Văn nghệ trong nước
Hội Nhà văn Việt Nam: Sẵn sàng “bắt sóng” các cây viết trẻ
Không thể phủ nhận, trong những năm qua liên tục xuất hiện nhiều gương mặt trẻ với cách viết mới đã làm phong phú và đa dạng diện mạo văn học Việt Nam. Không ít người trong số đó đã bắt đầu tạo được dấu ấn với độc giả yêu văn thơ. Trước thềm Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, tổ chức từ ngày 4 đến 6-8 tại Hà Nội, phóng viên đã trò chuyện với nhà văn Võ Thị Xuân Hà, Ban nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam (ảnh) về thế hệ nắm giữ tương lai của Hội.
Hội Nhà văn VN chuyển giao nhiệm kỳ: Nhiều đầu việc lớn, nhưng…
Hội Nhà văn VN làm được gì trong nhiệm kỳ qua, làm thế nào để giải thưởng hàng năm của Hội có thêm sức thuyết phục, văn học Việt đang đi về đâu, nên hay không nên nộp đơn gia nhập Hội Nhà văn VN… - những câu hỏi… “biết rồi, khổ lắm” nhưng vẫn khiến bao người trong cuộc lẫn ngoại đạo phải để tâm tại mỗi thời điểm Hội Nhà văn VN chuyển giao nhiệm kỳ.
Có đến 28 người được đề cử làm Chủ tịch Hội Nhà văn VN
Hơn 900 nhà văn dự đại hội, 349 người được đề cử vào BCH Hội Nhà văn khóa VIII
“Hiện đại hóa” truyện cổ tích hay làm lệch lạc trí tưởng tượng của trẻ thơ?
Chị Phương Oanh, giáo viên Trường Ngoại ngữ Saigontech chia sẻ: Tôi có hai con trai nhỏ 3 tuổi và 4 tuổi rất thích được nghe truyện cổ tích. Vừa rồi, tôi dạo một số nhà sách thấy có bán nhiều truyện tranh màu sắc rất đẹp, nhưng khi đọc kỹ tôi thấy nội dung sai lệch cũng như hình ảnh có chỗ rất kỳ quặc. Nếu đã gọi là truyện cổ tích thì nên để như nó vốn có, đó là kho tàng truyện cổ vô giá của Việt Nam; "hiện đại hóa" truyện cổ tích như kiểu này sẽ làm hỏng thế giới tâm hồn của trẻ em. Là mẹ, tôi không chọn mua cho con những truyện tranh này bởi truyện đã trở thành một loại truyện gì đó khác xa truyện cổ tích.
Hội Nhà văn được tặng tranh chân dung Hữu Loan
Bức sơn dầu khổ 60 x 90 cm, khắc họa chân dung tác giả "Màu tím hoa sim", vừa được họa sĩ Lê Quân trao tặng Hội Nhà văn Việt Nam để trưng bày trong Bảo tàng Văn học.
Gìn vàng giữ ngọc cải lương
6 suất hát từ 23.7 đến 1.8.2010, tại Nhà hát Bến Thành (TP.HCM), với hai vở cải lương kinh điển là Câu thơ yên ngựa và Điều Tam Xuân báo phu cừu, những nghệ sĩ tuồng cổ của đại gia đình Khánh Hồng - Minh Tơ thuở nào đã làm người xem ngỡ ngàng, xúc động...
Lắp dựng tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh núi Sóc
Ngày 1/8 (tức ngày 21/6  Âm lịch), tượng Thánh Gióng đã được lắp dựng thành công trên đỉnh núi Đá Chồng (núi Sóc), xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Nghệ thuật múa rối - Gian nan tồn tại, giữ nghề
Múa rối là loại hình nghệ thuật độc đáo, vừa mang tính giải trí vừa góp phần định hướng giáo dục, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho khán giả nhiều lứa tuổi, đặc biệt là các em thiếu niên, nhi đồng. Nhưng thời gian gần đây, hoạt động biểu diễn, phát triển của nghệ thuật múa rối khá yên ả, thiếu hẳn sức sống tươi mới, tạo dấu ấn riêng cho loại hình nghệ thuật đặc biệt này…
Đầu tư sáng tác văn học: Câu hỏi lớn trước thềm đại hội
Đại hội toàn thể Hội Nhà văn (HNV) Việt Nam sắp diễn ra tại Hà Nội, có nhiều câu hỏi đang chờ được nêu ra, nhiều bức xúc đang đợi trả lời nhưng vấn đề quan trọng nhất mà từ nhà văn đến bạn đọc cả nước đang chờ đợi đại hội lần này giải đáp là hội sẽ làm gì, đầu tư như thế nào để văn học trong nước có những tác phẩm hay, đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
“Nghiên cứu tâm lý” (*) của BS Nguyễn Khắc Viện: Cuốn sách của mọi nhà
Sau ngày thành lập Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (gọi tắt là N-T) 1989, nhiều công trình nghiên cứu tâm lý của bác sĩ (BS) Nguyễn Khắc Viện đã được công bố, nhưng đây là lần đầu, các công trình quan trọng nhất được tập hợp lại trong một bộ sách dày dặn (dự định in 2 tập).
