Tạp chí Sông Hương - Số 324 (T.02-16)
Một chiều mênh mông đồng dao
09:15 | 19/02/2016

PHƯƠNG NGẠN  

Tôi ba mươi sáu tuổi, cái tuổi chẳng còn đủ trẻ để ngồi háo hức đồng dao mà cũng chưa đủ già để chép miệng thèm thuồng khoảnh khắc tuổi thơ bơi lội trong mùa khói rạ ngút đồng, tháng ba chim trời mang mang, tu hú gọi bầy, con sâu gầy tổ và lũ trẻ bày trò mùa hạ, nhiều trò, nhiều lắm lắm!

Một chiều mênh mông đồng dao
Minh họa: NHÍM

Từ con diều giấy cho đến con cún rơm, con chong chóng, con vụ, ô chữ, bịt mắt bắt dê, năm mười mười lăm hai mươi, trốn tìm tú xì… cơ man là trò chơi!

Hồi đó, ai cũng nghèo, cái ăn cái mặc thiếu thốn, nhiều khi cả năm trời hoặc hai năm trời mặc đúng một bộ áo quần đi học. Con nhà giàu thì được may áo quần mới mỗi năm, vì ba mẹ của tụi nó có tiền, hơn nữa nhà giàu ăn thức ăn ngon, bổ, mau lớn phải may áo quần liên tục, chứ nhà nghèo lấy chi ăn mà lớn, hai năm vẫn còn mặc bộ đồ cũ… Nhưng thời đó giàu nghèo chơi với nhau vui lắm, cứ bước vào trò chơi rồi thì áo lụa hay áo rách cũng lấm lem bụi đất như nhau. Nhiều khi đứa nghèo thấy đứa giàu bị lấm áo quần, lo về ba mẹ la, lại hãnh diện cho bộ áo quần rất “an toàn”, chẳng có ai la rầy mà mình đang mặc cho dù nó dính cả bùn.

Tôi nhớ thằng Nhỏ, hồi đó tôi 12 tuổi, nó nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng lanh đáo để, các trò chơi con nít, không có trò nào là nó không làm quán quân. Nó được cái tính liều từ trong trứng nước, chơi trốn tìm thì đố ma nào tìm ra nó. Tụi nhỏ ngang lứa thường ít nể phục nhau mà hay viện một lý do nào đó để thấy bạn kia cũng chỉ giỏi ngang mình là cùng chứ không có gì là ghê gớm lắm. Ví dụ như chơi trốn tìm, thằng Nhỏ chơi hay, thì thằng Ba nói là do thằng Nhỏ hay chạy trốn, hay núp khi bị ba đánh, mà không có mẹ như nó thì bị no đòn cũng chẳng ai can, nên cách tốt nhất là chạy trốn thật kĩ, có thế mới được yên. Chính nhờ vậy mà nó chơi trốn tìm giỏi chứ cũng chẳng có gì đặc biệt. Cứ thế, mỗi trò chơi đều gán cho nó một cái cớ, để mình khỏi thấy thua, vậy thôi!

Như chơi thả diều chẳng hạn, hễ thằng Nhỏ thả diều bay cao tít mà mình cứ lẹc đẹc chạy hoài mà diều không bay lên được thì đằng nào cũng có cái cớ để “chê”; tỉ như nó có ít giấy, dán diều mỏng nên diều bay cao, mà bay càng cao thì càng dễ bị gió quạt rách, đứt đuôi, đứt dây chứ có hay ho chi mô mà bày đặt! Chẳng qua là gió nhỏ nên con diều nhỏ của nó bay lên được, còn diều to thì phải có gió to… Khi có gió to mà diều mình vẫn chưa bay lên được thì bảo là do gió nó cà chớn, lúc hướng này, lúc hướng kia, chim mà còn bay không nổi nói chi tới diều…

Nói thì có vẻ ganh tị, kèn cựa vậy đó, chứ thương nhau hết mực, tôi nhớ nhất là trò chơi chong chóng giấy, đó là kỷ niệm sâu đậm của tuổi thơ tôi. Trò chơi nguội tán nhuyễn hoặc một chút hồ bằng bột sắn. Đợi chỗ dán khô lại, kiếm thêm hạt đậu phộng hoặc đậu tây còn tươi làm con ốc. Gắn cánh quạt vào trục và ấn hạt đậu vào đầu ngoài của trục quay để giữ cánh quạt đừng tuột ra khỏi trục, vậy là trò chơi bắt đầu.

Thường thi chừng bốn, năm đứa xếp hàng, hô một hai ba và chạy đua cho cánh quạt xoay, mục đích chạy đua không phải thắng thua, ai về đích trước mà cánh quạt ai quay nhanh nhất. Thật ra đo cho vui chứ có cái gì để đếm vòng quay cánh quạt đâu mà chạy thi, nhưng dù sao chơi thi cũng thú vị và vui hơn nhiều. Xong mấy vòng chạy, đứa nào cũng bảo chong chóng của mình quay đẹp nhất, nhiều vòng nhất và phát ra âm thanh rè rè hay nhất. Chẳng đứa nào chịu nhường đứa nào đâu.

