Nhà văn Trần Hữu Lục: “Sông Hương là người tình!...”
Nhà văn Trần Hữu Lục, - Sinh tại Huế. Thành viên nòng cốt của nhóm Việt. Chủ bút báo Sinh viên Huế (1968). Phụ trách văn nghệ trên Nguyệt san Đối diện (từ 1972 đến 1975). Viết văn trên các báo và tạp chí: Việt, Đất Nước, Ý Thức, Sinh Viên Huế, Đối Diện…
Tiếng gọi
Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.
TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi
Hình ảnh trái tim trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
PHẠM THỊ THÚY VINHThơ Lâm Thị Mỹ Dạ rất giàu hình ảnh. Thế giới hình ảnh trong thơ chị vừa đậm sắc màu hiện thực, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống vừa mang tính biểu tượng cao. Điều đó đã thể hiện tài năng và sự khéo léo của nhà thơ, nhằm làm cho những bài thơ của mình không chỉ dừng lại ở những lời thuyết lí khô khan, trừu tượng. Thế giời hình ảnh bao giờ cũng gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc nhiều liên tưởng bất ngờ và thú vị, làm cho lời thơ thêm mượt mà, trong sáng.
NGUYỄN DƯƠNG CÔN   (Tiếp Sông Hương số 11-2008)Bản thể con người chỉ cấu trúc bằng cảm giác và những gì là biến tướng khả dĩ của cảm giác mà không từ bỏ cấu trúc thiên định bao gồm kết cấu thực và kết cấu ảo của cảm giác. Nếu hình dung kết cấu thực là trạng thái mô phỏng thế giới, nghĩa là cái quan hệ hấp dẫn giữa xung động thần kinh não bộ con người với xung động tiếp nhận thế giới, thì chúng ta hình dung được kết cấu ảo chỉ là sản phẩm thuần tuý do xung động nội tại của thần kinh não bộ con người.
NGUYỄN ĐỨC TÙNGPhân tâm học ra đời trong ánh bình minh của thế kỷ hai mươi. Ảnh hưởng của nó đối với sáng tạo và phê bình văn học khởi đi từ cuốn “Diễn dịch các giấc mơ” của Freud và được nối dài sau đó bởi nhiều công trình của các tác giả khác nhau.
Kiểu kết cấu trò chơi trong tiểu thuyết Sơn Táp
LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)
Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)
CAO HUY THUẦNToàn cầu hóa đang là một xu thế, một hiện tượng rộng lớn bao trùm khắp thế giới, không chỉ về kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa và đời sống. Toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đã trở thành vấn đề thời sự của thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết, có tính sống còn của mỗi dân tộc khi phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.Sông Hương xin giới thiệu một phần bài viết của Cao Huy Thuần như một góc nhìn thú vị về những vấn đề gai góc của thời đại.
NGUYỄN VĂN DÂN(*)LTS: Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ 2 của Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra 2 ngày 4 và 5 tháng 10 năm 2006 đã khép lại nhưng âm vang của nó vẫn còn “đồng hiện” theo 2 cực... buồn vui, cao thấp. Song, dù sao nó cũng đã phản ánh đúng thực trạng, đúng “nội tình” của đời sống văn học nước nhà.
NGUYỄN HỮU TẤN(Lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng)LTS: Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi 2006, do Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Hội LHVHNT, Hội Nhà văn TT.Huế tổ chức đã khép lại. Hai mươi tám tác phẩm từ một vụ mùa non tơ đã phản ánh một phần thế giới thơ trẻ, hồn nhiên nhưng cũng rất người lớn của các em. Nhân Trung Thu 2006, Tạp chí Sông Hương trân trọng giới thiệu những quả bói đầu mùa.
TRƯƠNG THỊ MỘNG CẨMChiếu sáng suốt ngày mặt trời mỏiÂm thầm xuống núi chẳng buồn than,Nghiêng nghiêng hàng cây vài sợi nắngPhảng phất theo chân bước mẹ về.
