Tạp chí Sông Hương - Số 57 (T.09&10-1993)
Tôi đọc các em và tôi nghĩ
15:35 | 28/05/2024

NGUYỄN TRỌNG TẠO

(Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

Tôi đọc các em và tôi nghĩ
Ảnh: tư liệu

Đã gọi là thi thì ắt phải có đề thi, dù đây là một cuộc thi sáng tác. Hai đề thi (chọn một) ở cuộc này thật thú vị: một đề viết về Giấc mơ, một đề viết về Ni buồn. 107 em dự thi thì có 69 em chọn đề Giấc mơ, nhưng trong 12 giải thưởng thì có tới 9 giải thưởng viết về Ni buồn. Những con số ấy nói lên điều gì? Tuổi thơ thích nhiều những giấc mơ hơn nỗi buồn, nhưng chính nỗi buồn lại ngưng đọng ở tuổi thơ như là những dấu ấn khó phai mờ, và thường trở thành những kỷ niệm sâu sắc lay động mãi các em cho đến suốt cuộc đời. Điều này thể hiện khá rõ trong nhiều tác phẩm thành công của những nhà văn khi viết về ký ức tuổi thơ của mình. Nim vui chóng qua, ni bun u phai, người ta vẫn thường nói thế. Và ở cuộc thi này, chính các em nhỏ đã nhắc nhở mọi người hãy đừng quên điều đó. Vậy mà có một thời trong văn học, người ta đã cố lảng tránh nỗi buồn, lảng tránh bi kịch, thậm bại là người ta còn lên án nó, đến nỗi gần đây trong công cuộc đổi mới, nhà văn Hồng Nhu đã viết về “vẻ đẹp của nỗi đau buồn”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì tuyên ngôn “Nỗi buồn là căn nhà ở đời của thơ”, và thơ tôi thi đã viết: “Bun đng đi! Bun đng tan - mt Buồn còn lại tro tàn mà thôi”. Nhưng nỗi buồn đâu chỉ thuộc quyền sở hữu của người lớn từng trải. Tuổi thơ cũng có quyền được buồn, chứ sao. Chính cuộc thi này đã nói lên rằng, hãy quan tâm và chia sẻ nỗi buồn cùng tuổi nhỏ.

Quả đúng như vậy, khi đọc các em, cả bốn người trong ban giám khảo là tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch và nhà thơ nhà giáo chuyên văn Mai Văn Hoan đều hết sức ngạc nhiên sửng sốt trước những nỗi buồn rất nhân bản mà các em quan tâm tới. Buồn vì phải xa một người bạn thân vì sự kiện chia tỉnh mà sự hiểu lầm về nhau vẫn chưa được giải quyết (bài của em Nguyễn Thị Thúy, giải ba). Buồn vì một người bạn không muốn cho những cụm hoa lục bình phải sẻ chia trôi nổi mà vẫn phải lìa xa bè bạn quê hương theo ba mẹ đi H.O tới một phương trời xa lạ (bài của em Dương Phước Quý Châu, giải ba). Ngay cả trong giấc mơ các em cũng gặp đầy rẫy nỗi buồn trên trái đất: trẻ em bị chết đạn, trẻ em bị chết đói, trẻ em bị đối xử bất công trong khi một số kẻ sống phè phỡn trên lợi quyền của người khác (bài của em Nguyễn Thị Quý Trân, giải khuyến khích). Nhưng đặc biệt là nỗi buồn trong chuyện ngắn Nim tin của em Nguyễn Anh Tuấn và bài viết của em Trương Đức Vĩ Nhật. Cả hai em đều viết rất chắc tay, biểu lộ một năng khiếu văn học đầy triển vọng. Từ kết cấu câu chuyện cho đến từng chi tiết trong truyện đều được cân nhắc kỹ càng và sử dụng rất “đắc địa” cùng với những câu văn giàu hình ảnh đã tạo được sự bất ngờ thú vị cho người đọc. Tôi không thể quên được hình ảnh cô bé đi bán bánh mì dạo khi bị hất tung giỏ bánh, lộ ra những cuốn sách giáo khoa lớp 9 mà em mang theo để tranh thủ học bài trong truyện của Nguyễn Anh Tuấn, cũng như không thể quên hình ảnh người dì chốn thôn quê nghèo đói vẫn làm thịt gà đãi cháu từ trên phố về thăm trong lúc láng giềng đang eo xèo chửi bới mất gà trong chuyện của Trương Đức Vĩ Nhật. Tôi không muốn gọi hai em là những kh năng tr mà tôi muốn gọi đúng tên của nó là những tài năng tr. Và không chỉ riêng tôi, cả bốn người trong ban giám khảo đều công nhận điều đó khi ghép điểm chấm độc lập lại: Bài của em Nguyễn Anh Tuấn bốn điểm 10, bài em Trương Đức Vĩ Nhật hai điểm 10 hai điểm 9. Nếu chia điểm trung bình thì giải nhất và nhì của cuộc thi chỉ cách nhau 0,5 điểm.

Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong cuộc thi chỉ có 9% các em làm thơ, mà thơ của các em nói chung là dưới điểm trung bình. Ngay cả bài thơ được giải khuyến khích cũng không phải là giọng thơ của các em mà mang giọng điệu cũ của người lớn. Lâu nay tôi vốn ít tin các em nhỏ làm thơ, chỉ trừ những thần đồng mà thôi, bởi vì khi làm thơ hoặc là các em bắt chước người lớn, hoặc là các em “nói để mà chơi” như mọi trò chơi khác. Có lần tôi nói điều này với nhà thơ Chế Lan Viên, anh rất tán thành và kể cho tôi nghe là anh đã từ chối một trại văn học thiếu nhi ở địa phương mời anh đến dạy cho các cháu làm thơ. Nói điều này để thấy rằng, làm thơ là sự ngẫu hứng xuất thần, không thể gò ép cả người lớn huống hồ đây là đối với các em. Vậy có nên tiếp tục tổ chức cho các em thi thơ không? Theo tôi là không. Chí ít cũng không nên ra đề và giới hạn thời gian cho các em thi thơ.

Tuy vậy, cuộc thi này cũng mang lại cho các em một sinh hoạt bổ ích và lý thú, giúp các em nâng cao tâm hồn yêu thích và say mê văn học của mình. Qua đây, những năng khiếu văn học được phát hiện, khích lệ và bồi dưỡng. Biết đâu, từ những “tác phẩm đầu tay”, các em sẽ vươn lên và trở thành những nhân vật lừng danh trên văn đàn tương lai. Điều đó không thể khẳng định ngay được, nhưng các em và cả người lớn chúng ta nữa đều có quyền hy vọng ngay từ hôm nay.

Huế, mùa phượng 1993
N.T.T

 

VŨ LÊ THẢO CHI
          (12 tuổi)

Hoa sứ

Hoa sứ rơi lả tả
Trắng muốt,
trắng muốt
Trên thác suối reo
Hoa sứ theo dòng suối
Đi mãi đến nơi xa
*
Hoa s
rơi lả tả
Trắng muốt, trắng muốt
Trên tay người mủm mỉm
Bàn tay người tung lên
Hoa sứ đi mãi mãi
*
Hoa sứ rơi lả tả
Trắng muốt, trắng muốt
Trên trái bóng vàng
Trái bóng bay cao
Hoa sứ bay xa nữa
*
Hoa sứ rơi lả tả
Trắng muốt, trắng muốt
Thế gian rải hoa sứ
Thế gian trắng muốt
Thế gian hết tối đen.




(TCSH57/09&10-1993)

 

 

Các bài mới
Loài hoa trắng (26/06/2024)
Trang thơ Nabokov (14/06/2024)
Lửa đen (30/05/2024)
Các bài đã đăng
Hoa Lục Bình (15/04/2024)