Tạp chí Sông Hương - Số 152 (Tháng 10)
Thảo luận về lý luận văn nghệ ở Trung Quốc thời kỳ mới
17:10 | 02/06/2008
Việc mở rộng phong trào giải phóng tư tưởng trên văn đàn thời kỳ mới, lãnh vực phê bình và lý luận văn nghệ đã xuất hiện cục diện vô cùng sống động.

Từ sau khi thành lập nước, do chịu sự quấy nhiễu của tư trào "Tả" khuynh nên sự phát triển lý luận văn nghệ của Trung Quốc chậm chạp, lung lay, thiếu vững chắc. Một số lý luận mô thức hóa và ngưng cố hóa, không thể thích ứng với yêu cầu nhanh chóng của sáng tác văn học nghệ thuật. Có một số quan điểm bị chi phối bởi ý thức văn học của truyền thống, biểu hiện ở màu sắc dung tục xã hội học và máy móc duy tâm luận. Tình hình tốt đẹp của việc giải phóng tư tưởng, lý luận và phê bình văn học có sự đột phá và phát triển mới chưa từng có từ trước đến nay.
Thời kỳ mới, lý luận và phê bình văn học gặp được sự phát triển lớn. Rất nhiều nhà lý luận, nhà phê bình và nhà văn mạnh dạn tìm tòi, dũng cảm sáng tạo, lấy lý luận của một số ít người, đề xuất ra quan điểm mới đông đảo, thay đổi cơ bản lý luận đã tồn tại và kéo dài trong một thời gian. Diễn tiến của lý luận văn nghệ và phê bình văn học được tiến hành đồng thời trong hai lãnh vực. Một là, đối với lý luận và quan điểm của khuynh hướng "Tả" thì làm rõ phải trái, đúng sai. Mặt khác, tổng kết cơ sở lý luận của bên ngoài và cơ sở lý luận trong nước để thay đổi cách nhìn mới và suy nghĩ mới. Nhìn chung, trước năm 1983, vấn đề thứ nhất là chủ yếu. Sau đó, vấn đề thứ hai chiếm địa vị chủ đạo.
Buổi đầu của thời kỳ mới, xoay quanh một số vấn đề cơ bản của văn học, việc triển khai thảo luận chủ yếu là tập trung vào các mặt sau đây:
1. Thảo luận về mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị.
Đây là một vấn đề rất quan trọng, tranh luận kéo dài, chưa kết thúc trong lịch sử văn học đương đại Trung Quốc và các nước XHCN. Thời kỳ 17 năm (1), Đảng công khai đề ra khẩu hiệu "Văn nghệ phục vụ chính trị". Kết quả của nó là đem văn nghệ làm một thứ "công cụ" bị động, bị chính trị chi phối, sáng tác văn học trở thành thứ giải thích và tuyên truyền của “công tác trung tâm", "vận động chính trị", nghiêm trọng hơn là coi thường quy luật và đặc tính vốn có của văn học. Ngay cả "Bè lũ 4 tên" cũng lợi dụng khẩu hiệu này để biến văn nghệ thành "công cụ cướp đoạt quyền lãnh đạo của Đảng, bào chế âm mưu lừa gạt văn nghệ". Thông qua thảo luận, mọi người dần dần nhận thức đúng đắn, đã hiểu được tác dụng tích cực của "Văn nghệ phục vụ chính trị' vượt qua trên lịch sử, minh xác khẩu hiệu này trên lý luận và thực tiễn.
Đồng chí Đặng Tiểu Bình trong "Chúc từ" ở Đại hội đại biểu văn nghệ toàn quốc lần thứ 4 đã nói: "Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn nghệ không phải là phát ra khẩu hiệu và thi hành mệnh lệnh, không phải yêu cầu văn học nghệ thuật phụ thuộc vào nhiệm vụ chính trị tạm thời, cụ thể và trực tiếp mà là căn cứ vào đặc trưng và quy luật phát triển của văn học nghệ thuật, giúp đỡ những người làm công tác văn nghệ giành được điều kiện để không ngừng làm cho sự nghiệp văn học nghệ thuật phồn vinh, nâng cao trình độ văn học nghệ thuật, sáng tác ra những tác phẩm văn học ưu tú và nghệ thuật biểu diễn của thời đại vĩ đại và nhân dân vĩ đại của nước ta".