173 chuyện về Hà Nội phố
PHẠM PHÚ PHONGMấy chục năm qua, người đọc biết ông qua những kịch bản thơ, những bài thơ viết về tình bạn, tình yêu; về những cuộc chia tay lên đường ra trận; về đất và người Hà Nội đầy khí thế hoành tráng của tâm thế sử thi; nhưng cũng có khi bí hiểm, mang tâm trạng thế sự buồn cháy lòng của một người sống âm thầm, đơn độc, ít được người khác hiểu mình.
HOÀNG NGỌC HIẾN(Đọc Tư- duy tự- do của Phan Huy Đường*)
TRẦN HOÀI ANHBáo Văn nghệ trong lời giới thiệu những bài thơ mới nhất của Nguyễn Khoa Điềm số ngày 5/8/2006 cho biết: “Bây giờ ông đã trở về ngôi nhà của cha mẹ ông ở Huế. Tôi chưa bao giờ đến ngôi nhà ấy”. Còn tôi, người viết bài này đã có “cơ may” ở trọ tại ngôi nhà yên bình ấy trong những năm tám mươi của thế kỉ trước khi tôi đang là sinh viên ngữ văn Đại học Sư phạm Huế.
Lan Khai và tạp chí Tao Đàn 1939
NGUYỄN NGỌC THIỆN(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Lan Khai (1906-2006)Đầu năm 1939, Vũ Đình Long, chủ Nhà xuất bản Tân Dân có sáng kiến xin giấy phép xuất bản ấn hành tạp chí TAO ĐÀN. Đây là tạp chí chuyên ngành về văn học đầu tiên trong làng báo ở ta trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Bàn thêm về bản Kiều Duy Minh Thị 1872
NGUYỄN TÀI CẨN, PHAN ANH DŨNG1/ Tiến sĩ Đào Thái Tôn vừa cho xuất bản cuốn “Nghiên cứu văn bản Truyện Kiều: bản Liễu Văn Đường 1871”. Chúng tôi thành thực hoan nghênh: hoan nghênh không phải vì trong cuốn sách đó có những chỗ chúng tôi được Tiến sĩ tỏ lời tán đồng, mà ngược lại, chính là vì có rất nhiều chỗ Tiến sĩ tranh luận, bác bỏ ý kiến của chúng tôi.
Con người Phong Lê qua văn
TÔN PHƯƠNG LAN1. Phong Lê là người ham làm việc, làm việc rất cần cù. Anh là người suốt ngày dường như chỉ biết có làm việc, lấy công việc làm niềm vui cho bản thân và gia đình. Anh sống ngăn nắp, nghiêm túc trong công việc nhưng là người ăn uống giản đơn, sinh hoạt tùng tiệm.
Trò chuyện với Lý Tiểu Long
NGUYỄN VĂN DŨNG    Tôi thật sự xúc động khi đứng trước ngôi mộ của Lý Tiểu Long. Trước đây tôi hình dung nơi an nghỉ cuối cùng của anh phải là một ngôi đền cực kỳ tráng lệ cho xứng với tên tuổi lẫy lừng của anh. Sau khi anh mất, một tờ báo ở Sài Gòn hồi đó viết đại loại trong thế kỷ XX, anh là một trong ba nhân vật nổi tiếng nhất châu Á.
Thanh Tâm Tuyền
THỤY KHUÊLGT: “Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học Việt Nam sắc sảo ở Pháp” (Trần Đình Sử, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXBGD Hà Nội, 2005) Bà đã viết về mục tác giả Bùi Giáng và một số tác giả miền Nam trước 1975 cho “Tự điển văn học” bộ mới. Bài viết về Thanh Tâm Tuyền cũng dành cho bộ Từ điển nói trên. Chúng tôi đăng bài viết này để tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vừa mới qua đời.
Trang 599/613