Lần đó, tôi, thằng Nhỏ, con Nguyệt, thằng Định và thằng Nhân cùng chơi chong chóng. Trong lúc chong chóng giấy cũng khá đơn giản chúng tôi đang chơi thì bà nội thằng nhưng lại khá vui, một tờ giấy vở học Nhỏ chạy ra đồng kêu hớt hải, bảo nó về trò, xếp vuông và cắt ra làm tám mảnh nhà gấp, mặt bà méo xệch, miệng khóc giấy nhỏ, lấy hai thanh tre, một thanh bệu bạo: “Cha mày về rồi, mày về gặp vót nhọn một đầu làm trục quay, một cha mày đi, không thì…”. Nói đến đây, thanh dùi một lổ nhỏ ở giữa để làm cánh bà khóc nức nở. Thằng Nhỏ thường bị quạt, dán hai miếng giấy vở (đã cắt nhỏ) cha đánh nên nghe vậy mặt mày tái mét, vào hai đầu thanh cánh quạt, theo kiểu không muốn về. Nhưng nó vốn sợ cha hình chữ Vạn, thường thì dán bằng cơm đánh nên cũng lủi thủi đi về theo bà.

Tụi tôi tiếp tục chơi chừng mươi phút thì ngưng, chạy sang coi thử thằng Nhỏ bị đánh đòn nặng nhẹ như thế nào. Nhưng khi bốn đứa kéo nhau đến thì thấy thằng Nhỏ nằm khóc lăn lóc gọi cha ơi cha hỡi. Nó khóc thảm thiết, chưa bao giờ tụi tôi thấy nó khóc như vậy vì nó là đứa lì nhất trong nhóm. Nhìn nó khóc một lúc, tự dưng đứa nào cũng khóc theo, đúng là con nít, cứ thấy mủi lòng là khóc, khóc hồn nhiên và chẳng cần lý do.

Thằng Nhỏ bỏ hẳn những trò chơi con nít với tụi tôi kể từ sau cái chết do bị sập lò gạch của ba nó, suốt ngày nó quanh quẩn với mấy đứa em cùng cha khác mẹ, rồi nấu cám heo, quét nhà, rửa chén, tưới rau… Bà nội và người mẹ kế của nó thì quần quật ra đồng gặt mướn, cuốc đất thuê để kiếm gạo nuôi gia đình. Mỗi lần tụi tôi chơi diều, chơi bóng ném, chơi chong chóng, nó vừa hái rau vừa cười nhìn tụi tôi chơi rồi quay đi chỗ khác.

Năm tôi mười chín tuổi, tôi học năm cuối cấp III, thằng Nhỏ thì không học hành gì cả, tụi em nó cũng đủ lớn để tự lo cho bản thân và phụ mẹ hái rau, nấu cám, bà nội của thằng Nhỏ cũng đã qua đời, căn nhà của nó trở nên vắng lạnh, hẩm hiu khi nó quyết định đi vào Phước Sơn đào vàng thuê kiếm tiền.

Năm tôi học năm thứ hai đại học, cả hai đứa cùng về quê. Lúc này tôi thì non nớt, ngu ngơ, còn thằng Nhỏ sành điệu ra phết, nó hút thuốc con ngựa, rồi phì phà ống điếu, uống cà phê sáng, chiều chiều rủ tôi nhậu. Tôi nói mình không biết uống rượu, nó bảo đàn ông con trai, hai mươi tuổi mà không biết uống rượu, không biết tán gái thì coi như hỏng. Nghe vậy tôi tự ái, uống ào ào, bữa đó tôi say một trận xanh xương, ói ra mật xanh mật vàng. Đợi tôi tỉnh lại, sáng sớm, Nhỏ sang rủ tôi: “Bữa nay tôi không rủ anh uống cà phê mà rủ anh chạy thi chong chóng, thằng nào thua thì tối nay phải chở thằng kia đến nhà bạn gái và ngồi trước ngõ chờ chở thằng kia về, không được vào nhà”.

Tôi nói: “Thôi, lớn rồi mà chong chóng làm chi, mệt lắm!” Nó hơi buồn: “Vì chưa bao giờ tôi chơi cho thoải mái, lần này tôi phải chơi một trận với anh, có chết cũng sướng!”.

Không ngờ, cái câu nó nói trước khi chơi thi với tôi cũng là câu cuối cùng. Lần chơi chong chóng đó cũng là lần khép lại những khoảng trời tuổi thơ của tôi trong một kỷ niệm buồn. Thằng Nhỏ đi đào vàng, bị sập hầm, tôi mất thằng bạn chơi chong chóng!

Bây giờ, những trò chơi thời tụi tôi dường như còn rất ít hoặc không còn nữa. Cái chong chóng tre dán giấy được thay bằng chong chóng điện tử, con diều giấy học trò luộm thuộm bây giờ được thay bằng con diều bảy màu mua từ cửa hàng đồ chơi… Nói chung mọi cái đã thay đổi, cũng không còn thấy bầy trẻ rủ nhau chạy đua chong chóng, mặc dù trò chơi này vẫn còn. Nhưng dẫu sao, mỗi khi nhìn mấy đứa bé xúng xính quần áo mới, tay cầm con diều bảy màu hay chiếc bong bóng bay, tự dưng hình ảnh thằng Nhỏ lại hiện lên rõ mồn một trong tôi. Một thằng bạn tuổi thơ lầm lì, ít khóc và có số phận chẳng may mắn, thoắt đến, thoắt đi trong cuộc đời, nhưng sao nó sống mãi trong tôi cùng những con diều giấy và chong chóng hạt đậu. Nhỏ ơi!

P.N
(SH324/02-16)




 

Các bài mới
Cơn giông (24/02/2016)
Huế ngủ (19/02/2016)
Các bài đã đăng
Khỉ ơi (07/02/2016)
Mệnh con khỉ (07/02/2016)
Thơ Xuân 2016 (05/02/2016)