Tạp chí Sông Hương - Số 49 (T.5&6-1992)
Âm hưởng thơ Đường trong "Ngục trung nhật ký"
14:52 | 11/05/2021

LÊ NGUYỄN LƯU

Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...

 

Âm hưởng thơ Đường trong "Ngục trung nhật ký"
Ảnh: internet

Suốt mấy nghìn năm của lịch sử văn học Trung Quốc, có thể nói thơ ca đời Đường là thành tựu lớn lao nhất vừa về số lượng, vừa về chất lượng, bao gồm khoảng 48900 bài của hơn 2200 tác giả trong suốt gần 300 năm (618-907), thuộc bất cứ hình thức thể loại nào: cổ phong, luật thi, nhạc phủ, ca hành...

Tuy nhiên, đặc trưng nổi bật nhất vẫn là luật thi. Cho nên khi nói thơ Hồ Chí Minh - cụ thể là tập Ngục trung nhật ký - mang âm hưởng thơ Đường, chính vì Bác đã vận dụng luật thi để sáng tác. Trong số 127 bài thơ (theo bản in lần thứ 3, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1983), thể tứ tuyệt chiếm đại bộ phận, chỉ có hai bài thất ngôn bát cú và vài bài ngũ cổ. Thể tứ tuyệt này vốn đã xuất hiện từ thời Lục triều (281-618), nhưng đến đời Đường, nó chịu ảnh hưởng luật thi mà trở thành có quy cũ, cho nên người ta xem như rút từ bài bát cú ra. Thơ tứ tuyệt của Bác thường tuân thủ các quy tắc thanh vận biền ngẫu rất nghiêm túc, thậm chí có bài toàn đối, như bài Tức cnh chẳng hạn:

Th tiêu xảo họa Trương Phi tượng.
Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm
T quc chung niên vô tín tức
C hương mi nhật vọng hi âm

Thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp những bài âm luật lỏng lẻo, chứng tỏ Bác không lấy hình thức mà trói buộc nội dung, không vì lời mà hại ý. Đó cũng là thói quen của các nhà thơ lớn đầu đời thịnh Đường như Lý Bạch, Vương Xương Linh, Vương Duy, Sầm Tham, Thôi Hiệu…

Về mặt nghệ thuật, thơ Bác cũng có nhiều nét giống thơ Đường. Ngôn ngữ thì cô đọng, hàm súc, "ý tại ngôn ngoại", hình ảnh chọn lọc, mang tầm khái quát cao. Những cách nói như "viễn tự chung thanh thôi khách bộ" (Hoàng hôn), "Tự cổ thủy đông lưu" (các báo hoan nghênh Uy Ki đại hội), "Khuê nhân cánh thướng nhất tằng lâu" (Nạn hữu xuy địch)... chúng ta bắt gặp thường xuyên khi đọc thơ Đường.

Cũng thế, cũng về mặt nội dung, Ngục trung nhật ký không phải hoàn toàn vắng bóng những nỗi xót thương, đau khổ, buồn phiền, những giọt lệ âm thầm vì cảnh ngộ éo le, niềm ngậm ngùi bâng khuâng vì nhớ bạn... nghĩa là rất "con người", rất nhân bản:

Vô tội nhi tù dĩ nhất tải,
Lão phu hòa lệ t tù thi.
                                    (Thu dạ)

Bi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức c nhân.
                        (Tân xuất ngục học đăng sơn)

Đặc biệt tính điệu trong thơ Bác nhẹ nhàng mà sâu sắc, mang phong thái của nhà hiền triết thời cổ, dùng trí tuệ để điều hòa cảm xúc, ít nhiều đượm màu thế giới quan phương Đông. Chính vì thế mà một số bài nếu chép lẫn vào tập thơ Đường, chúng ta cũng khó phân biệt được. Thử so sánh bài "Nạn hữu xuy địch":

Ngục trung hốt thính tư hương khúc
Thanh chuyn thê lương điệu chuyn sầu
Thiên lý quan hà vô hạn cảm
Khuê nhân cánh thướng nhất tằng lâu

Với bài "Khuê oán" của Vương Xương Linh:

Khuê trung thiếu phụ bất tri su
Xuân nhật ngửng trang thướng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hu

(Phòng khuê nàng chẳng biết chi sầu
Trang điểm ngày xuân đứng thúy lầu
Chợt thấy bên đường màu liễu biếc
Tiếc xui chàng kiếm n phong hu)

Cùng một tâm trạng mong chờ, cùng một nỗi buồn vời vợi, cùng một âm điệu não nùng, tuy cảnh ngộ hai người cô phụ khác nhau: người chồng ngày xưa thì ra đi đeo đuổi mộng công hầu, người chồng ngày nay thì gông cùm trong nhà ngục...