Sau đó, đồng chí Đặng Tiểu Bình trong bài "Tình hình và nhiệm vụ trước mắt" lại nói về vấn đề này. Đồng chí nói: "Chúng ta kiên trì phương châm "Hai trăm" và chủ nghĩa "Ba không", không tiếp tục đề ra khẩu hiệu văn nghệ phục vụ chính trị như thế, bởi vì nội dung của khẩu hiệu này dễ dàng trở thành căn cứ lý luận can thiệp vào văn nghệ. Thực tế lâu dài chứng minh, đối với sự phát triển của văn nghệ là lợi ít, hại nhiều. Nhưng đương nhiên đây không phải là nói văn nghệ có thể thoát ly chính trị. Văn nghệ là không thể thoát ly chính trị".
Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chính thức đổi khẩu hiệu "Văn nghệ phục vụ chính trị" thành khẩu hiệu "Văn nghệ vì nhân dân phục vụ, vì XHCN phục vụ". Ngày 26.1.1980, "Nhân dân nhật báo", đăng xã luận "Văn nghệ vì nhân dân phục vụ, vì XHCN phục vụ", tổng kết tương đối toàn diện vấn đề quan hệ giữa văn nghệ và chính trị.
2. Thảo luận về tính chân thực của văn nghệ.
Đây cũng là cuộc tranh luận kéo dài rất lâu trong giới văn nghệ, và cũng là một vấn đề rất phức tạp. Chân thực là sinh mệnh của nghệ thuật. Đây vốn là vấn đề có tính thường thức trên lý luận văn học. Nhưng dưới ảnh hưởng của tư tưởng "Tả" khuynh, khuynh hướng chính trị của văn học dần dần che lấp và thay thế tính chân thực của văn học, ngay cả "Bàn về 8 đen" (Hắc bát luận) của "Bè lũ 4 tên" cũng đem nhập vào "Tả chân thực". Thời gian đầu của thời kỳ mới, nhà văn, nhà lý luận, nhà phê bình đều rất coi trọng vấn đề "viết chân thực" của văn học. Đây không còn nghi ngờ gì là vấn đề quan trọng trên quan điểm văn học. Trong báo cáo tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 4, đồng chí Chu Dương đã chỉ rõ: "Chân thực là sinh mệnh của văn học. Xa rời chân thực, cũng là nói không tính tới tư tưởng và tính nghệ thuật. Đối với nhà văn, nhà nghệ thuật mà nói, đời sống là vị trí hàng đầu. Thực tiễn đời sống, bao gồm có thực tiễn sáng tác, không những có ảnh hưởng đến bản thân sáng tác, mà còn ảnh hưởng đến thế giới quan, tạo nên sự cất cánh và biến đổi của thế giới quan".
Giới văn nghệ đối với việc thảo luận vấn đề tính chân thực, không ngừng tiến hành, không ngừng đi sâu và đã trải qua một thời gian khá dài. Phạm vi cơ bản của bản thân gồm hai vấn đề chính sau đây:
- Mối quan hệ giữa "miêu tả hiện thực" (Tả chân thực) và "miêu tả bản chất" (Tả bản chất).
- Mối quan hệ giữa chân thật đời sống và chân thực nghệ thuật.
Sự nhận thức mà mọi người tương đối dễ nhất trí "Miêu tả hiện thực" là một mệnh đề chính xác. Chỉ có "miêu tả chân thực" mới có thể đảm bảo sức sống của sáng tác văn học. Mà bản thân chân thực lại là yêu cầu nhà văn, thông qua quan điểm thế giới quan của chủ nghĩa Mác và duy vật biện chứng để phân tích, so sánh, giám sát mới có thể nắm vững. "Miêu tả chân thực" chẳng phải là miêu tả đời sống một cách giản đơn theo kiểu chụp ảnh mà là yêu cầu dùng lý tưởng nghệ thật để chiếu rọi tố chất của đời sống, làm cho nó tăng lên cảnh giới ngày càng cao. Cần phải có sự chân thực của đời sống khách quan, lại phải có tình cảm chân thực trên chủ quan nhà văn, thông qua hình ảnh và tư tưởng dưới ngòi bút của nhà văn, nâng cao tố chất linh hồn của mọi người, chiếu rọi phương hướng mọi người tiến lên mới có tác phẩm phản ánh cuộc sống hiện thực chân thực và sinh động.
