Tạp chí Sông Hương - Số 143 (tháng 1)
Nhân đọc tập thơ “Dòng sông đi xa” của Trương Đình Minh (Phú Ninh)
09:57 | 22/04/2008
Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.

Vậy thì việc làm thơ ở những người khác có tâm huyết với đất nước, có suy tư về đời sống dân tộc  thật cần như khí trời, như ánh sáng vậy. Trong đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam từ thời xa xưa, khi ngôn ngữ đã phong phú, văn hoá đã hình thành và phát triển, chúng ta không thể thiếu giọng hát, tiếng đàn, hình người và vật khắc lên đá, lên gỗ, những đền đài lăng tạ và những lời thơ xuất hiện từ thời thô sơ đến tinh vi; Phản ảnh sâu sắc tâm hồn người Việt từ những thế kỷ dựng nước, giữ nước và xây nền cho mổ xã hội vạn hoá văn minh.
Nếu chúng ta quan niệm thơ nói riêng trên tinh thần ấy thì tập thơ của Trương Đình Minh (Phú Ninh) mà bạn đọc đã có trên tay, ít nhiều cũng là một chứng minh, dẫu còn bé nhỏ sơ sài. Anh Trương Đình Minh đi vào thơ như khởi đầu một hành trình xúc cảm và suy tưởng tự thân. Vốn là một anh bộ đội công binh, luôn phải xông lên phía trước, dấn thân vào đạn xé bom gầm để bảo vệ những tuyến đường cho Tổ quóc như mạch máu trong cơ thể con người; Anh đã sống một đời sống chiến sĩ đầy gian nan, hiểm nghèo. Anh đã chia sẻ suộc sống nhièu đau khổ và không ít vẻ vang với nhièu bạn trai, bạn gái, người già, người trẻ trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt. Hết chiến tranh, anh được chuyển ngành ra ngoài, lại tiếp tục lên đường, đi mở đưòng phá núi, san đường suốt dọc dãy Trường Sơn tưởng vô định, cùng với anh em đồng đội chia sẻ ngọt bùi một sống  một chết khi đánh giặc giữ nước, một lòng một dạ cùng nhau xây dựng hoà bình. Cuộc sống hàng ngày của anh thật phong phú, đầy ắp những kỷ niệm những xúc cảm. Cuộc sống đó anh thấy cần phải làm thơ viết nhạc như hàng ngày cần ăn, cần uống. Cũng lại vì thế mà những bài thơ anh viết ra điều dung dị chất phác và chân thật:
            “... Ơi đàn em có biết
            Đất vườn xưa nói gì?
            Nơi em vừa đứng hát
            Có hồn người ra đi...”
Hồn thơ anh luôn rung động vì anh chứng kiến quá nhiều nỗi đứt đoạn, nỗi tàn phá của những con  đường, những chiếc cầu... Anh cũng lại chứng kiến và trực tiếp cùng đồng đội chắp nối xây đắp và mở rộng những con đường đi về nhiều phía của quê hương tử bnạn mà không thể chết. Nên anh có những câu thơ lạng lẽ mà kiêu hãnh chịu đau.
            “... Đồng đội tôi lao vào đồn giặc
            Lửa đạn bom chống chéo đỏ trời
            Lớp lớp xông lên
            Bao đồng chí mình hoá thân không về nữa
            Mang theo mảng trời xanh, miền quê đất lạ
            Đôi ngày trăng ngọt...
                             Dở dang...”
Anh cũng đã chịu nỗi đau của tình yêu bị cách trở, nhưng anh không kêu to, chỉ im lạng thầm thì.
            “... Có bận về thăm em
            Hoa hồng xưa đã nở
            Tôi dừng chân bên sông
            Con đò ngang cách trở
            Giờ tóc đã phai sương
            Bên mảnh vườn xóm cũ
            Hương đồng bay xôn xang
            Bên sông chiều sóng vỗ...”
Rất đau đấy. Nhưng phải để qua đi như mọt con sóng vỗ bờ; Mất mát đau khổ thật như thế; Anh đã viết được những câu chỉ nhẹ nhàng thế thôi mà đau đớn thế. Bởi vì dân tộc ta mang một số phận nghiệt ngã suốt hai nghìn năm là liên miên chiến tranh, ly loạn trièn miên thời tiết khắc nghiệt:
            “... Quê ta thường vấp ngày hạn kiệt
            Mà đêm nay có người khen anh
            Tay tát nước tài tình
            Nào ai biết mảnh đạn chiến trường
            Trong anh còn nhức buốt đêm đông...”
Cũng như những tháng năm miền Trung bị bão lụt. Anh đã từng chứng kiến: Nỗi đau và mất mát.
            “... Tôi khuyên em đừng khóc
            Mà sao mưa cứ rơi...
            Thôi em đừng khóc nữa
            Anh khuyên em mà mưa như thác đổ
            Trời Trị - Thiên xam xám một màu
            ... Tà Rụt, Khe Sanh, A Lưới, A Sầu...
Nhưng anh tin rằng bão tố sẽ qua đi. Huế sẽ sáng lên đón những ngày đẹp nắng.
Những câu thơ rất dung dị: Nhưng khi đọc đến, khó cầm dòng nước mắt.
Nỗi đau do chiến tranh, mảnh đất khắc nghiệt của miền Trung - Quê hương anh đã đi một nhẽ. Lại còn nỗi đau do chính đồng chí của mình hôm qua, hôm nay đã thành xa lạ. Ta hãy đọc một nỗi buồn riêng của anh không dao to búa lớn gì, chỉ nhẹ như một làn bụi mỏng - Một nỗi đau, một nỗi đau nữa từ khi hết chiến tranh:
            “... Chiếc xe tôi không phanh
            Đén thăm người bạn cũ
            Nghe anh có chức quyền
            Tôi cơ hàn - Mưa gió
            Tìm...
Hớn hở tìm anh...
Quay trở về đau khổ
Đâu đồng chí anh em
Củ sắn lùi - chia nửa
Đâu đồng chí anh em 
Những ngày chia đòn lửa...”
Tập thơ của anh Trương Đình Minh (Phú Ninh) dẫu đơn sơ bé bỏng song tôi nghĩ vẫn là món quà quê đáng quý, anh gửi tặng những ai còn giữ lại được một tấm lòng quê... Đây là những dòng cảm nghĩ của tôi viết tặng người bạn trẻ: Trương Đình Minh sau khi đọc tập thơ “Dòng sông đi xa” rất cảm động của anh.
Hà Nội, tháng 6 năm 2000

 
HOÀNG CẦM
(nguồn: TCSH số 143 - 01 - 2001)

 

Các bài mới
Mùa đông (22/04/2008)
Một mình (22/04/2008)
Nụ cười xưa (22/04/2008)
Trăng lạnh (22/04/2008)
Góc khuất Huế (22/04/2008)
Các bài đã đăng
Bay cao thì nắng (21/04/2008)