyện nêu nhu cầu của dân: đường giao thông. Yêu cầu chính đáng đó của dân khiến ông suy nghĩ. Năm 1961, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ. Không quên mơ ước thiết tha của dân năm nào. Ông cho thành lập Tiểu đoàn Thanh niên xung kích của tỉnh để xúc tiến việc mở đường. Chính ông nổ phát súng mở đường và bổ nhát cuốc đầu tiên năm 1962, mở đầu cho việc làm đường qua núi ở Tuyên Quang. Năm 1965, tuyến đường lớn Nà Hang - Bản Lãm dài 24km được khai thông, ô tô đến tận Bản Lãm, người dân đổ ra xem ô tô đông như hội…  

Câu thơ trăng sáng

Ông viết văn, làm thơ, viết báo từ khi còn trẻ. Những năm 1938 - 1939 ông đã đăng thơ, luận chiến trên báo chí công khai ở Huế về sứ mạng của văn nghệ, của nhà văn. Ông còn dịch một số truyện của Pháp. Nhưng thuỷ chung nhất với ông vẫn là thơ. Khi còn sống, ông xuất bản 2 tập thơ vào các năm 1991, 1998. Sau khi ông mất, bạn bè ông ở Hội Văn nghệ Tuyên Quang đứng ra xuất bản cho ông tập thơ thứ ba có tên “Ngoài vườn trăng giãi”(2008). Thơ của ông, ngoài cái say lý tưởng, lẽ sống cao đẹp, còn là cái say của tình đời, tình quê hương, tình người gần gũi và ấm áp. Gần như đi đâu ông cũng có thơ nói hộ lòng mình.

Từ năm 1938, ông đã vẽ nên một bức tranh quê bằng thơ:

“Làng tôi động cát cao cao
Xanh xanh rung lúa, nao nao ging hò
Làng tôi b du quanh co
Cây đa lũng thp, đàn cò bến quen…”
            (Bức tranh quê hương - 1938)

Và những ngày tham gia cách mạng đầu tiên:

“Thuyn ơi hãy lướt gió đông
Chim ơi hướng phía tri hng mà bay”
                        (Trầm tư - 1938)

Thơ viết ở ngục tù:

“Tôi đứng t tay vào ca s
Trong tù lng ngm cnh mưa ngâu
Lòng tôi là mt nim mưa gió
Vng bóng mt tri nhng by lâu”
                        (Mưa - 1941)

Thơ viết khi đi đày:

“Ai người đã đi trước
C xanh xa mt màu
Ta dù k đến sau
Vn can tràng ct bước”
            (Đi đày Buôn Mê Thuột - 1941)

Thơ khi vượt ngục:

ngoài kia đang hăm h đấu tranh
Anh có mt ý nghĩ tung ra ngoài: cuc sng
…Anh đã thoát người anh cho cách mng”
                        (Vượt ngục - 2/1949)

Thơ cho đoàn quân ra trận:

Đoàn quân t độ xông lên trước
Xe pháo ni nhau lướt chiến hào
Tôi có người em đi trong đó
Muôn lòng như mt, sáng như sao”
                        (Thu - 1972)

Thơ ngày về thăm quê nội:

“Người cha, chết năm trước
Người m, my năm sau
Hai em, c bc màu
Dưới làn bom bo ngược…
Thương thân già côi cút
Nhà ca xác xơ rơ
Ngước trông lên bàn th
Khói hương còn nghi ngút”
            (Khói hương - 1982)

Và khi tâm sự với bạn già:

“Bn hi bây gi có khá không
Thì mình vn cnh dòng sông
Gió đưa thuyn chy min xuôi ngược
Mùa lũ mênh mông, nước ngp đồng
 
Cái vườn rau y, t xưa y
Rng chui đa đoan vn trĩu bung
đã bán đi, thay ln nái
Bí bu làm bn vi tre bương…”
                        (Với bạn 1984)

Một Bí thư Tỉnh uỷ về hưu, vui với nương vườn trong cảnh nghèo. Thật sự là chuyện khá lạ. Nhưng đáng phục nhân cách thi sỹ này hơn nữa, là khi nhà nước đề nghị cấp nhà cho ông thì ông từ chối, bởi rằng ông đã có nhà rồi.

Nhân cách nhà thơ và nhà cách mạng Trần Hoài Quang là như thế đó.

N.T
(SDB13/06-14)







 

Các bài mới
Sen Huế (07/08/2014)
Lệ đàn (05/08/2014)
Các bài đã đăng
Chiều kinh đô (15/07/2014)
Tóc David (15/07/2014)