Sau hiệp định Genève 7.1954, ra học trường cấp ba Huỳnh Thúc Kháng, tôi đã gặp anh Nguyễn Xuân Thâm và biết đó chính là Dao Ca. Đang học năm thứ hai chuyên khoa Quốc học Huế, đầu năm 1954, Nguyễn Xuân Thâm lên chiến khu Hòa Mỹ của Thừa Thiên rồi ra Nghệ An học trường Huỳnh Thúc Kháng ở Bạch Ngọc. Tháng 8 năm 1956, anh thi vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tốt nghiệp kỹ sư năm 1960, anh được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy khoa Hóa thực phẩm. Bên cạnh việc giảng dạy và học tập, Nguyễn Xuân Thâm liên tục làm thơ, viết văn, cộng tác với nhiều báo và Đài Tiếng nói Việt . Anh lấy tên thật để ký dưới các bài thơ và hy vọng qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt , những người thân ở miền
biết được anh đang còn sống. Làm biên tập chương trình Tiếng thơ nhiều năm, tôi đã thu thanh nhiều bài thơ của Nguyễn Xuân Thâm. Bài Cheo Reo của anh do nghệ sĩ Châu Loan trình bày là một trong nhiều bài được phát thanh nhiều lần với mấy câu mở đầu: Cheo Reo Cheo Reo Thuở ấu thơ mặc áo chàm theo mẹ Tôi đến Cheo Reo.
Cheo Reo Thưa thớt những buôn nghèo Những Ma Chen, Ma Thít Voi đi trong lũng hẹp. Người Cheo Reo như cây mì... Điều gửi gắm thầm kín của anh đã được bạn bè ở miền
nghe chương trình Tiếng thơ báo cho gia đình anh biết. Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp nói với người thân của anh: “Nguyễn Xuân Thâm còn sống và vẫn làm thơ, được phát thanh nhiều bài thơ”. Năm 1964, phần Biển ấm của Nguyễn Xuân Thâm đăng cùng thơ của Nguyễn Nhã trong tập thơ Đồng xanh ở Nhà xuất bản Văn học. Năm 1973, Nguyễn Xuân Thâm có tập thơ Tiếng ong bay, năm 1985 có tập Nắng bên sông (in chung). Vừa dạy học, anh vừa học thêm tiếng Pháp và năm 1980, bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ: Nghiên cứu quá trình chuyển phân Prôtêin và lên men lắctic trong công nghệ mắm tôm chua của Việt
. Anh thi đỗ đề giảng bài bằng tiếng Pháp cho bậc đại học ở nước ngoài nhưng sau đó lại phải học tiếng Bồ Đào Nha để dạy đại học ở
. Bốn năm sống ở châu Phi, Nguyễn Xuân Thâm luôn tự phấn đấu để đủ trình độ dạy đại học. Anh cảm nhận được người châu Phi tốt và chân thực. Anh xúc động viết: Tôi đi Cỏ vương gót giày Nhớ những cô gái da nâu Với nụ cười trắng quá. Ơi những trưa mưa đá Tựa nước đổ trên đường Những chiều Huambo gió Ngồi lặng nơi sơn thôn...
