Văn
HOÀNG TRỌNG ĐỊNHPhòng giam chật chội, tối tăm...  Gần trần có một lỗ thông hơi. Bên ngoài lỗ thông hơi là bức tường tôn xám xỉn. Khe hở dài chừng 10 mét, rộng chừng 3 tấc, nằm song song và gần sát với mặt đường bên ngoài. Đứng trong phòng giam, từ lỗ thông hơi nhìn qua khe hở của bức tường, chỉ có thể thấy những bước chân người đi.
Horla
GUY DE MAUPASSANTÔng Marrande, người nổi tiếng và lỗi lạc nhất trong các bác sĩ tâm thần, đã mời ba đồng nghiệp cùng bốn nhà bác học nghiên cứu khoa học tự nhiên đến thăm và chứng kiến, trong vòng một giờ đồng hồ, một trong những bệnh nhân tại nhà điều trị do ông lãnh đạo.
Con trai của chúng tôi
GUY DE MAUPASSANTGia đình Creightons rất tự hào về cậu con trai của họ, Frank. Khi Frank học đại học xa nhà, họ rất nhớ anh ấy. Nhưng rồi anh ấy gửi thư về, và rồi cuối tuần họ lại được gặp nhau.
Vị mặn nước mắt
NGUYỄN TRƯỜNGThấy tôi ngồi chăm chú đọc thư, miệng cứ tủm tỉm cười, vợ tôi mới giả giọng, hỏi đùa:- Có việc chi thích thú mà cười một chắc rứa?- Có chuyện vui bất ngờ đấy em ạ! - Tôi vừa trả lời vừa kéo tay vợ ngồi xuống, rồi đọc lại một mạch toàn văn bốn trang thư của ba tôi từ Huế mới gửi vào.
Kẻ hèn nhát
VIỆT HÙNGGa H. một đêm mưa phùn ảm đạm.Khách chờ tàu nằm la liệt dọc các hành lang.Tôi bước vào phòng đợi, trong tâm trạng không vui mà cũng chẳng buồn. Tìm một chỗ ngồi bất kỳ…
Giặc I-Meo
TRẦN KIÊM ĐOÀN Ngôi nhà một thời là tổ ấm trên đồi bỗng trở thành rộng gấp đôi, gấp ba và vắng vẻ như một tòa lâu đài cổ từ khi Bé Út dọn ra khỏi nhà để lên miền Bắc học. Đứa con 18 tuổi trên đất Mỹ nầy rời nhà đi học xa thường có nghĩa là đang bước vào đời, ra khỏi vòng tay cha mẹ, thật khó lòng về lại. Những bước tiếp nối là học ra trường, kiếm việc làm, chọn nhiệm sở như cánh buồm đưa tuổi trẻ ra khơi. Bất cứ nơi nào có thể an cư lạc nghiệp trên 50 tiểu bang sẽ là nơi đất lành chim đậu. Tuổi thành niên tiêu biểu của văn hóa Âu Mỹ là tự lập, gắn liền với  vai trò chuyên môn và xã hội chứ không phải quanh quẩn với đời sống gia đình.
Khởi nghĩa
TỐ HỮU        Trích chương V, hồi ký Nhớ lại một thời
Con Gái
JAMAICA KINCAIDNhà văn hậu hiện đại Anh J. Kincaid sinh năm 1949. Mười sáu tuổi, bà đến New York làm quản gia và giữ trẻ. Bà tự học là chính. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của bà: “Giữa dòng sông” (1984) nhận được giải thưởng của viện hàn lâm Văn chương và Nghệ thuật Mỹ; còn các tiểu thuyết “Annie” (1985), “Lucky” (1990) được đánh giá cao.
Duỗi thẳng chân ở thiên đường
ĐỖ PHẤNĐêm rất khuya dưới chân núi H. Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được một con đò bằng tôn móp méo xác xơ. Chẳng hiểu ban ngày trông nó thế nào. Có lẽ đây là chiếc đò bị cấm lưu hành? Không thể có mặt ở bến vào ban ngày. Cũng là cấm làm phép. Dòng suối không có chỗ nào đủ sâu để có thể chết đuối.
Người Kinh đô cũ
HÀ KHÁNH LINH         Trích tiểu thuyếtCHƯƠNG XI
Sonny không buồn
SAM GREENLEE (MỸ)Sam Greenlee sinh tại Chicago, nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết.Ông cũng đóng góp nhiều truyện ngắn, bài báo trong “Thế giới da màu” (Black World); và xem như là bộ phận không thể tách rời trong văn nghiệp, bởi ông là nhà văn da màu. Tuy nhiều truyện ngắn của ông vẫn được thể hiện theo lối truyền thống, nghĩa là vào cửa nào ra cửa ấy; nhưng cái cách mở rộng câu chuyện ở giữa truyện, bằng lối kể gần gũi nhiều kinh nghiệm; đã gây được sự thú vị. Đọc “Sonny không buồn” qua bản dịch, dĩ nhiên, khó thấy được cái hay trong lối kể, bởi nếp nghĩ và văn hoá rất khác nhau; nhiều từ-câu-đoạn không tìm được sự tương đương trong tiếng Việt. Cho nên đọc truyện này, chỉ có thể dừng lại ở mức, cùng theo dõi những diễn tiến bên ngoài cũng như sự tưởng tượng bên trong của Sonny về môn bóng rổ, cả hai như một và được kể cùng một lúc.
