Festival trên cầu Long Biên
"Festival Ký ức cầu Long Biên" - Một chương trình nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1 vào 17h ngày 10/10.
Hiểu luật chơi UNESCO để 'chớp thời cơ'
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Cục Di sản văn hóa và các chuyên gia hàng đầu sẽ phải ngồi lại với nhau để chọn những di sản cho lần ứng cử tới, phải "chớp thời cơ" chọn đăng ký những di sản nào có lợi ích kinh tế để bảo vệ bản quyền thương hiệu cho Việt Nam - Ông Phạm Sanh Châu.
Giành giải tại các LHP quốc tế nổi tiếng: Giấc mơ của điện ảnh Việt Nam
Bộ phim truyện nhựa "Đừng đốt" mới đoạt giải khán giả bình chọn tại LHP Fukuoka (Nhật Bản) của đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh, vừa được Hội đồng quốc gia chọn là đại diện điện ảnh VN tranh giải Oscar. Không ai giới hạn ước mơ, nhưng rõ ràng Oscar, Cannes, Venice, Berlin ... vẫn là một đích rất xa vời với điện ảnh VN!
Khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu
Đúng vào dịp kỷ niệm 89 năm Ngày sinh của nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2009), Nhà lưu niệm Tố Hữu do gia đình xây dựng đã được khánh thành tại D9, làng Quốc tế Thăng Long, Hà Nội, trên khuôn viên của gia đình.
Xuất khẩu tác phẩm văn học. Bài 2: Cần có chính sách khuyến khích
Ai cũng muốn những tác phẩm văn học Việt Nam có thể nổi tiếng trên thế giới và ai cũng hiểu để làm được điều đó thì trước hết phải làm sao để các tác phẩm Việt Nam đến với bạn đọc quốc tế càng nhiều càng tốt. Nhưng để đưa một tác phẩm văn học xuất ngoại lại không phải chuyện dễ dàng mà một đơn vị kinh doanh sách hay một NXB có thể làm được.
Cảm theo cách của “Đức Phật, nàng Savitri và tôi”
NGUYỄN THAM THIỆN KẾ... Đức Phật, nàng Savitri và tôi sẽ là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của Hồ Anh Thái, đồng thời nó sẽ giữ ngôi vị lâu dài là tiểu thuyết duy nhất trong văn học Việt lấy cuộc đời giáo chủ Phật giáo làm nguồn cảm hứng. Và sẽ còn lâu lắm văn chương Việt mới có một nhà văn đủ tự tin cũng như tài năng để động vào bàn phím viết về đề tài này. Nó cũng sẽ là thời gian cộng trừ 20 năm, nếu như nhà văn nào đó bây giờ mới bắt đầu tìm hiểu văn hóa Ấn...
“Đi” và “Về” trong tập thơ “Ma thuật ngón” (1) của Trần Tuấn
HOÀNG NGỌC HIẾNNhan đề của tập thơ khiến ta nghĩ Trần Tuấn đặc biệt quan tâm đến những ngón tu từ, mỹ từ của thi ca, thực ra cảm hứng và suy tưởng của tác giả tập trung vào những vấn đề tư tưởng của sự sáng tạo tinh thần: đường đi của những người làm nghệ thuật, cách đi của họ và cả những “dấu chân” họ để lại trên đường.
Phương Chi, người nâng giữ hồn thơ Vĩnh Mai
TRUNG SƠNVậy là tôi không còn dịp để được thăm chị nữa rồi!Mấy năm trước, khi nhà văn Nhất Lâm, một người cháu của nhà thơ Vĩnh Mai, cho biết chị Phương Chi đã phải vào sống những năm cuối đời tại Trại Dưỡng lão ở Hà Đông, tôi đã phải thốt lên: “Trời! Sao lại thế?!...”
Lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam
Tối nay 2.10 (14.8 âm lịch), lễ hội đèn lồng lớn nhất VN sẽ chính thức khai cuộc tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) với sự tham gia của hơn 4.000 học sinh, giáo viên ở hơn 30 trường học trong TP, 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc cùng hàng nghìn du khách.
Quan họ và ca trù được công nhận là di sản nhân loại
Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể đã long trọng công bố: Quan họ của VN là "Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại" và ca trù của VN là "Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp".