Tuy nhiên, khi nói thơ Bác mang âm hưởng thơ Đường là chúng ta không có ý đồng nhất hai đối tượng. Sự thật, thơ Bác vẫn phân biệt rất rõ với thơ Đường cả về hai mặt nghệ thuật và nội dung, nhiều điểm lại vượt qua thơ Đường nữa. Điều đó là tất yếu, bởi vì sống cách đời Đường hơn một nghìn năm, lại ở trong một cảnh ngộ, một xã hội hoàn toàn khác xưa, Bác có cách nhìn cuộc đời rất mới mẻ, hiện đại trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin... Bác đọc nhiều thơ cổ, nhưng rất chủ động, tiếp thu có phê phán, kế thừa có chọn lọc, nên thơ Bác vẫn độc đáo, đậm nét dấu ấn cá nhân và thời đại.

Trước hết, về đề tài, thơ Đường tuy nhiều màu vẻ, nhưng tựu trung lấy từ sinh hoạt "cấp cao" của tầng lớp nho sĩ, quý tộc, còn những cái thuộc về "đời thường" rất ít được nói tới, hoặc có nói tới thì cũng đã qua màng lọc "nhã hóa", không phản ánh đúng thực tế, như đề tài điền viên. Trái lại, đề tài trong thơ Bác rất phong phú, mở rộng ra đủ mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Cái gì cũng thành thơ được, cho đến một sợi dây trói, một chiếc răng rụng...

Do đề tài xuất phát từ cuộc sống cụ thể như thế, cho nên ngôn ngữ cũng mang tính dân gian - bạch thoại và hiện đại, khác với tính chất văn ngôn cổ kính, trang trọng và quý phái của thơ Đường. Câu thơ của Bác gần với câu văn xuôi khẩu ngữ, đọc lên là hiểu ngay. Bác sử dụng nhiều hư từ mới lẫn cũ, một loại từ hoàn toàn bị các nhà thơ Đường gạt bỏ không "thương tiếc". Chẳng hạn: "Tân như quế DÃ mễ như châu" (Điền Đông), "Bĩ cực CHI thì tất thái lai" (Tảo), "Khẩu bất năng thuyết ĐÍCH, Chỉ lai nhãn truyền ngôn" (Sơ đáo Thiên Bảo ngục)... Trong văn bạch thoại hiện đại, từ ĐÍCH đã thay hẳn từ CHI cổ, nhưng Bác vẫn dùng song song cả hai; từ DÃ khi thì theo nghĩa cũ (vậy) như câu vừa trích dẫn, khi thì lại theo nghĩa mới (cũng), như "Ngục trung nhân DÃ thưởng trung thu" (Trung thu).

Điểm khác biệt quan trọng hơn nữa giữa thơ Bác và thơ Đường là ở nội dung. Con người ngày xưa bị chiết tỏa bởi những tư tưởng duy tâm siêu hình như định mệnh, nhân quả... và nền chính trị phong kiến tập quyền, cho nên tình điệu bàng bạc trong thơ Đường là sầu bi, ai oán, phản ánh nỗi xót xa của con người về cái nhỏ bé, hữu hạn của mình trước cái vô thủy vô chung của vũ trụ:

Thùy kham đăng vọng vân yên lí
Hướng vân mang mang phát lữ sầu.
                        VƯƠNG XƯƠNG LINH, Vạn Tuế lâu

(Ai lên trông ngóng vùng mây khói
Chiều gợi su xa bát ngát tình)

