Đất và người
Di tích cố đô Huế chung sống với lũ
THANH TÙNGSáng 4/11/99, khi còn kẹt ở Đà Nẵng, nối được liên lạc với với Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Mễ qua Mobi Fone tôi mới biết mức nước ở Huế đã vượt đỉnh lũ lịch sử từ 1 - 1,2 mét.
Quảng Điền đang lo sau lũ
YÊN CHÂUQuảng Điền là một trong những huyện bị lũ lụt nặng nhất Thừa Thiên.Có thể kể ra đây mấy con số: 42 người chết, 13.000 tấn lúa bị thối, 3078 con trâu bò bị chết, 34 cây số đê bị vỡ.
Bức tranh toàn cảnh quần thể di tích Huế trước cơn đại hồng thủy thế kỷ
QUÍ HOÀNGLăng tẩm trừ lăng Khải Định, Hổ Quyền, trong Hoàng Thành trừ Thái Bình Lâu, Lẩu Ngọ Môn ở vị thế cao nên thoát khỏi nước. Còn tất cả 14 khu di tích khác với hàng trăm công trình kiến trúc đều bị ngập trong biển nước. Chỗ cao nhất trong nội thành cũng ngập 1 mét 50 nước, chỗ ngập sâu nhất của lăng Minh Mạng là trên 5 mét. Nhà bia ở đây nước ngập dần tới mái.
Tôi cũng có một bạn gái xứ Huế
ĐOÀN MINH TUẤNViệt Nam - mảnh đất dài như một chiếc đàn bầu đã là quê hương sản sinh ra chiếc áo dài phụ nữ duyên dáng. Dải đất hình chữ S thắt lưng eo ở Huế, cũng như chiếc áo dài "thắt đáy lưng ong" dịu dàng, e ấp, kín đáo và lộ rõ đường nét:        Rõ ràng trong ngọc trắng ngà        Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên                                                        (Nguyễn Du)
Gia Hội khu phố cổ tuyệt vời ở Huế
NGUYỄN ĐẮC XUÂNTừ sau ngày các chúa Nguyễn thiên di thủ phủ xứ Đảng Trong đến Kim Long (1636) và Phú Xuân (1687), do yêu cầu tiêu dùng của phủ Chúa và quan binh, đã hình thành ở Phố Lữ Bao Vinh một khu phố thị. Đến nửa thế kỷ XIX khu phố thị nầy lan dần lên phía chợ Dinh Gia Hội và tồn tại cho đến ngày nay. Kinh thành Huế được UNESCO công nhận là Thành cổ thì khu Gia Hội Chợ Dinh chính là khu phố cổ của Huế.
Trách nhiệm cộng đồng - nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Ta-ôi.
NGUYỄN THỊ SỬU Cư trú trên dãy núi Trường Sơn kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Trị của lãnh thổ nước ta, dân số Ta-Ôi chỉ 34.960 người (theo Tổng điều tra dân số 1/4/1999) và ít được biết đến. Nhưng khi đi sâu vào đời sống văn hóa, chúng ta mới thấy sự kỳ thú, kỳ vĩ của dân tộc này. Với tư cách là một thành viên bản địa của cộng đồng tộc người Ta-Ôi và sau một chuyến khảo sát điền dã khắp 21 xã, thị trấn của huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, chúng tôi phát hiện ra một nét văn hóa đặc sắc có tính truyền thống của dân tộc Ta-Ôi. Đó là Trách nhiệm cộng đồng.
Tôi lại về thăm lại Triều Dương
HOÀNG CÁTVới riêng tôi, thì những cái địa danh bình thường, thuộc nông thôn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế như: Triều Dương, Cao Xá, Quảng Thái, Phong Chương, Phù Lai, An Lỗ, Đồng Lâm, Phong Sơn, xóm Khoai, xóm Mắc vv… từ lâu đã trở thành một phần máu thịt của tâm hồn mình, của ký ức mình; chưa bao giờ - và sẽ không bao giờ - tôi nguôi quên cho được.
Lên đồng ở Huế xưa
VÕ HƯƠNG AN (*)Ngày trước tôi chưa thấy nơi nào nhiều am, miếu, điện, đền như ở Huế. Và cũng chưa thấy nơi nào mà việc lên đồng lại phổ biến và quen thuộc như ở Huế. Nội dọc con đường chạy từ xóm Cầu Đất tới cống Vĩnh Lợi đã có khá nhiều điểm lên đồng, nào am ông Cửu Cường, am bà Thầy Bụi, Phước Điền Điện của ông Giám Hưu, am ông Chấn.v.v nói chi đến những nơi khác nữa.
Người Huế, anh là ai?
BỬU ÝKhi nghe dóng lên câu hỏi: “Người Huế, anh là ai?” có lẽ cùng chẳng ai buồn giật mình hay ngạc nhiên làm gì. Bởi lẽ cái chân dung sẽ được phác hoạ ra chắc chẳng có gì độc đáo. Ai nấy đều đã biết rồi, đã gặp rồi, đã gặp khắp nơi là đằng khác. Dù sao, đây cũng thuộc loại hình ảnh cũ kỹ trong cuốn album gia đình mà anh chị em thường táy máy giở đi giở lại vậy.