3. Thảo luận về vấn đề ca ngợi và phơi bày
Trong sáng tác văn học của buổi đầu thời kỳ mới, do số lượng tác phẩm phơi bày tội ác của Lâm Bưu và "Bè lũ 4 tên" tương đối nhiều và trên mặt hiệu quả cũng tương đối rõ. Tình hình này tạo nên sự thảo luận của giới văn nghệ đối với vấn đề ca ngợi và phơi bày. Có người đem lại sáng tác này tổng kết thành "Văn học của việc miêu tả bề mặt sáng tối" và "Văn học nhìn về phía sau". Nhận thức là "Lau đen trên bộ mặt XHCN". Phần lớn văn nghệ sĩ trong cuộc thảo luận đã chỉ ra hiện thực xã hội chủ nghĩa có ánh sáng, nhưng đồng thời cũng có bóng tối. Văn học phản ánh đời sống xã hội sẽ không thể tránh khỏi việc phơi bày bộ mặt đen tối của xã hội. Đây là công năng nghệ thuật chân chính của văn học, không thể cho rằng chỉ phải là phơi bày bộ mặt đen tối mới là phủ định chế độ XHCN. Đương nhiên, vô luận ca ngợi hay phơi bày cũng đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân và từ trên chính thể toàn diện để nắm vững và vận dụng. Nếu như tổng thể riêng lẻ của văn học, hoặc giả là thứ phản ánh trên bề mặt sáng tối, thì không thể nói là phản ánh một cách đầy đủ, chuẩn xác bản chất của xã hội. Trong bài bình luận đăng trên số 5, năm 1979, "Báo văn nghệ" đã chỉ ra: "Chúng ta phản đối tất cả lời nói và việc làm có tổn hại đến CNXH, nhưng cũng không thể lấy lý do nào để ngăn cản việc phơI bày và phê phán sâu sắc và triệt để để chống lại Lâm Bưu và "Bè lũ 4 tên". Mâu thuẫn và vấn đề tồn tại trước mắt trong xã hội của chúng ta, không nên lấy thái độ nửa vời mà nên đứng vững trên lập trường đứng đắn, tiến hành phê phán, suy nghĩ và phê phán một cách nghiêm túc, từ đó mà thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ sự nghiệp xây dựng XHCN.
4. Thảo luận về vấn đề sáng tạo hình tượng con người mới XHCN.
Trong bài "Chúc từ" phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 4, đồng chí Đặng Tiểu Bình, sau khi chỉ ra vấn đề này, đã gây nên sự chú ý của giới văn nghệ. Rất nhiều báo chí đều liên tục triển khai cuộc thảo luận. Phần lớn mọi người đều nhất trí cho rằng, sáng tạo hình tượng con người mới XHCN là sứ mệnh có tính lịch sử mà thời đại mới đã phú cho sáng tác văn học, nên nhanh chóng đề ra trong chương trình sáng tác văn học. Vấn đề nổi bật trong cuộc thảo luận là con người như thế nào là con người mới XHCN? Có người cho rằng, con người mới XHCN nên là "con người bình thường". Ngược lại, có người cho rằng con người mới XHCN là "trung kiên của xã hội". Có người tán đồng con người XHCN bao gồm hai loại người, là nhân vật anh hùng và nhân vật bình thường. Cũng có người nêu ra, con người mới đã cao hơn nhân vật chính diện bình thường nói chung, lại càng không phải là nhân vật anh hùng, tiên tiến. Trên vấn đề sáng tạo hình tượng, con người mới XHCN như thế nào, nhận thức tương đối rõ trong cuộc thảo luận là sáng tạo con người mới phải miêu tả được đặc điểm của thời đại, ngợi ca được lý tưởng cao cả. Nhưng quyết không thể đem con người mới mỹ hóa, dẫn đến con đường sai lầm là "cao, to và toàn diện". Nên chú ý đặt con người mới ở trong đấu tranh và mâu thuẫn, đặt ở hành động khắc phục nhược điểm của bản thân, để vươn lên.