Một năm không gặp sông Bốn năm không gặp sông Cuối dốc xin em một ngụm nước Mi cong dài Liễu của nhà ai liễu đỏ ơi Tôi đi Cứ dào dạt biển bờ Cứ dào dạt Thịt da châu Phi Anh vừa chuẩn bị xong tập thơ mới tập Tìm trầm gồm 90 bài viết trong 15 năm qua, trong đó có 20 bài thơ viết cho thiếu nhi, phần Con gà đất bảy màu đã được giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng. Tập thơ ấy, anh đã gửi cho Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Nhà thơ tâm sự: “Với tôi, ngoài các chức năng khác, nhà thơ là người an ủi nhân dân mình, nhà thơ am hiểu và động viên nhân dân mình. Chặng đường làm thơ từ năm 1950 đến nay, như thế đã 50 năm, con đường dài lắm. Khi viết, tôi phải cố gắng kiếm những câu thơ trời cho. Công việc làm thơ cũng phải khổ luyện như người đi tìm trầm. Người ta phải ngậm ngãi tìm trầm. Trong thơ chữ nghĩa phải đàng hoàng, phải trong sáng, chữ nghĩa mang đậm nội dung của tâm hồn. Tâm hồn là mái nhà để thơ tìm ở. Mái nhà đây là mái nhà của người nghèo, của người lao động... Tôi viết chậm, thường nuôi một bài trong một quãng thời gian dài, đến lúc viết ra thì chỉ cần một đến hai giờ là xong”. Từ năm 1956, khi ra ở Hà Nội, Nguyễn XuânThâm đã có dịp gần gũi nhà văn Hồ Dzếnh. Hồi đó, Hồ Dzếnh đang bán sách ở hiệu sách Bình Minh của ông. Ngày khai trường hằng năm, Hồ Dzếnh thường đem sách và văn phòng phẩm đến cho hai đứa con của Nguyễn Xuân Thâm. Nhà gần nhau, hai người có dịp trao đổi nhiều về văn thơ. Nhiều bài thơ của Nguyễn Xuân Thâm có bàn tay của Hồ Dzếnh sửa chữa. Nguyễn Xuân Thâm kể: “Trong việc làm thơ, tôi được học nhiều ở bốn người thầy: Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên và Thanh Tịnh. Xuân Diệu chữa cho từng chữ cụ thể; Chế Lan Viên chỉ cho hướng chung; Thanh Tịnh chỉ cho đề tài; Hồ Dzếnh nhắc nhở làm thế nào cho câu thơ mềm mại. Quá trình tiếp xúc với bốn người thầy ấy làm cho tôi giàu có thêm về tâm hồn. Các người thầy ấy quá tốt, đúng là bốn thi sĩ. Anh Xuân Diệu dạy cho tôi nhiều nhất. Anh chữa cho từng chữ. Thậm chí có khi bài thơ của tôi được anh vẽ ra như một bức tranh: Mùa thu này con dạy học ở Trung du Sống trong ngôi nhà đá ong của mẹ buổi sáng mẹ đi lấy nước thế nào, dáng nghiêng nghiêng ra sao... Trong bài Đáy cá đêm, tôi viết: Cá bạc đầy khoang khẳm lái êm. Nhà thơ Xuân Diệu đề nghị chữa: Cá bạc vào khoang khẳm lái êm. Khi nhà thơ Tế Hanh đọc tập Đồng xanh đã khen chữ vào khoang ấy, chính là chữ của Xuân Diệu chữa. Tôi cũng học anh Huy Cận và được anh trao đổi, đọc thơ cho nghe. Huy Cận có câu thơ tài hoa: “Mưa xuân tưới tốt cả cây buồm”. Tôi thấy hay quá. Học Huy Cận, tôi viết: “Trăng chiếu tươi xanh cả ngọn sào”. Nhà thơ Xuân Diệu từng nói: “Chìa khóa thi ca Việt luôn luôn là tình yêu cuộc sống”. Đó là câu đầu tiên trong bài giảng đầu tiên của nhà thơ tại trường đại học Sorbonne ở
Paris
mà người thủ thư ở đây đã đưa cho tôi xem. Có đi vào cuộc sống, gần gũi với nhân dân mới có thể viết được những bài thơ tốt”. Năm 1955, khi học ở trường Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Xuân Thâm cũng như anh chị em học sinh Bình Trị Thiên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống vật chất. Thời gian nghỉ giữa hai học kỳ, Nguyễn Xuân Thâm cùng Dương Vân Đình, Trần Quang Sừng (sau này là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ) và một số bạn khác lên rừng chặt củi, chặt nứa đóng bè băng qua các con thác dữ dội trên sông Lam xuôi về Vinh, bán cho bà con xây dựng lại thị xã sau cuộc chiến tranh chống Pháp, lấy tiền ăn học, chuẩn bị kì thi tốt nghiệp. Ở bài thơ Ghi chép của người đi bè, Nguyễn Xuân Thâm viết về tâm trạng của chính những người trong cuộc vật lộn gian lao ấy: Thác dựng như thành xây; Đá đen cũng sủi bọt Bè đánh đã rã tay Thác qua rồi lại thác.
