W. H. AUDEN
In memory of W. B. Yeats
I
He disappeared in the dead of winter:
The brooks were frozen, the airports almost deserted,
And snow disfigured the public statues;
The mercury sank in the mouth of the dying day.
What instruments we have agree
The day of his death was a dark cold day.
Far from his illness
The wolves ran on through the evergreen forests,
The peasant river was untempted by the fashionable quays;
By mourning tongues
The death of the poet was kept from his poems.
But for him it was his last afternoon as himself,
An afternoon of nurses and rumours;
The provinces of his body revolted,
The squares of his mind were empty,
Silence invaded the suburbs,
The current of his feeling failed; he became his admirers.
Now he is scattered among a hundred cities
And wholly given over to unfamiliar affections,
To find his happiness in another kind of wood
And be punished under a foreign code of conscience.
The words of a dead man
Are modified in the guts of the living.
But in the importance and noise of to-morrow
When the brokers are roaring like beasts on the floor of the
Bourse,
And the poor have the sufferings to which they are fairly accustomed,
And each in the cell of himself is almost convinced of his freedom,
A few thousand will think of this day
As one thinks of a day when one did something slightly unusual.
What instruments we have agree
The day of his death was a dark cold day.
II
You were silly like us; your gift survived it all:
The parish of rich women, physical decay,
Yourself. Mad Ireland hurt you into poetry.
Now Ireland has her madness and her weather still,
For poetry makes nothing happen: it survives
In the valley of its making where executives
Would never want to tamper, flows on south
From ranches of isolation and the busy griefs,
Raw towns that we believe and die in; it survives,
A way of happening, a mouth.
III
Earth, receive an honoured guest:
William Yeats is laid to rest.
Let the Irish vessel lie
Emptied of its poetry.
In the nightmare of the dark
All the dogs of Europe bark,
And the living nations wait,
Each sequestered in its hate;
Intellectual disgrace
Stares from every human face,
And the seas of pity lie
Locked and frozen in each eye.
Follow, poet, follow right
To the bottom of the night,
With your unconstraining voice
Still persuade us to rejoice;
With the farming of a verse
Make a vineyard of the curse,
Sing of human unsuccess
In a rapture of distress;
In the deserts of the heart
Let the healing fountain start,
In the prison of his days
Teach the free man how to praise.
Tưởng nhớ W. B. Yeats
I
Ông biến mất trong cái chết mùa Đông
Những dòng suối đóng băng, những phi trường trống trải,
Và tuyết làm biến dạng những pho tượng ngoài công cộng;
Nhiệt kế xuống thấp trong ngày nhà thơ hấp hối.
Phép đo nào chúng ta đồng thuận
Ngày cái chết của ông là một ngày tối lạnh.
Xa hơn sự đau yếu của ông
Những con sói vẫn chạy qua những cánh rừng xanh,
Dòng sông quê không bị lôi cuốn bởi những bến cảng tân thời;
Bằng những lời than vãn
Cái chết của nhà thơ không ở trong những bài thơ ông.
Nhưng với ông đó là buổi chiều cuối cùng như chính ông,
Một buổi chiều của y tá và những tin đồn;
Những tỉnh thành của thân xác nổi loạn,
Những quảng trường của tâm trí rỗng không,
Sự im lặng xâm nhập ngoại ô,
Dòng cảm xúc dần tàn; ông trở thành những người hâm mộ ông.
Bây giờ thơ ông được trải khắp hàng trăm thành phố
Và hoàn toàn đem lại những cảm xúc thờ ơ,
Để tìm kiếm hạnh phúc của ông nơi một khu rừng khác
Và bị trừng phạt dưới mã số xa lạ của lương tâm.
Lời của một người chết
Được thay đổi trong lòng sự sống.
Nhưng trong sự quan trọng và ầm ĩ của ngày mai
Khi những nhà môi giới gầm lên như thú dữ ở sàn chứng khoán Bourse, Paris,
Và những người nghèo vốn quen với nỗi khổ đau,
Và mỗi người trong tế bào của chính mình hầu hết tin chắc vào sự tự do,
Vài ngàn người sẽ nghĩ về ngày này
Như mỗi người nghĩ về một ngày khi đã làm được điều gì khác thường.
Phép đo nào chúng ta đồng thuận
Ngày cái chết của ông là một ngày tối lạnh.