5. Thảo luận về chủ nghĩa nhân đạo và nhân tính
Từ sau khi thành lập nước (1949), trên văn đàn Trung Quốc đã từng tổ chức mấy lần thảo luận về chủ nghĩa nhân đạo và nhân tính, nhưng đều bị một số quan điểm sai lầm cùng khuynh hướng "Tả" của chủ nghĩa giáo điều chiếm lĩnh vị trí chủ đạo. Thậm chí đến thời gian dài về sau rất nhiều người đối với vấn đề này lại nhiều ý kiến trái ngược. Trước đây, do sự cường điệu và khoa trương đối với quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp không thỏa đáng, có người còn phủ định tố chất và đặc tính của bản thân, phủ định mối quan hệ giữa người và người ngoài quan hệ giai cấp, phủ định tình cảm và những điều mong ước
của con người. Khi "Bè lũ 4 tên" lộng quyền, nhân tính bị tiêu diệt, thú tính hoành hành, mọi người gọi đó là thời đại của "người chẳng phải là người". Khi được sự cổ vũ tinh thần của việc "giải phóng tư tưởng", "đột phá vùng cấm", nhân tính và chủ nghĩa nhân đạo trở thành vấn đề nóng hổi của giới văn học, nghệ thuật.
Cuộc thảo luận xoay quanh mấy vấn đề sau đây:
- Đối với nhận thức cơ bản của nhân tính và chủ nghĩa nhân đạo.
- Văn học nên miêu tả nhân tính như thế nào và biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo.
- Trào lưu văn học của thời kỳ mới có thể trở thành "Trào lưu của chủ nghĩa nhân đạo".
- Mối quan hệ giữa cộng đồng và tính giai cấp v.v...

Cuộc thảo luận của nhân tính và chủ nghĩa nhân đạo rất sôi nổi. Chỉ trong vòng 3 năm từ sau năm 1977, trên báo chí toàn quốc đã đăng 200 bài về cuộc thảo luận này. Những ý kiến có vấn đề đều gây nên sự tranh luận rộng rãi. Trong cuộc thảo luận, nhận thức tương đối thống nhất là sáng tác văn học nên cho phép, thậm chí là đề xướng việc biểu hiện nhân tính và chủ nghĩa nhân đạo một cách chính xác. Nhưng đồng thời nên đề phòng nhân tính và chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng hóa, lộn xộn, để kẻ địch dễ lợi dụng và làm nội bộ chúng ta mâu thuẫn nhau.
6. Thảo luận về vấn đề vay mượn tấm gương của văn học phái hiện đại Tây phương.
Sau khi đập tan "Bè lũ 4 tên", sự bế quan, cấm đoán của quảng đại quần chúng được giải tỏa, mọi người tự nhiên đem ánh mắt hiếu kỳ nhìn ra thế giới rộng lớn... Những tiêu chí lập dị, tân thời và xa lạ của văn học phái hiện đại Tây phương xâm nhập vào Trung Quốc và có tác động rất mạnh. Trong thời kỳ này có bắt chước, học tập và mô phỏng theo, tạo nên "Thế dẫn tiến". Trong tình hình này, vấn đề đối xử với văn học phái hiện đại Tây phương như thế nào sẽ gây nên sự chú ý của giới văn nghệ. Năm 1979, thảo luận về tiểu thuyết "Trào lưu ý thức" của nhà văn Vương Mông. Năm 1980, thảo luận về "Kỹ xảo tiểu thuyết hiện đại" của Cao Hành Kiện. Các cuộc thảo luận này nổi lên mấy vấn đề sau đây:
- Nhìn nhận văn học hiện đại Tây phương như thế nào?