Vòi Voi, bè qua ngay Bãi xuyên ngang đá bày Bọt trào lại nước xoáy Chèo chống không hở tay. Ở Ninh Bình 3 tháng để dạy cho công nhân vừa làm ra 15 loại đồ hộp, sau một tuần đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành, Nguyễn Xuân Thâm viết được bài thơ Đứng trêncầu Chà La: Tôi với mặt trời trưa đứng trên cầu Chà Là Dưới kia thời gian chảy Màu hoa bìm bìm chảy Ngòai xa làng mạc lèn đá sông Đáy Có mùi khói hun thuyền Kỉ niệm đã dìm xuống lại vớt lên Nỗi buồn còn ướt. Nhiều bài thơ của Nguyễn Xuân Thâm để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khá sâu sắc. Trống và lửa mang hơi rộn rịp, khẩn trương của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhất tề đứng lên chống Mĩ cứu nước: Trống giục lửa, lửa vào buôn, người Ê Đê cầm ná Lửa vào làng, người Gia Rai vót chông Lửa lên nương sáng ngọn mác Mơ Nông Nghe tiếng trống người Hơ Rê băng rừng về như nước lũ N’Trang Lơn cùng về từ Ba Ranh giới Lửa anh hùng Núp chín năm trời đốt tranh ăn thay muối Trống dội từ trong trường ca Xinh Nhã, Đam San. Bài thơ Cái chết của em Dần được Nguyễn Xuân Thâm viết ngay sau khi nghe báo cáo vụ Mĩ ném bom xuống trường Hương Phúc ở Hà Tĩnh. Từ chi tiết cụ thể về hai củ khoai trong túi của em Dần khi em đã bị giết hại, nhà thơ đã diễn đạt một cách giản dị gây xúc động cho người đọc: Em Dần chết chưa ăn cơm trưa Em chết với hai củ khoai trong túi áo Mẹ đào đất lên, đất chảy máu Em Dần ơi sao mẹ gọi không thưa Em chẳng còn, em mười tuổi mãi Vạch em đo trên tường đêm nay dừng lại Mười năm sau, mười năm nữa Dần ơi Em chết rồi với hai củ khoai Nhà thơ Tế Hanh kể lại khi dịch bài thơ này qua tiếng Pháp, nhà báo Pháp Madeleine Riffaud đọc đã nói: “Ở Pháp nếu buổi tối cha mẹ quên không cho trẻ con ăn mà nó đi ngủ, đó là điều đau khổ của cha mẹ. Còn em Dần chết chứ không phải ngủ quên, chết mà chưa ăn cơm trưa lại còn hai củ khoai trong túi áo là nỗi đau khổ của nhân loại”. Người đọc có thể thấy rõ không khí man mác và cả nét cổ xưa trong bài Tuy lí vương phủ, Về thôn Vĩ. Vẫn hoa cau, nắng, áo trắng, ngõ xưa xanh biếc như trong thơ Hàn Mạc Tử mà vẫn có những nét riêng của Nguyễn Xuân Thâm: Vườn cây bóng lá chiều mưa thưa Làng chính làng ngày ta bé thơ Áo trắng đi về đâu áo trắng Vườn nắng ngày xưa thi sĩ xưa Ngoài thơ, nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm còn viết bút ký, truyện ngắn, hồi ký. Nguyễn Xuân Thâm luôn xác định mình còn phải đi trên con đường dài thăm thẳm của thơ, đi tìm những câu thơ trời cho và đi khắp nơi “mai thượng du nay đang biển mù” để: Trái tim dầu dãi như lá cỏ Gió lang thang đốt xém mùa qua Cứ đi mãi chút gì còn đó Cát bụi đường dài run rẩy thơ (Đường dài) Hà Nội 10 - 2000
TRẦN PHƯƠNG TRÀ (nguồn: TCSH số 152 - 10 - 2001) |