Văn nghệ trong nước
Bắt đầu vòng bình chọn Giải Mai Vàng lần thứ 16
Sau gần 2 tháng diễn ra vòng đề cử, từ ngày 10/12 đến hết ngày 20/1/2011, Ban tổ chức Giải Mai Vàng sẽ tiến hành vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 16 năm 2010 ở các thể loại: ca nhạc, sân khấu, điện ảnh – truyền hình.
“Vượt qua bến Thượng Hải”: Bộ phim về Bác hấp dẫn khán giả trẻ
Ngày 17.12 tới, bộ phim truyện nhựa “Vượt qua bến Thượng Hải” (tên ban đầu là “Hành trình qua ba bể” - được coi là phần II của phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” sẽ khởi chiếu trên nhiều rạp chiếu cả nước.
Trà Mi giành Huy chương vàng piano quốc tế
Cô học sinh Trung cấp 1 (Hệ 11 năm) giành giải Nhất Bảng C tại cuộc thi mang tên F. Chopin diễn ra từ 1 đến 5/12, lần đầu tiên được tổ chức tại Singapore.
Điện ảnh Việt nhìn từ phim ngắn
10 – 15 năm nữa, diện mạo điện ảnh Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào một thế hệ làm phim mới. Bây giờ họ đang làm gì? Hầu hết đều đang làm phim ngắn. Nhìn vào hiện thực phim ngắn hiện nay cũng là một cách soi trước một thế hệ làm phim của tương lai.
Phim kinh dị Việt: Tại sao 'im thin thít, lặn mất tăm'?
Sau phim Mười, Suối oan hồn, Ngôi nhà bí ẩn (2007), Chết lúc nửa đêm, Bốn thí nghiệm đêm tân hôn (2008),… bỗng nhiên dòng phim tạm gọi là phim kinh dị "Made in Viet Nam" mất hút.
Chất lượng phim Việt: Thỏa mãn hay bằng lòng?
Phim Việt những năm gần đây phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Về số lượng, chỉ tính riêng năm 2010 đã có trên dưới 10 phim truyện mới được công chiếu rộng rãi tại các rạp.
Nghệ sỹ Việt, thôi đừng đa năng
Nếu chuyện nghệ sỹ đa năng mà có tài thì chắc chẳng ai muốn bàn luận nhưng việc nghệ sỹ đa năng trên mọi lĩnh vực như showbiz Việt hiện nay thì có lẽ người thiệt thòi nhất vẫn là khán giả.
Chương trình
Chương trình thơ ca "Quê mẹ" tôn vinh, tưởng nhớ nhà thơ Tố Hữu sẽ diễn ra tại Huế tối 11/12 nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920-2010) và 8 năm ngày mất của ông (2002-2010).
Sẽ in lại 500 bài báo tiếng Pháp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh
Vừa qua tại làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã diễn ra lễ khánh thành khu mộ gia tộc học giả Nguyễn Văn Vĩnh - một nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Khi “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đang trở thành cơn sốt, cuốn sách ấy vẫn nằm nguyên trên giá sách của tôi. Tôi vẫn nghĩ tôi không phải bạn đọc của anh, tôi đọc lúc nào chả được, không cần phải đọc khi nó đang “sốt”.
Từ Huy nói chuyện về tiểu thuyết mới
Nhà nghiên cứu văn học - dịch giả Nguyễn Thị Từ Huy (bút danh Từ Huy) sẽ có buổi nói chuyện về tiểu thuyết mới (Nouveau Roman) tại ĐH Hoa Sen (93 Cao Thắng, Q.3, TP.HCM) vào lúc 8h30 ngày 15/12.
Một không gian mở về nông thôn mới
Ở tuổi sáu mươi, nhiều người chọn cảnh an nhàn, thì Ngô Phan Lưu quyết tâm theo đuổi nghề viết một cách chuyên nghiệp. Bơi ngược dòng nước đời thường có phải đơn giản đâu. Ngô Phan Lưu hiểu và càng bền tâm bền chí hơn. Lão nông đã ngơi tay cày tự mày mò học vi tính và lóc cóc gõ từng trang bản thảo chất chứa trải nghiệm và suy tư của một người suốt mấy chục năm gắn bó với ruộng đồng.
Khánh thành tượng Trương Vĩnh Ký
Sáng nay 6.12, nhân kỷ niệm 173 năm ngày sinh nhà bác học Trương Vĩnh Ký, với sự quan tâm của Tỉnh ủy - UBND tỉnh Bến Tre, lễ khánh thành và đặt tượng đồng nhà bác học Trương Vĩnh Ký sẽ được tổ chức tại trường PTTH mang tên ông (Trương Vĩnh Ký) thuộc huyện Chợ Lách.
Nhộn nhịp Giáng sinh
Còn hơn 20 ngày nữa mới đến Giáng sinh, nhưng hiện nay trên nhiều tuyến đường, nhiều điểm vui chơi giải trí ở TPHCM đã tràn ngập không khí, sắc màu Giáng sinh. Tất cả điều ấy hứa hẹn mang đến cho công chúng một Giáng sinh an lành, vui tươi…
Dịch giả Dương Tường bàn về kịch nói
Hội thảo “Sự hình thành kịch nói ở Việt Nam” sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 7.12 tại Trung tâm văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
Ra sách về con đường Lê Duẩn của cố giáo sư Đặng Phong
Tác phẩm về "con đường cái quan" nổi tiếng của thủ đô, đường Lê Duẩn, với những tư liệu và hình ảnh lịch sử quý giá, ra mắt tháng 12 để tưởng niệm 100 ngày mất của tác giả, cố GS Đặng Phong.
Kịch nói-thành tựu lớn nhất của sân khấu VN hiện đại
Công chúng yêu nghệ thuật sân khấu sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu về một thành tựu văn hóa lớn nhất của sân khấu Việt Nam hiện đại là sự ra đời của thể loại kịch nói từ những thập niên đầu thế kỷ XX.
Kéo dài thời gian trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội qua Tết Tân Mão
Công tác quản lý, vận hành và thanh quyết toán dự án Bảo tàng Hà Nội đã được UBND TP chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành triển khai.
Tranh Bùi Xuân Phái vượt giá sàn tại Hong Kong
Phiên đấu giá mùa Thu của Larasati (Singapore), thuộc Những nhà đấu giá liên hiệp châu Á (mã số UAA 004), đã diễn ra hôm 27/11/2010 tại Trung tâm triển lãm Hong Kong, với 183 tác phẩm lên sàn. Theo tin riêng mà nhà đấu giá Larasati cung cấp cho TT&VH thì 3 tác phẩm của Vũ Cao Đàm, Bùi Xuân Phái và Hồng Việt Dũng đều được bán, nhưng chỉ có mỗi tranh của Bùi Xuân Phái là vượt giá sàn.
Thêm những giọng hát trẻ đến với nhạc Trịnh
Cuộc thi hát nhạc Trịnh Công Sơn lần thứ 7 do hội quán Hội Ngộ tổ chức, kéo dài từ ngày 4.11 đến 28.11.2010 đã thu hút 240 thí sinh, thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội. Nguyễn Thị Cẩm Nhung, 23 tuổi, đã chinh phục khán giả một cách thuyết phục khi hát Ca dao mẹ, Ru đời đi nhé, và giành giải nhất cuộc thi.
Trang 136/214