II
Ông cũng ngốc như chúng ta; món quà của ông sống lâu hơn hết:
Khu của những phụ nữ giàu có, tình trạng suy tàn thể xác,
Chính ông. Ái nhĩ lan điên rồ làm ông đau trong thơ
Bây giờ Ái nhĩ lan có chứng điên của nó và tiết trời yên tĩnh,
Vì thơ không làm điều gì xảy ra: nó sống sót
Trong thung lũng của sự sáng tạo nơi những người có trách nhiệm
Không bao giờ muốn đổi thay, chảy về Nam
Từ nông trại của sự cô lập và nỗi sầu khổ lăng xăng,
Nhưng thành phố nguyên sơ chúng ta tin và chết; nó sống sót
Là cách nó xảy ra, là thơ.
III
Trái đất nhận người khách danh dự
William Yeats được yên nghỉ.
Hãy để thân xác ông nằm
Trống vắng trong thơ.
Trong cơn ác mộng của bóng tối
Tất cả chó Âu châu sủa,
Và người sống đợi chờ,
Tách biệt nhau trong lòng căm thù;
Sự suy nghĩ chủ quan nghèo nàn
Trên mỗi khuôn mặt người
Và biển của lòng trắc ẩn nằm
Khóa và đóng băng trong mỗi con mắt.
Hãy theo đuổi, nhà thơ, theo đuổi triệt để
Từ đáy cùng đêm
Với tiếng nói không bị hạn chế
Vẫn còn làm chúng ta hân hoan;
Với sự tu dưỡng một vần thơ
Làm cho sự nguyền rủa trở thành vườn nho,
Hãy hát về sự thất bại của loài người
Trong trạng thái say mê của nỗi khốn cùng;
Trong sa mạc của con tim
Hãy để suối nước chữa lành bắt đầu chảy
Trong nhà tù của thời ông
Dạy cho con người tự do biết ngợi ca.
Khế Iêm dịch
ĐỌC VÀ CHÚ THÍCH
W. H. Auden đến định cư ở New York ngày 26 tháng 1 năm 1939. Ba ngày sau, ông nghe tin nhà thơ W. B. Yeats mất, 73 tuổi. Lúc đó Auden mới 32 tuổi. Ông viết bài thơ tưởng nhớ W. B. Yeats trên tờ The New Republic, 8 tháng 3, 1939. W. B. Yeats (1865 - 1939), nhà thơ Ái Nhĩ Lan, giải thưởng Nobel Văn chương 1923, là nhà thơ thể luật, bác cầu giữa chủ nghĩa Lãng mạn và hiện đại, một trong những khuôn mặt quan trọng nhất của thế kỷ 20. Ông sinh ở Ái Nhĩ Lan, trong một gia đình theo đạo Tin lành, và chuyển tới Luân Đôn sống từ năm mới 2 tuổi. W.H. Auden (1907 - 1973), nhà thơ Anh, quốc tịch Hoa Kỳ, theo đạo Thiên Chúa giáo, là nhà thơ thể luật, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20.
Bài thơ chia làm 3 phần. Phần đầu gồm 6 đoạn thơ, hòa trộn giữa thơ và văn xuôi. Phần 2, viết theo dòng 12 âm tiết, với đơn vị âm thanh iambic (không nhấn, nhấn). Phần 3, gồm 6 đoạn thơ, mỗi dòng 7 âm tiết, viết theo iambic. (Ở đây chúng tôi đều dịch thành thơ tự do). Phần đầu nói về cái chết của nhà thơ, trong quang cảnh mùa đông giá rét, suối đóng băng, phi trường không người qua lại, tuyết phủ ngập thành phố. Nhiệt độ xuống thấp trong ngày nhà thơ (mouth) chết. Mouth (miệng) ám chỉ thơ và nhà thơ, vì thơ là tiếng nói, là hiện tại, ngay bây giờ. Và mặc dù chúng ta đánh giá thế nào về cái chết và thơ ông, thực tế, đó chỉ là một ngày tối lạnh, xảy ra bình thường trong thời tiết cuối năm. Thiên nhiên cũng như con người, lạnh nhạt trước cái chết của một nhà thơ. Những con sói vẫn thấp thoáng trong những cánh rừng xanh. Và “dòng sông quê”, ám chỉ thơ, vẫn chảy bên ngoài nền văn minh, giữ cho bài thơ sống sót. Cái chết của ông không có trong thơ ông.
Ông chết vào buổi chiều? Thật sự, tác giả không biết, và đi hỏi khắp nơi cũng không ai biết, vì thế, “buổi chiều cuối cùng như chính ông”, cũng có nghĩa là tuổi xế chiều. Sự sống của ông bị tước đoạt, bị bao vây bởi cái chết, trước hết là những tin đồn, sau đó là cuộc nổi loạn của thân xác, sự trống rỗng của tâm trí, và im lặng lan tỏa khắp ngoại ô thành phố. Tác giả dùng nhóm từ địa lý, “những tỉnh thành, những quảng trường” để phác họa thế giới cá nhân của Yeats đang lụi tàn, cũng ám chỉ, cả một đất nước trong chính ông đang rơi vào hỗn loạn. Ông không còn là nhà thơ, mà trở thành người đọc thơ ông.
