Văn nghệ trong nước
Không gian nghệ thuật phủ đầy 10 ngày Đại lễ
Điểm qua các hoạt động chính, người dân có nhiều lựa chọn không gian nghệ thuật nghe nhìn. Riêng chỗ vui chơi có phần chìm hơn.
Làm phim về chiến tranh: Món nợ lịch sử phải trả
Làm phim chiến tranh, đó là món nợ lịch sử phải trả, không chỉ vì quá khứ bi tráng, hào hùng của dân tộc mà còn vì một ý nghĩa lớn lao hơn là tiếp tục giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ, những người sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam tương lai.
Khai quang Đại Phật tượng cao 27m - Tượng đá lớn bậc nhất Đông Nam Á
Tối mai 25/9/2010, lễ khai quang pho tượng Phật bằng đá cao 27m sẽ diễn ra tại chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh). Đây là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á và là công trình tượng đài bằng đá hoành tráng nhất Việt Nam.
Trống đồng – Trái tim ẩn chứa nhiều thông điệp
Hoành tráng, công phu, sinh động và đậm đà bản sắc dân tộc, đó là tiêu chí của nhiều chương trình nghệ thuật lớn, được các đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên đang ngày đêm dốc sức tập luyện để cống hiến cho khán giả thủ đô và cả nước trong dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sau rất nhiều lần chỉnh sửa, giữ kín để tạo sự bất ngờ, tới thời điểm này, một số nội dung hấp dẫn của các đêm nghệ thuật mới được hé mở.
Những bài thơ tình chưa in của Bùi Giáng
Hôm nay 24.9, đúng 12 năm ngày mất thi sĩ Bùi Giáng (17.8 Mậu Dần - 17.8 Canh Dần), NXB Văn hóa Văn nghệ liên kết với nhà sách Quỳnh Na chính thức phát hành tập di cảo thứ 9 của ông tại số 482/35/5 Lê Quang Định, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - nơi ông sống những ngày cuối đời.
Chọn nhà thầu Italy về ý tưởng Nhà hát Thăng Long
Ngày 23/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã khai mạc triển lãm và công bố kết quả tuyển chọn phương án thiết kế ý tưởng kiến trúc công trình Nhà hát Thăng Long.
Nguyễn Thế Cường Quốc biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện TPHCM
Tối ngày 24-9-2010 tại Phòng hòa nhạc của Nhạc viện TPHCM, Pianiste 17 tuổi Nguyễn Thế Cường Quốc sẽ trình diễn một chương trình hòa nhạc cùng Dàn nhạc Giao hưởng TP.HCM (chỉ huy Nguyễn Anh Sơn).
Phát động Liên hoan phim về môi trường toàn quốc
Ngày 23/9, Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ 4 năm 2010, do Bộ Tài Nguyên và Môi trường phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức, đã được phát động.
Tìm thấy tấm mộc bản đặt tên Hà Nội
Trung tuần tháng 9.2010, cán bộ, viên chức Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (TTLTQG IV) đóng tại Đà Lạt (Lâm Đồng) lần đầu tiên tìm thấy mộc bản nêu sự kiện vua Minh Mạng đặt tên Hà Nội - thủ đô của đất nước.
Người văn chương hóa lịch sử dân tộc
30 năm miệt mài, cặm cụi. 30 năm lặng lẽ đặt dấu chân ở nhiều vùng đất Tổ quốc để khảo sát, điền dã. 30 năm xới tung những kho tư liệu khổng lồ và 30 năm vật vã trước trang giấy... Đến hôm nay, hai bộ tiểu thuyết lịch sử gói trọn hai triều đại huy hoàng, hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc với thời gian gần 400 năm đã hoàn tất và ra mắt công chúng. Nhà văn ấy là Hoàng Quốc Hải (ảnh).
Triển lãm các họa phẩm được chế tác từ lá bồ đề
Từ ngày 22/9-10/10, lần đầu tiên công chúng tại Việt Nam sẽ được thưởng lãm Bồ đề họa tâm - những tác phẩm hội họa độc đáo được chế tác với điểm nhấn là chiếc lá bồ đề được thỉnh từ Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ), vùng đất linh thiêng của Phật giáo, nơi ghi dấu Đức Phật Thích Ca thành đạo.
Những họa phẩm hoa rực rỡ của nữ họa sỹ Croatia
Từ ngày 24/9 đến 4/10, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu đến công chúng Thủ đô triển lãm tranh của nữ họa sỹ gốc Croatia - Ana Tzarev, mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
“Nếu để bài chòi mất đi là ta có tội với tổ tiên”
“Chầu rày đã có trăng non/ Để anh lên xuống có con em bồng...” đó là một trong những câu ca mang cái duyên riêng của bài chòi. Ai đã từng tham gia hội bài chòi sẽ không thể quên những câu thai êm ru, tha thiết như thế!
21h ngày 26.9, hô thần nhập tượng Thánh Gióng
Sáng 21.9, thượng tọa Thích Thanh Quyết - Uỷ viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo VN - Phó Hiệu trưởng Học viện Phật giáo VN - đã chủ trì cuộc gặp báo chí để thông báo nội dung chương trình lễ khai quang yên vị - hô thần nhập tượng đức Thánh Gióng.
Công bằng với nhà Mạc
Nhìn nhận lại và ứng xử công bằng với nhà Mạc-vấn đề nhận được sự đồng thuận tại hội thảo “Vương triều nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội ngày 21-9. Dương Kinh, khu kinh đô ven biển đầu tiên của Việt Nam gắn liền với nhà Mạc cũng được đề nghị nghiên cứu để trở thành khu di sản.
Phòng tranh nhóm họa sĩ Hà Nội: Ấm áp, xúc động
Sau cuộc hội ngộ giữa hai nhóm điêu khắc gia Hà Nội -Sài Gòn, 10 họa sĩ đất thủ đô: Phạm Kim Bình, Đỗ Thị Kim Đoan, Vũ Thu Hiền, Bùi Anh Hùng, Trần Thị Bích Huệ, Nguyễn Bằng Lâm, Phạm Ngọc Liệu, Đỗ Thị Ninh, Tạ Thị Thanh Tâm, Trương Thị Mai San đã tiếp tục “chia lửa” về phương Nam, hưởng ứng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, qua cuộc triển lãm 110 tác phẩm tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, quận 1, TPHCM) (*)
Ra mắt tiểu thuyết lịch sử về tám triều vua Lý
Sau 20 năm lao động công phu, nghiêm túc, với biết bao tâm huyết, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã hoàn thành bộ tiểu thuyết lịch sử "Tám triều vua Lý." Bộ sách đã ra mắt bạn đọc ngay trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Cùng với bộ "Bão táp cung đình" viết về triều Trần trước đó, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã thực hiện thành công ý tưởng văn học hóa lịch sử hai triều đại huy hoàng của dân tộc.
'Chiếu dời đô' khổng lồ
'Chiếu dời đô' kỷ lục do các nhà thư pháp, họa sĩ và nghệ nhân tài hoa chế tác vừa được Ban chỉ đạo Quốc gia 1.000 năm Thăng Long công bố chính thức sáng qua (20-9).
Sân khấu Việt Nam có từ khi nào?
Sân khấu Việt Nam đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử thú vị. Nay chúng tôi chỉ xin lược trích những cột mốc lớn, chủ yếu tập trung ở sân khấu miền Nam.
Công bố kỷ lục cuốn thơ
Cuốn thơ "Hương thiền ngàn năm" của Hòa thượng Thích Giác Toàn (bút hiệu Trần Quê Hương) vừa ra mắt ngày 18/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 145/214