Văn nghệ trong nước
Nguyễn Tri Phương và tam Xường, tứ Định
Ở bài viết về nhân vật “nhì Phương”, chúng tôi đã nêu vấn đề nhiều người hay nhầm lẫn Tổng đốc Phương là danh tướng Nguyễn Tri Phương. Sau đây, xin lược ghi tiểu sử của Nguyễn Tri Phương và thân thế của 2 nhân vật “tam Xường, tứ Định”...
Nỗi niềm tháng bảy
Năm nào cũng vậy, cứ tháng bảy về, lòng tôi lại nôn nao nỗi nhớ về quê hương. Tháng bảy, đến cơn mưa cũng trĩu buồn hơn mọi độ... Nhớ mùa Vu lan, xá tội vong nhân, nhớ cây thị già lặng lẽ toả hương cuối vườn...
“Trái tim Tổ quốc” trong mắt phóng viên Thông tấn
Hơn 100 bức ảnh màu và đen trắng về Hà Nội xưa và nay được trưng bày trong triển lãm ảnh “Hà Nội – Trái tim cả nước” tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Kịch thiếu nhi “Trông giỏ bỏ thóc” lúc... trái mùa
Mùa hè năm nay, kịch thiếu nhi bỗng nhiên nở rộ trên hầu hết các sân khấu TPHCM. Ngoài đơn vị đã có thương hiệu kịch thiếu nhi như IDECAF nay xuất hiện thêm nhiều địa chỉ kịch thiếu nhi mới như rạp Hưng Đạo có vở “Chúa tể muôn loài”, sân khấu Hoàng Thái Thanh có vở “Nữ hoàng ngang ngược”, sân khấu Super Bowl có vở “Chuyện cái bồ”, sân khấu Phú Nhuận cũng gấp rút dàn dựng vở “Cuộc chiến ẩm thực” dựa theo truyền thuyết bánh chưng bánh dày…
Không có nhạc vàng, nhạc sến
Tiếp nối loạt bài xung quanh chủ đề nhạc sến, PV trò chuyện với nhạc sĩ Thanh Sơn- tác giả 'Nỗi buồn hoa phượng' cùng nhiều bài hát nổi tiếng trong dòng nhạc trữ tình quê hương. Thanh Sơn sinh 1938 tại Sóc Trăng, nguyên biên tập viên Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông. Ông nghỉ hưu 5 năm nay.
Nguyễn Thụy Kha với cuốn 1000 ca khúc TL-HN
Sau khi hoàn thành tập bản thảo dày gần 2.000 trang mang tên: 1.000 ca khúc Thăng Long - Hà Nội của trên 500 tác giả, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha đã quyết định bỏ tiền túi để cuốn sách này có thể ra đời kịp tiến độ.
Phát động Hành trình 50 ngày hướng tới Đại lễ
Hà Nội vừa phát động Hành trình 50 ngày hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội với mong muốn Thủ đô là tấm gương sáng, tích cực tham gia các hoạt động đóng góp cho sự thành công của Đại lễ.
Làng tiến sĩ bên sông Tiền
Mấy lần cùng đi công tác với Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, tôi phát hiện ra cô là người làng Vĩnh Kim, từ bé theo cha tập kết ra Bắc trở thành người Vĩnh Kim- Tiền Giang ở Hà Nội. Cô cho biết: Vĩnh Kim là đất học nơi sinh ra rất nhiều người thành đạt...
Triển lãm Phật Tích và di sản mỹ thuật thời Lý
Từ 18g hôm nay 20-8 đến 5-9, tại Trường đại học Mỹ thuật VN (Hà Nội), Ban mỹ thuật cổ (Viện Mỹ thuật VN) tổ chức triển lãm trưng bày và giới thiệu chuyên đề về chùa Phật Tích trong vị thế một công trình mỹ thuật Phật giáo lớn nhất và quan trọng của mỹ thuật thời Lý - dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ.
Thân phận người lính thợ Đông Dương
Những người lính thợ là cuốn sách hiếm hoi nghiên cứu về một đề tài mà giới nghiên cứu sử học và văn hóa trong nước ít đề cập: đời sống của những người lính thợ Đông Dương ở Pháp.
Lý Hùng vào vai Lý Công Uẩn
Sau những phim Lý Công Uẩn - Đường tới đất Thăng Long, Huyền sử thiên đô..., Về đất Thăng Long (do P&T Pictures sản xuất) có lẽ là phim sau cùng được thực hiện để chào mừng dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, sẽ được khởi quay vào 21.8.
Hà Nội, những tháng năm giữ nước
Triển lãm Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh - Những tháng năm giữ nước đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cục Lưu trữ Văn phòng T.Ư Đảng phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đến di tích Hoả Lò: “Nơi hầm tối là nơi sáng nhất”
Khu di tích nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Thực dân Pháp cho xây dựng nhà tù này năm 1896 nhằm giam giữ những người đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp. Ngày nay, đây là một di tích cách mạng quý giá để khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Lê Anh Xuân - “Vì sao đổi ngôi” của văn học cách mạng
Sáng 17-8, Hội Nhà văn TPHCM (HNV TPHCM) đã tổ chức hội thảo “Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ - liệt sĩ Lê Anh Xuân”. Tham dự hội thảo có đại biểu của nhiều thế hệ, từ những người bạn, đồng chí của nhà thơ - liệt sĩ, đến những người yêu thơ Lê Anh Xuân, những nhà lý luận phê bình, các bạn trẻ của thế hệ hôm nay. Với mọi người, dù đã vĩnh viễn ra đi 42 năm về trước nhưng nhà thơ Lê Anh Xuân vẫn còn mãi, cũng giống như những vần thơ cuối cùng của ông:
Những câu chuyện từ trái tim
'Những câu chuyện từ trái tim' đã vượt qua tầm của một cuốn tự truyện để trở thành tác phẩm văn học có giá trị, khi mở bất cứ trang nào cũng thấy những chi tiết thấm đậm tình người. Trên blog của Trần Văn Khê viết: “Hãy yêu sự thật, nhưng cũng biết tha thứ lỗi lầm” (Voltaire).
Triển lãm hơn 200 tài liệu về lịch sử Thủ đô Hà Nội
Ngày 17/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, hơn 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh về một thời kỳ lịch sử hào hùng của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến đã được trưng bày tại triển lãm “Thăng Long-Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh - những tháng năm giữ nước."
“Thưởng thức” đặc sản Huế bằng… thơ Võ Quê
Hoa & Phong vị Huế là tác phẩm mới nhất vừa được NXB Thuận Hóa ấn hành của nhà thơ Võ Quê (nguyên Chủ tịch Hội VHNT Thừa Thiên - Huế).
Thông điệp sau những kỷ vật
Bảo tàng Quân khu 4 (Nghệ An) hiện lưu giữ hàng trăm kỷ vật của người chiến sỹ giải phóng. Mỗi kỷ vật là một câu chuyện cảm động.
Hành trình yêu nước
Thầy Đỗ Đình Truật (ảnh) là thầy chủ nhiệm chúng tôi năm lớp 2 và lớp 3 ở Khu học xá Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc), khoảng 1956-1957.
Văn Mới ra mắt tập truyện giai đoạn 2006 - 2010
Công ty Văn hóa Đông A và NXB Hội nhà văn vừa phát hành cuốn Văn mới 5 năm (2006 - 2009). Sách dày 590 trang, gồm 44 truyện ngắn đặc sắc của 44 tác giả mới do nhà văn Hồ Anh Thái tuyển.
Trang 150/214