Bảo tàng Văn học Việt Nam (ngõ 275, đường Âu Cơ, Hà Nội) đã được mở cửa khánh thành sau... 10 năm xây dựng.
Hãy biết cách tự cười mình, điều ấy không chỉ làm xung quanh ta vui vẻ mà trong sâu xa hoạt động đó, nếu chủ ý thực hiện một cách có nghệ thuật, nó mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ cho cuộc sống.
Tại phòng tranh International Modern Art ở Houston, bang Texas (Mỹ) đang diễn ra triển lãm của hai họa sĩ Doãn Hoàng Lâm và Đoàn Xuân Tặng. Khai mạc ngày 7/5 và sẽ kéo dài đến hết tháng 7/2015, triển lãm này tiếp nối những nỗ lực giới thiệu tranh Việt Nam trên đất Hoa Kỳ.
Cục Điện ảnh cho biết, 6 phim truyện gồm: Trúng số (đạo diễn Dustin Nguyễn), Những đứa con của làng (đạo diễn Nguyễn Đức Việt), Khát vọng Thăng Long (đạo diễn Lưu Trọng Ninh), Hiệp sĩ mù (đạo diễn Lưu Huỳnh), Bí mật thảm đỏ và Hào quang trở lại (đạo diễn Victor Vũ) sẽ được mang đến Mỹ vào đầu tháng 7 để chiếu giao lưu trong hoạt động ngoại giao, nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
Nhạc sĩ An Thuyên, tác giả ca khúc: "Ca dao em và tôi", "Em chọn lối này", "Huế thương"... qua đời lúc 17 giờ 40 phút ngày 3-7 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 vì nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 66 tuổi.
Cách đây không lâu, các nhà báo Nguyễn Tường Lộc, Nguyễn Khắc Văn, tôi và… nhạc sĩ Phan Nhân (ảnh) đã có chuyến rong ruổi về miền Tây. Đêm Long Xuyên, một cuộc hội ngộ đầm ấm vui vẻ. Anh lái xe của Báo An Giang là Ba Hòa đã xin phép nhạc sĩ Phan Nhân, hát bài Hà Nội niềm tin và hy vọng. Dân miền Tây hát… là ngôi sao mai gạng gỡ (rạng rỡ) làm anh em cười ngất…
10 giờ 45 ngày 29-6, tác giả của các bài hát nổi tiếng: Đoàn Giải phóng quân, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Thuyền và biển, Anh ở đầu sông em cuối sông… - nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - đã đi về cõi vĩnh hằng. Những tác phẩm của ông với giai điệu thắm tình nhân ái, đậm đà tình yêu thương sẽ sống mãi trong lòng các thế hệ người yêu nhạc.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã qua đời vào 10g15 sáng nay (29-6) tại bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) sau ba ngày nhập viện.
Ngoài việc đã được chuyển thể thành phim, “Cây nước mắt” của nhà biên kịch trẻ 8X Huệ Ninh còn gây choáng váng với khối kiến thức đồ sộ của một người trẻ sinh ra trong thời bình ở đất Bắc, lại tái hiện sâu sắc câu chuyện đầy nhân văn về cuộc tình cặp đôi Pháp - Việt và nỗi thống khổ của những phu phen cao su thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Rạng sáng 24-6, Giáo sư Trần Văn Khê qua đời. Nhắc đến tên tuổi của ông, người ta nhớ tới: Ca trù Nhã nhạc cung đình Huế, Đờn ca tài tử được nhân loại gìn giữ và vinh danh có phần đóng góp không nhỏ của GS Trần Văn Khê trong vai trò cố vấn khoa học.
Luật sư Phan Anh qua đời vừa tròn 1/4 thế kỷ. Cuốn sách Phan Anh - Một niềm tự hào của trí thức Việt Nam do NXB Chính trị Quốc gia mới phát hành như nén tâm hương tưởng nhớ ông.
Hoàng Trầm (sinh 1928 tại Sài Gòn, nguyên quán Long An) là một tài năng lặng lẽ, đa diện. Riêng mảng ký họa, ông đã tỏ ra xuất sắc bởi sự hoàn chỉnh về ngôn ngữ, ý tứ, bố cục, tự nó đã trở thành tác phẩm nghệ thuật độc lập.
Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, văn hóa dân tộc có nhiều biểu hiện khủng hoảng trước cơ chế thị trường và ảnh hưởng của văn hóa du nhập bên ngoài. Đó cũng là bối cảnh và điều kiện để Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam được thành lập cách đây vừa tròn 15 năm.
Một người nổi tiếng cả thế giới như ông lại là GS-TS-Viện sĩ nhưng ông vẫn khiêm tốn học Ca trù. Buổi học này cách đây gần 40 năm (tháng 4-1976) chính ông – GS Trần Văn Khê đã gỡ “oan” cho Ca trù. Và càng có ý nghĩa lịch sử hơn khi vào năm 2009, Ca trù đã được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể.
Việc xác định ảnh báo chí có được chỉnh sửa hay không hoặc ảnh báo chí có cần nghệ thuật hay không là điều không dễ dàng đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh hiện nay. Bởi, trong thời đại phát triển của công nghệ số, ranh giới giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật vừa rõ ràng nhưng đôi khi lại rất mong manh.
Từ ngày 23-6, bộ phim truyền hình hợp tác Việt - Hàn Tuổi thanh xuân sẽ được phát sóng tại Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Á. Đây là lần đầu tiên hình ảnh của Việt Nam thông qua một bộ phim truyền hình dài tập được đưa đến bạn bè thế giới.
Câu chuyện của Phùng Ngọc thủ vai 'thằng Cò' trong phim Đất phương Nam được công chúng quan tâm và bày tỏ tình yêu thương, nhưng điều ấy đã gợi lên bao suy tư về những bộ phim truyền hình Việt bị ghẻ lạnh.
Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là một tờ báo
Toàn bộ số tiền bán bức tranh sẽ được dùng để hỗ trợ thân nhân các liệt sĩ đã ngã xuống tại Gạc Ma.
Tác phẩm được ví là "trái ngọt" của mùa hiện đại hóa văn học Việt Nam đã được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn tái bản.