55 hoạt động văn hoá nghệ thuật lớn
Chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10.10.1954-10.10.2009), 999 năm Thăng Long-Hà Nội và lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2010, TP.Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật, lễ hội vui chơi giải trí phục vụ các tầng lớp nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Giao lưu cùng nhà văn Bùi Anh Tấn
19h ngày 1/10, tại Press café, số 14 Alexander De Rhodes, TP HCM, diễn ra buổi café sách về tác phẩm "Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng" của tác giả Bùi Anh Tấn
Festival Cồng chiêng quốc tế 2009: Lễ hội của tình đoàn kết các dân tộc
Festival Cồng chiêng quốc tế mang tên “Cồng chiêng Tây Nguyên và thông điệp đoàn kết các dân tộc” lần thứ nhất, được tổ chức từ 12 đến 15-11 tại tỉnh Gia Lai. Dự kiến Festival này có gần 40 đoàn cồng chiêng trong nước và quốc tế tham dự. Tới nay, mọi công tác chuẩn bị gần hoàn tất để đón ngày hội lớn.
Đọc lại “Cỏ dại” của Lỗ Tấn (1881 - 1936)
TRẦN ĐÌNH SỬTrong sáng tác văn học của nhà văn Lỗ Tấn, Cỏ dại  là tập thơ văn xuôi giàu tính hiện đại nhất xét về tư duy, tư tưởng và hình ảnh. Tuy nhiên trong một thời gian dài, phẩm chất nghệ thuật này đã không được nhìn nhận đúng mức.
Quan họ Bắc Ninh được ghi nhận là di sản nhân loại
Tối 30-9, từ thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - cục phó Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT&DL - cho biết: “Tại kỳ họp lần 4 của Ủy ban Liên chính phủ công ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (diễn ra từ ngày 28-9 đến 2-10), quan họ Bắc Ninh đã được ủy ban công bố là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Trung thu năm 2009: Trăn trở đồ chơi truyền thống
Đầu rồng, trống ếch, đèn lồng, đèn ông sao... từng là những món quà không thể thiếu đối với trẻ em mỗi độ Tết Trung thu, cũng là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân Việt Nam. Thế nhưng, những đồ chơi truyền thống này đang bị "lép vế" trước đồ chơi ngoại nhập. Bởi thế mà không ít người của "thời xưa cũ" đau đáu, trăn trở tìm đường cho đồ chơi truyền thống sống lại.
Nhập nhằng sách chuyên đề và tạp chí?
Gần đây, dư luận lại rộ lên những bức xúc về hiện tượng tạp chí “núp bóng” sách chuyên đề, một hiện tượng không mới trong hoạt động xuất bản. Trao đổi với Văn Hóa, Cục trưởng Cục Xuất bản Nguyễn Kiểm (ảnh) nhấn mạnh đến việc đưa mảng sách chuyên đề vào khuôn khổ quản lý, thay vì chỉ xử phạt vi phạm. Ông Kiểm nhìn nhận:
Đọc tiểu thuyết "Cuộc diễu hành phục sinh" của nhà văn Richard Yates, tôi cứ thấy có một đôi mắt u buồn, đau đáu, đắng đót đằng sau mỗi thân phận con người.
Nhiều kênh truyền hình: Xã hội hóa hay tư nhân hóa?
Hiện nay các kênh truyền hình đang trong xu thế “nở nồi” đã đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm không chỉ của cơ quan quản lý mà còn là của khán giả xem truyền hình. Điều bức xúc nhất vẫn là: kênh truyền hình thì nhiều, nhưng chất lượng chưa như mong đợi... 
Hội diễn SK Kịch nói 2009: Đâu thiếu vắng vở mới?!
20h hôm qua (26/9) tại Nhà hát TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009. Đến dự có đại diện hầu hết các đoàn và đông đảo nghệ sĩ đang làm nghề tại TP.HCM và Hà Nội. Vở Bản hùng ca linh thiêng (KB: Xuân Đức, ĐD: NSND Doãn Hoàng Giang) của Đoàn Kịch nói Quân đội được chọn khai diễn. Có một số ý kiến cho rằng hội diễn thiếu vắng các vở mới, nhưng nhìn vào danh sách các tác phẩm tham dự không hẳn là như thế...
Trang 535/613