Từ nỗi sầu vạn cổ ấy, những nhà thơ Đường phủ lên cảnh vật một lớp sương khói não nề, khiến cho chúng chứa đầy vẻ hắt hiu tàn tạ của cuộc đời. Một vầng trăng xế, một đóa hoa rơi, ánh mặt trời sắp lặn, buổi chiều xuân muộn... Đặc biệt cái gì cũng cô đơn, từ cánh buồm (cô phàm), ngọn núi (cô phong), đám mây (cô vân) cho đến con vượn (cô viên), chiếc thuyền (cô chu)..., cô đơn đến lạnh lùng, rợn ngợp. Thơ Bác thì ngược lại, trong sáng, vui tươi, khỏe khoắn, luôn luôn tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời và hy vọng:

Xứ xứ nông dân nhan đới tiếu
Điền gian sung mãn xướng ca thanh.
                                    (Dã cảnh)

Sinh khí đến thì sung vũ trụ
Phạm nhân cá cá tiếu nhan khai.
                                    (Tảo tỉnh)

Như đã nói trên, thơ Bác không phải không mang cái buồn bực, đau khổ, nhưng đó là cái buồn bực, đau khổ cách mạng, vì lòng yêu nước thương dân, nôn nóng hoạt động mà đành bị bó tay trong lao tù, chứ không phải là cái buồn bực, đau khổ man mác bế tắc nhấn chìm con người của thơ Đường. Cũng do đó, Bác nhìn thiên nhiên theo quy luật vận động của nó, và trên thế giới quan Mác - Lê-nin kết hợp với tư tưởng lành mạnh của nhân dân lao động, Bác luôn luôn truyền vào cảnh vật niềm lạc quan, niềm tin cách mạng của mình. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác dù ở cảnh ngộ nào, bao giờ cũng lóe lên vẻ rực rỡ tươi sáng và mang tầm cao rộng hùng vĩ, thể hiện ý chí chiến đấu của con người:

Phiến thì vũ trụ giải lâm phc
Vạn lí sơn hà sái cm chiên
                                    (Tình thiên)

Trùng sơn đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ c miện gian.
                                    (Tẩu lộ)

Đem cách nhìn thiên nhiên ấy vào cách nhìn các sự việc trong xã hội, Bác thường sử dụng văn phong trào phúng, một loại văn phong không hề thấy trong thơ Đường, suốt ba trăm năm phát triển, thơ Đường không phải thiếu vắng cái dòng hiện thực phê phán, nhưng ngọn bút châm biếm, đả kích của những tác giả lớn như Đỗ Phủ, Nguyên Kết, Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị... nặng về tính chất trữ tình hoặc nghiêm túc, khó tìm thấy cái dí dỏm, hóm hỉnh đầy tinh thần Việt Nam như Ngục trung nhật kí. Thật vậy, Bác chẳng những trào phúng đối với các sự việc trái khoáy, ngược đời:

Dân gian đổ bác bị quan lạp
Ngục lí đổ bác khả công khai.
Bị lạp đổ phm thường ta hối,
Hà bất tiên đáo giá lí lai
                                    (Đổ)

mà ngay đối với cảnh ngộ gian khổ của chính bản thân, người khác thì than thở kêu van, nhưng Bác lại đùa:

Ngật công gai phạn trú công phòng
Quân cảnh luân ban khứ hộ tòng
                                    (Giải trào)

Mãn thân hng lục như xuyên cẩm
Thành nhật lao tao tự c cm
                                    (Lại sang)

Tóm lại, thơ Bác tuy mang âm hưởng thơ Đường, nhưng vẫn phân biệt rất rõ với thơ Đường, chủ yếu là do được sáng tác trên hai phạm trù tư tưởng trái ngược nhau, hai phương pháp nhận thức sự vật khác hẳn nhau. Với Bác, con người phải làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Bởi thế, thơ Bác mới tràn đầy tinh thần lạc quan, ý chí sắt thép và niềm tin vào cuộc sống.(*)

L.N.L
(TCSH49/05&6-1992)

--------------------

(*) Để bài viết gọn nhẹ, chúng tôi chỉ trích nguyên văn thơ Bác. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy bản dịch trong tập Ngục trung nhật kí xuất bản năm 1983. (LNL)

 

 

Các bài mới
Ngày tốt (16/09/2021)
Mưa xanh (27/08/2021)
Các bài đã đăng
Ngày hội thơ (19/03/2021)