Trang trí chiếu sáng theo chủ đề Hà Nội 1.000 năm
Trong dịp Đại lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lưu ý tính mỹ thuật của chiếu sáng trang trí cần có chủ đề gắn với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội như các hình tượng biểu trưng của Hà Nội ngàn năm văn hiến, truyền thống lịch sử, thành phố vì hòa bình, hội nhập…
Trước thềm Đại hội Nhà văn (4 đến 6-8): Mười dạng người mà tôi không bầu làm lãnh đạo
Dạng thứ nhất: Người chỉ có khả năng thẩm định, dung nạp những tác phẩm hợp khẩu vị với mình, chỉ quan tâm săn sóc những đồng nghiệp hợp gu. Dạng này làm lãnh đạo sẽ có thói độc quyền chân lý, kìm hãm sự đa dạng, làm cho nền văn học nghèo nàn, đơn điệu.
Hình ảnh của Phật giáo Thăng Long qua 1.000 năm
Sau ba năm liên tiếp nhóm Họa sĩ Phật tử Mặc Hương triển lãm tranh với chủ đề “Sen đầu hạ” (2007-2008-2009), năm nay “Sen đầu hạ IV” lại một lần nữa khoe hương sắc để đón mừng Phật giáo thủ đô tròn một thiên niên kỷ.
1.000 năm Thăng Long & Tinh thần bao dung thời Lý-Trần
Ở đời, phàm những ai biết tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính bản thân mình. Tha thứ cho một lỗi lầm có khi còn có ý nghĩa hơn nhiều lần khen thưởng cho một thành tích. Điều kiện cần ở "bao dung" là "quên" chứ không phải là "nhớ". "Nhớ" không phải dễ, nhưng "quên" càng khó hơn nhiều. Có lẽ trong lịch sử chưa có thời nào lại có nhiều biểu hiện về "bao dung", "khoan thứ" như ở thời Trần.
Nguyễn Quang Sáng với bạn bè
NXB Tổng hợp TP.HCM và Công ty Saigon Media vừa ấn hành Nguyễn Quang Sáng với bạn bè dày hơn 350 trang. Cuốn sách chia làm bốn phần: Tôi viết vì tình yêu, Kể chuyện bạn bè, Nguyễn Quang Sáng trong tình yêu của bạn bè và Nguyễn Quang Sáng trả lời phỏng vấn.
Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ trong ký ức người thân và đồng đội
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/ 2010), Nhà xuất bản Công an Nhân dân ra mắt cuốn sách Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ trong ký ức người thân và đồng đội.
Giai điệu sắc màu của Lê Quân
Tại số 45 Tràng Tiền (Hà Nội) đang diễn ra cuộc triển lãm 49 tác phẩm sơn dầu của họa sĩ Lê Quân.
Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
Sáng 28/7, tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và chương trình "Kiều bào và Tuần văn hóa dân tộc hướng về Đại lễ."
Thông điệp không sợ hãi trong việc xây dựng đất nước thời Lý
Khi nhớ một ngàn năm Thăng Long không thể không nghĩ đến một nền tảng tinh thần trong việc xây dựng đất nước thời Lý, đó là tinh thần không sợ hãi bằng quán chiếu thể hiện qua bài Thị đệ tử của Thiền sư Vạn Hạnh.
Đêm nhạc đặc biệt cho ca sĩ Y Moan
Chương trình ca nhạc đặc biệt mang tên “Ngọn lửa Cao nguyên” dành riêng cho ca sĩ hàng đầu Tây Nguyên Y Moan Enuol sẽ diễn ra tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Hà Nội, dự kiến vào đêm 6-8-2010.
Trang 152/214