[if gte mso 9]> @ Đường đỏ đá xanh và Chỗ đứng người kỹ sư là bộ đôi tiểu thuyết được Nhà xuất bản Lao động ấn hành từ hơn ba chục năm trước. Tổng cộng có đến ngàn trang sách (khổ 14.5 x 20.5) tái bản Nxb Lao đông, tháng 11 năm 2011 thật là một cú “liều mình” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê giữa thời lướt web này. Tuy nhiên bộ sách vẫn chưa hề vơi đi năng lượng của một tác giả trẻ mới vào nghề hồi đó đã dồn nén vào. Người kỹ sư Sơn và cô gái Loan anh gặp lần đầu tiên lên công tác ở công trường 27 “lâm trận”; “cô kỹ thuật viên An cương nghị phải khóc thầm vì chợt hiểu ra người yêu của mình đã đi lầm đường”... Những mối tình lấm bụi đỏ đường Trường Sơn cứ chập chờn ẩn hiện giữa muôn ngàn gian khó và chặng ác liệt của chiến tranh khiến văn phong của bộ tiểu thuyết sinh động hẳn lên và khó mà cũ được. @ Nguyễn Văn Vũ vừa in tập thơ khổ 19 x 17.5cm rất sang trọng. Anh tâm sự: “Có những bài thơ viết đã lâu, khuôn khổ nhưng nhẹ nhàng, đằm thắm và có bài chỉ mới viết hôm qua, giản đơn nhưng thao thức, trăn trở...” Soi mặt lúc nửa đêm - bài thơ in trên số tháng 11.2011 vừa rồi được anh lấy đặt tên cho tập thơ này (Nxb Thuận Hóa 2011). Sao lại soi mặt lúc nửa đêm? Có lẽ Cái xóm nhỏ bằng nửa bàn tay/ mà cưu mang biết bao thân phận đã khiến nhiều đêm tác giả thao thức trăn trở, để rồi vùng dậy... Soi mặt đương nhiên là soi vào gương nhận diện mình. Ở đây tác giả đã tế nhị giấu gương đi, để lại những khuôn mặt thơ khác nhau trong trí tưởng mỗi người. @ Cuốn sách khổ nhỏ xinh 11.5 x 17.5cm vừa được Phương Nam xuất bản cuối tháng 11.2011 có tên Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc là của tác giả trẻ Lê Minh Phong, hiện công tác tại Sông Hương. Tác phẩm chứa 23 truyện ngắn, tác giả tạo dựng một sân khấu cho màn quảng diễn của riêng mình. Ở đấy yếu tố phi lý chính là cây đũa thần đập vụn mô thức kết cấu truyền thống, mở ra một góc nhìn mới dành cho du khách từ lâu vẫn thưởng lãm những hình tượng không bao giờ chịu đổi hướng. (SH275/1-12) |