Người đi xe máy một chân
ĐỖ KIM CUÔNGBây giờ bạn bè ít được gặp anh lang lang trên phố. Thảng hoặc dăm bữa nửa tháng, có khi hơn mới tóm được anh. Ấy là khi anh phải ra khỏi nhà đi nạp bài cho những tờ báo mà anh thường cộng tác, hoặc đi nhận nhuận bút một vài bài thơ lẻ in trên báo.
Ba ngày ở thị trấn Cù Cưa
VŨ NAM TRỰC           Truyện ngắn
Ánh mắt
TRẦM NGUYÊN Ý ANHÔng Nhâm bước chầm chậm theo con đường tráng xi-măng ngoằn ngoèo trong con hẻm nhỏ. Căn nhà ông ở cuối xóm, một trệt, một lầu... mới tinh. Cánh cửa sắt đóng im ỉm. Ông ngồi bệt xuống nền xi-măng vì chân ông đã mỏi. Lẽ ra, khi mấy đứa con ông chưa bàn nhau cất lại căn nhà, ông đã có thể đẩy cánh cửa rào bằng tre và đàng hoàng bước vào nhà mình.
Cái quạt kè
XUÂN CHUẨNĐể rồi tôi kể cho ông nghe về lai lịch cái quạt, để ông ông khỏi coi tôi là Thằng Bờm có cái quạt mo. Cái thời quạt điện quạt đá, máy lạnh mà cứ bo bo cái quạt kè, thỉnh thoảng lại đạp phành phạch như mẹ hàng cá thách lên giữa chợ. Cũng chẳng có gì li kỳ, hay mùi mẫn rơi lệ, chỉ là chuyện đời tầm phào.Hai ông trải chiếu ngồi giữa sân, nhâm nhi chén trà, ông Thân nói với đại tá Tiến về hưu như vậy khi đại tá ngỏ ý thích cái quạt kè của ông.
Xem trộm
DƯƠNG UÝ NHIÊN (Trung Quốc)Tôi không thể thay đổi được thói quen gần gũi với cô ấy nên đành trốn chạy ra nước ngoài. Tôi đã gặp được em. Khi đăng tác phẩm “Không thể chia lìa” trên một tạp chí xa tít tắp và dùng bút danh, tôi cho rằng mình không một chút sơ hở. Tôi nhận tiền nhuận bút và mua hai chai rượu quý nồng độ cao trên đường trở về. Tôi muốn nói với em điều gì đó nhân kỷ niệm ngày cưới.
Đám cưới giả
VÕ MẠNH LẬP            Ghi chépTrong những ngày tháng ba, hai lẻ sáu trời Hà Nội đẹp và dễ chịu. Cái nắng vàng phủ tràn thành phố, tôn màu của cây thêm xanh biếc, ngói trên các mái nhà như thắm thêm lên, đường phố đi lại thanh thoát và đặc biệt có chút se lạnh vào sáng sớm như sợi tơ vương của hơi thở cuối mùa đông còn lưu sót lại.
Thôi em về đi
TRẦN THỊ TRƯỜNG  Bim chào đời vào lúc kém 19 phút. Trăng hạ tuần phun nhẹ màu đục của sữa vào bầu trời. Hôm sau trời lất phất mưa. Bố nói với bà ngoại trước khi đi làm: "Nếu không thấy con về thì bà giúp con cùng nhà con nuôi cháu". Câu nói ám ảnh làm trí tưởng tượng của bà ngoại nhiều lần thắt lại. Sau này nhiều khi bà ngoại sợ cả cái bóng của mình.
NAM TRUNG Ông Hãnh cứ đi tới đi lui trong phòng khách nhà ông, vừa đi vừa quạu cọ lẩm bẩm: thằng Hùng nó nói vậy là nó có ý coi thường mình, nó dám trứng khôn hơn vịt. Rồi mày sẽ biết tay ông. Ông sẽ cho mày còn lâu mới được vào Đảng, ông sẽ bác tất cả những đề xuất về mày...
Kỳ lạ ông tôi
HOÀNG THÁI SƠNKhi tôi lớn lên thì nội tôi đã mất từ lâu nhưng thỉnh thoảng dân làng vẫn nhắc đến người với niềm cảm mến về những chuyện không ít ly kỳ. Ông tôi rất khoẻ, người tròn vo, đen như sừng, tục danh Cu Trắt - phương ngữ vùng quê tôi nghĩa là nhỏ và rắn chắc. Ông ham mê võ thuật, thạo côn quyền, thuở trai thường đóng vai ông địa trong đám múa lân. Đám múa năm nào hễ thiếu ông là coi như nhạt trò, dân làng chẳng ai buồn xem. Người ta đồn ông tôi tài ba lỗi lạc, như có thể đi trên lửa, nhảy qua nóc nhà, còn những thứ chui vào hậu cung đình làng mà không cần dở ngói là xoàng... Kho chuyện về ông ngày càng dày do mồm miệng dân gian thêu dệt thêm, tuy nhiên trong đó nhiều chuyện là có thật.
Trang 57/77
1 ...55 56 5758 59 ...77