Sáng ngày 27/7, tại TP Huế đã diễn ra Hội thảo khởi động dự án “ Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đô thị và vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang chịu nhiều tác động của Biến đổi khí hậu với nhiều hiện tượng thời tiết bất thường, đặc biệt là vùng đầm phá, ngập lụt đô thị có xu hướng xảy ra nhiều hơn sau các đợt mưa lớn mặc dù đã có nhiều nổ lực khắc phục nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1401/QĐ-UBND và Quyết định số1402/QĐ-UBND về phê duyệt 02 dự án Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đô thị và vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án nằm trong chương trình “Quản lý tài nguyên nước toàn cầu”. Với nguồn vốn là 175.000USD (tương đương gần 4,5 tỷ đồng), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội – tổ chức Phi Chính phủ địa phương tại Huế và Viện Khoa học Môi trường và Trái đất của trường Đại học Postdam – Đức – đối tác chính của dự án sẽ thực hiện các hoạt động liên quan, dự án này sẽ kéo dài từ năm 2017 - 2018.
Theo đó, dự án “ Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở Thành phố Huế được thực hiện với tổng kinh phí 85,545 USD với 4 nhóm hoạt động chính: Đánh giá giá trị của thích nghi dựa vào hệ sinh thái (EbA) thông qua việc phục hồi hai dòng chảy tự nhiên và khu vực thoát nước ở TP Huế; Đầu tư thí điểm vào việc cải tạo/ duy trì hệ thống thoát nước/ dự trữ nước tự nhiên ở TP Huế; Tăng khả năng chống chịu với ngập lụt đô thị bằng cách tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản lý lũ lụt; Tổ chức các buổi giảng bài cho sinh viên Đại học về EbA và vai trò của phụ nữ trong phòng chống thiên tai, thích ứng Biến đổi khí hậu.
Dự án “ Tăng cướng khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đầm phá, tỉnh Thưuà thiên Huế” có tổng kinh phí 90.000 USD gồm 4 hoạt động chính:Lượng giá giá trị của Hệ thống sinh thái dựa vào thích nghi: Rừng ngập mặn ở đầm phá; Thực hiện EbA ở phá Tam Giang để tăng cường vai trò của phụ nữu trong DRM: tiến hành trồng rừng ngập mặn ở 2- 3 địa điểm thích hợp; Cải thiện khả năng chống chịu lũ lụt ven biển bằng cách tăng cường vai trò của phụ nữ trong DRM; Tổ chức các buổi giảng bài cho sinh viên Đại học về EbA và vai trò của phụ nữ trong phòng chống thiên tai, thích ứng Biến đổi khí hậu.
Mục tiêu của dự án nhằm hoàn chỉnh cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro thiên tai dự vào cộng đồng xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; Tất cả các làng xã ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt chuyên môn, nghiệp vụ về giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nahan dân trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; Đưa kiến thức phòng tránh giảm nhẹ thiên tai vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông.
Hiện nay, một số công trình, dự án đã và đang được triển khai như: Nạo vét, chỉnh trang và xây kè hai bờ sông Lấp, Kim Long; Dự án cải thiện hệ thống thoát nước kinh thành Huế, giảm thiểu bồi lắng cho sông ngự Hà, TP huế do AFD và SIAAP; Đã xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung công suất 5000m3/ngày đêm và bãi chôn lấp chất thải rắn quy mô 30 ha theo tiểu dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô với tổng vốn đầu tư 15,3 triệu USD; Đăng triển khai thực hiện quy hoạch Thủy lợi tỉnh TT Huế đến ănm 2025 và tầm nhìn 2035; Và nhiều công trình đang thực hiện trên địa bàn tỉnh nhằm tăng khả năng thoát lũ.
Phương Anh