Những bài thơ, cũng như tro cốt ông, rải khắp nơi và bị hiểu sai. “Để tìm kiếm hạnh phúc của ông nơi một khu rừng khác/ Và bị trừng phạt dưới mã số xa lạ của lương tâm.” Trong văn hóa phương Tây, rừng là nơi của bóng tối và điềm báo. Những người cổ đại không sống trong rừng, mặc dù thường săn bắn trong rừng, vì họ tin rằng rừng là nơi cư ngụ của những thế lực siêu nhiên. Yeats đã chết và linh hồn ông đang ở thiên đàng hay nơi địa ngục, với luật của đời sau, “mã số xa lạ của lương tâm”. Nó cách biệt với đời sống con người vì không có người sống nào trở về từ cuộc đời sau. Và bài thơ còn lại, nó thuộc về hậu thế, được giải thích theo cách của người đọc nó.
Thời gian cứ trôi qua, những sinh hoạt thường ngày vẫn như cũ, thị trường chứng khoán vẫn hoạt động, những người nghèo vẫn nghèo, khổ đau vẫn khổ đau, không có gì thay đổi. Tự do (freedom) ở đây có nghĩa là sự hiện hữu, dù sống trong nghèo khó, những người nghèo vẫn tin tưởng vào cuộc sống của họ. Sự sống luôn luôn giá trị hơn cái chết. Bởi ngay cả cái chết của một nhà thơ tầm vóc thế giới, cũng chẳng mang một ý nghĩa nào, chỉ vài ngàn người quan tâm, so với hàng triệu triệu con người. Nhưng trong vài ngàn người đó, cũng như những người nghèo khó kia, họ vẫn tin tưởng vào đời sống vĩnh cửu của thơ.
Phần 2, tác giả cho rằng, bản thân Yeats cũng bình thường, hỉ nộ ái ố, sống và chết, như mọi con người. “Những phụ nữ giàu có” nói về những mối tình vụng trộm khuất lấp của ông ở cuối đời, từ phu nhân đồng tính Dorothy Wellesley tới người yêu cuối cùng, Edith Shackleton Heald, đều là những phụ nữ giàu có, tiếp đón ông, nơi những ngôi nhà của họ, như một vị linh mục của xứ đạo. Thân xác suy tàn và cả chính ông, rồi cũng mất. Tai họa của đất nước, sự đàn áp của người Anh đối với cuộc nổi loạn vào mùa Phục sinh năm 1916, làm ông đau đớn, và ông thể hiện nó trong thơ.
Mặc dù có một nhà thơ lớn như Yeats, Ái Nhĩ Lan vẫn như cũ. Thơ không thể làm cách mạng hay thay đổi xã hội, thơ không làm điều gì xảy ra. Nhưng thơ vẫn tồn tại, trong thế giới của nó, và chẳng bao giờ biến mất trong tiềm thức người đọc (executives). Chảy về phương Nam, là chảy về cội nguồn, nhắc chúng ta, bắc Ái Nhĩ Lan thuộc Anh, theo Tin lành, còn miền Nam thuộc người Ái Nhĩ Lan, đa số là Thiên Chúa giáo, và Yeats còn là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Thành phố nguyên sơ, cũng như dòng sông quê là biểu tượng của thơ, thăng hoa từ nơi quạnh quẽ và sầu khổ. Thơ sống sót qua thời gian, không phải nơi những gì nhà thơ nói mà về cách nó xảy ra, là chính thơ.
Phần 3. Thân xác của Yeats được an nghỉ nơi lòng đất. Trong khi đó Âu châu đang lăm le rơi vào thế chiến thứ hai kinh hoàng. Những quốc gia sẵn sàng chiến đấu, “tất cả chó Âu châu sủa”, lòng trắc ẩn và tâm trí bị đóng băng, con người quay mặt lại với thơ, tuy nhiên, thơ vẫn còn đâu đó. Và những nhà thơ đích thực như Yeats, cứ phải tiếp tục theo đuổi thơ, với tiếng nói không giới hạn, không đối kháng cũng không hứa hẹn bất cứ điều gì, chỉ mang niềm vui tới cho mọi người, biến những lời nguyền rủa (chiến tranh) thành vườn nho (cuộc sống an lành), dạy con người biết ngợi ca về sự hiện hữu, và yêu quý đời sống của chính họ.
K.I
(SHSDB24/03-2017)