Từ lâu, theo phong tục tập quán, Tết Hàn thực đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Việt, dù có đi xa tới đâu thì vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, những người con xa xứ vẫn cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình. Cũng vào những ngày này, người Việt lại làm mâm cúng mời tổ tiên về ăn Tết Hàn thực.
Tết Hàn thực bắt nguồn từ một điển tích ở Trung Quốc, tuy vậy Tết Hàn thực ở Việt Nam vẫn mang những bản sắc riêng biệt, đậm nét văn hóa người Việt.
Cụ thể, khi về Việt Nam, Tết Hàn thực đã biến đổi phù hợp với bản sắc văn hóa của người Việt. Tết Hàn thực người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi - bánh chay cho Tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.
Tết Hàn thực của người Việt cũng không liên hệ tới Giới Tử Thôi, mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩacon cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội.
Trong dịpTết Hàn thực, người người nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, ngày 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là "Tết bánh trôi - bánh chay".
Ngày Tết này hiện vẫn duy trì phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh, thành phố xung quanh Hà Nội.
Chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon của Tết Hàn thực còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây), ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu. Ảnh: Oanh Đỗ. |
Ngoài ra, chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây), ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu.
Do đó, Tết Hàn Thực của Việt Nam mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc và có những nét khác biệt cơ bản với ngày lễ này tại Trung Quốc. Nhiều sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.
Mâm lễ cúng Tết Hàn Thực gồm:
- Hương, hoa, trầu cau.
- 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (hoặc 3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.
Theo sách Văn khấn nôm truyền thống của NXB Thanh Hóa, khicúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực(3/3 âm lịch), chúng ta phải khấn thần ngoại trước, thần nội
Văn khấn Tết Hàn thực:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………..
Ngụ tại: ………………………
Hôm nay là ngày: ………………. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Theo PT - baotintuc