Côn Đảo, những điều ít người biết
NGÔ MINH             Ghi chép
Vài suy nghĩ về các giá trị văn hóa truyền thống của ngôi làng cổ Phước Tích ở Thừa Thiên Huế
NGUYỄN VĂN MẠNHLàng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỷ XV, gần với quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt. Trong gia phả của họ Hoàng - dòng họ khai canh ở Phước Tích có đoạn chép: "Đến đời Lê Thánh Tôn, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và hai (1470 - 1471), ngài thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An, đã thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về ngài đi xem xét đến nguồn Ô Lâu, bao chiến địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương, sau khi xem bói, đoán biết được chỗ đất tươi tốt, ngài liền chiêu tập nhân dân thành lập làng" (1).
Phong Nha - giọt đá linh hồn
NGUYỄN THANH TÚ                          Bút ký Bến phà Xuân Sơn nằm trên dòng sông Son thơ mộng ở đoạn thượng nguồn. Từ đây đi bằng thuyền máy khoảng nửa giờ đồng hồ ngược lên phía tây sẽ đến động Phong Nha. Anh Lê Chiêu Nguyên cán bộ hướng dẫn của Trung tâm du lịch văn hóa sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng đã nói như vậy khi đoàn chúng tôi chuẩn bị lên thuyền làm cuộc hành trình tới hang động mà UNESCO vừa công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Đôi nét Thanh Tân
NGUYỄN THẾTừ Huế, muốn đến khu nước khoáng nóng Thanh Tân, ta cứ theo Quốc lộ I ra phía Bắc, đi khoảng 20 km, tới cầu An Lỗ; qua cầu, rẽ trái theo tỉnh lộ 11, đi khoảng 12 km là đến. Còn nếu đi từ hướng Quảng Trị vào, đến km 26, rẽ phải vào cổng làng Đông Lâm thẳng theo con đường trải nhựa khoảng 7 km, gặp tỉnh lộ 11, rồi rẽ trái 1km.
Vĩnh Linh bám trụ kiên cường
NGUYỄN QUANG HÀ                       Ghi chépNói đến Vĩnh Linh, không ai không nhớ hai câu thơ đầy hãnh diện của Bác Hồ tặng cho mảnh đất này:                “Đánh cho giặc Mỹ tan tành                Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”
Thăm Nhà thờ Tổ nghề Kim Hoàn
NGUYỄN QUANG SÁNG                                 Ký Mỗi lần ra Huế về tôi cứ áy náy là chưa đến viếng Nhà thờ tổ nghề Kim Hoàn, vì cha tôi và anh em tôi đều là thợ kim hoàn. Nghề kim hoàn của cha tôi đã nuôi các anh chị em tôi. Cũng với nghề kim hoàn gia đình tôi đã trải qua biết bao thăng trầm. Mãi đến ngày 05/8/2004 này nhờ sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương (Nguyễn Khắc Thạch, Vũ Bích Đào, Diệu Trang) tôi đã đến Nhà thờ thuộc làng Kế Môn, huyện Phong Điền.
Vua Hàm Nghi - một họa sĩ
N. I. NIKULIN*Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đã lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện, đền miếu, lăng tẩm kỳ bí. Ở đây tôi được thưởng ngoạn một nền kiến trúc phức tạp, tinh tế, đẹp mê hồn, ngắm nhìn phong cảnh Huế tuyệt vời từ cửa Ngọ Môn. Tôi hít thở thật sâu bầu không khí kỳ lạ của cố đô được hòa quyện bởi hơi mát của biển và dòng sông Hương huyền diệu. Và lòng đầy xúc động tôi đứng trước ngai vàng triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đã từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ, một con người rất đỗi tài năng và có một số phận không bình thường.
Hai bài văn bia ca ngợi cảnh đẹp chùa Thánh Duyên núi Thuý Vân
TRẦN THỊ THANH…Núi Thuý Vân và chùa Thánh Duyên vì trước kia được xem là một trong những thắng cảnh của đất Thần Kinh nên các Chúa và các vua Nguyễn thường về đây thưởng ngoạn và làm thơ phú ca ngợi. Tuy nhiên, nổi tiếng hơn cả vẫn là những bài thơ được khắc trong hai tấm bia - một dựng trong chùa, một dựng dưới chân núi…
Khảo sát một số di tích trên sơn phận xã Dương Xuân Thượng xưa
HỒ VĨNHĐồi Vọng Cảnh nằm cách thành phố Huế 7km về phía tây nam, vùng sơn phận này gồm nhiều núi đồi gối đầu lên nhau trong một khu vực rộng khoảng 2.400 ha diện tích đất tự nhiên. Về mặt địa hình của ngọn đồi, từ vị trí của tấm bia cổ Lý Khiêm Sơn (núi gối hậu của Khiêm Lăng - Tự Đức) kéo dài lên Vọng Cảnh là một dãy liên hoàn.
Chiều trong vườn thư pháp chùa Huyền Không
NGUYỄN QUANG HÀChùa Huyền Không Sơn Thượng tan trong non xanh và lá xanh. Dẫu đang còn tranh tre mộc mạc, nhưng thanh thoát, duyên dáng và thảnh thơi như lòng người ở đây. Đúng như nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh tâm sự: “Cảnh là tơ duyên của đời”. Đến Huyền Không Sơn Thượng cảm giác đầu tiên của tất cả du khách là thấy lòng mình ấm lại.
Ấn tượng Vũng Tàu
…Chưa bao giờ các văn nghệ sĩ Huế lại tranh thủ “đi” như ở Trại viết này. Không chỉ “săn” cảnh đẹp, người đẹp, các anh còn chú trọng hơn những nét đẹp trong lao động sản xuất của người dân Bà Rịa-Vũng Tàu…
Trang 27/32
1 ...25 26 2728 29 ...32