- Văn học của Trung Quốc phải chăng cần phải xây dựng "phái hiện đại của Trung Quốc".
- Mối quan hệ giữa văn học hiện đại hóa với xây dựng văn học phái hiện đại.
- Mối quan hệ về việc vay mượn văn học phái hiện đại Tây phương với văn học dân tộc hóa của Trung Quốc.
Phạm vi cuộc thảo luận lần này rất rộng rãi. Có người xuất phát từ trên bình diện lịch sử, phát sinh, phát triển của văn học phái hiện đại Tây phương để suy nghĩ. Có người lược thuật kinh nghiệm lịch sử sự phát triển văn học mới của Trung Quốc từ sau "Ngũ tử". Cũng có người từ trong lý luận và sáng tác của phái hiện đại để nghiên cứu. Tranh luận rất nhiều, sự phân kỳ thảo luận cũng rất lớn. Nhận thức chung của mọi người là: Văn học phái hiện đại của Tây phương được coi là một hiện tượng văn học của tính thế giới, là sự tồn tại khách quan, là một sản phẩm có tính quy luật nhất định do sự phát triển của văn học Tây phương mang lại. Những năm 50, Trung Quốc đã từng coi văn học phái hiện đại của Tây phương là "mãnh thú hồng thuỷ ", "nghệ thuật của sự hủ bại đồi trụy". Những nhận thức này rất sai lầm, cực đoan. Việc vay mượn văn học phái hiện đại của Tây phương là cần thiết, tất yếu, nhưng phải xuất phát từ tình hình và đặc điểm cụ thể của Trung Quốc; nên phân biệt rạch ròi giữa nó và nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, giữ lấy thủ pháp biểu hiện và thế hệ triết học. Mọi người nhận định văn học phái hiện đại của Tây phương là phương hướng phát triển của văn học Trung Quốc hoàn toàn là không có căn cứ và thiếu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn.
Ngoài ra, còn có nhiều vấn đề thảo luận khác như: vấn đề chủ nghĩa hiện thực, vấn đề điển hình, vấn đề tính chủ thể của văn học, vấn đề "văn hoá nhiệt", vấn đề "chuyển hướng nội" của văn học thời kỳ mới v.v...
Các cuộc thảo luận về những vấn đề lý luận biểu hiện những đặc điểm chung sau đây:
- Trước hết, các cuộc thảo luận đều thể hiện được không khí học thuật dân chủ, đoàn kết và hài hoà. Có rất nhiều ý kiến đối lập gay gắt, nhưng có thái độ thảo luận, tranh luận để nhằm làm sáng tỏ chân lý.
- Các cuộc thảo luận có sự kết hợp hữu cơ, không rõ người lập ngôn, cũng không vì người phát ngôn, không ồn ào hỗn loạn, cũng không có hiện tượng chụp mũ quy kết, biểu hiện được tinh thần dân chủ, bình đẳng, có văn hoá và khoa học.
Những ý kiến thảo luận chưa ngã ngũ đều được bảo lưu. Rất nhiều tranh cãi đều tạm thời có kết luận, cũng không vì thế mà mất đi sự tổng kết, làm cho mọi người có điều kiện để tiếp tục suy nghĩ thêm và nghiên cứu thêm.
Trong thảo luận đã xuất hiện không ít quan điểm cực đoan máy móc. Rất nhiều người thể hiện tinh thần dũng cảm, thẳng thắn, nắm vững vấn đề lý luận, vì sự phát triển của nền lý luận văn học của Trung Quốc. Đương nhiên, trong các cuộc tranh luận này cũng không tránh khỏi những ý kiến sai trái. Đó cũng là điều tất yếu trong quá trình phát triển của văn học thời kỳ mới.

HỒ SĨ HIỆP
(nguồn: TCSH số 152 - 10 - 2001)

--------------------------------------------------------
(1) Tức thời kỳ từ năm 1949 - 1966 (trước khi xảy ra cuộc “Cách mạng văn hoá”)

Các bài mới
Thật bồ đoàn (02/06/2008)
Các bài đã đăng
Nhân ngư (02/06/2008)