Tối 30-6, tại Nhạc viện TPHCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật Đàn tranh 2014, quy tụ hơn 60 nghệ sĩ đàn tranh trong và ngoài nước tham gia biểu diễn. Chương trình đã mở màn cho loạt hoạt động giao lưu, biểu diễn, tọa đàm... tôn vinh nhạc cụ đàn tranh và âm nhạc dân tộc diễn ra từ 30-6 đến 4-7, tại TPHCM.
Những ngày qua, công chúng yêu thích phim tài liệu đã có cơ hội thưởng thức những tác phẩm điện ảnh đặc sắc nhất tại Liên hoan phim châu Âu - Việt Nam lần thứ 6 được tổ chức tại 2 TP lớn là Hà Nội và TPHCM, giới thiệu hàng chục bộ phim của các đạo diễn tên tuổi qua nhiều thế hệ của cả châu Âu và Việt Nam.
66 bài viết ngắn, giống như những “status” phản ánh hiện trạng tâm lý của dân chơi facebook. Tuy nhiên, với ngòi bút có ý thức và chuyên nghiệp, Làng quê đang biến mất? (NXB Hội Nhà văn, 2014), tác phẩm mới nhất của nhà văn Tạ Duy Anh, không dừng lại ở việc bày tỏ suy nghĩ, mà thật sự đưa độc giả vào thế phải săm soi lại thực tại, phải phản ứng và bày tỏ thái độ. Sách đang gây sự chú ý của bạn đọc.
Tối 26/6, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và Hội đồng Giao lưu Văn hóa Ấn Độ phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Một đám cưới Ấn Độ tuyệt vời” của đoàn Bollywood Dance Era Ấn Độ tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Hà Nội.
"Nhà văn như Thị Nở" là cuốn sách đầu tiên của Phạm Xuân Nguyên. Biên tập viên cuốn sách cho biết chị đã trầy trật để giục nhà phê bình ham chơi gom bản thảo.
Hai nhóm Book Hunter Club và Tinh thần Khai minh sẽ cùng trao đổi về cuốn sách triết học được đánh giá là "vượt tầm thời đại" của Hamvas Béla.
Bài thơ của cố nhạc sỹ Thuận Yến gửi con gái Thanh Lam trước ngày "ra đi" đã nhanh chóng lan truyền trên cộng đồng mạng và gây nhiều xúc động cho người đọc.
Ngày 22-6 tại Đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã diễn ra lễ xin lửa thiêng, cầu an, cầu phúc đúc Tượng vàng Thánh Gióng (ảnh). Đây là nghi lễ nằm trong dự án đúc 60 bức Tượng vàng Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương chào mừng 60 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2014). Sự kiện do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo An ninh Thủ đô phối hợp thực hiện.
Lê Tràng Kiều tên thật là Lê Tài Phúng, sinh năm 1912 tại Nam Định. Năm 16 tuổi, ông theo gia đình chuyển lên Hà Nội, sống tại Kẻ Mọc, làng quê cổ kính của Hà Nội xưa. Tại đây, ông theo học Trường Thăng Long, rồi thi vào Cao đẳng Thương mại Đông Dương. Ở tuổi mười tám đôi mươi, Lê Tràng Kiều đã viết một số bài về văn học, văn hóa xã hội, cộng tác thân thiết với Văn Học tạp chí của Dương Tụ Quán và Dương Quảng Hàm, và sớm được dư luận chú ý.
Với việc tập trung vào các sự kiện lớn và vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm, không ngần ngại đi vào những đề tài “gai góc,” các phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam đã giành được bốn giải thưởng tại Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII-năm 2013.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội, người ta dễ dàng trở thành “nhà báo” khi có thể tự viết và đăng thông tin của mình trên các tài khoản cá nhân. Thậm chí, có người cho rằng báo chí sẽ tự “diệt vong” khi không thể cạnh tranh với các mạng xã hội và các nhà báo sẽ thất nghiệp.
Những tác phẩm trong "Sống ở đời biết khi nào ta khôn" của Y Ban đều là truyện ngắn, cực ngắn, nhưng đặt ra những vấn đề nhức nhối của đời sống hôm nay.
Thái độ hoài cổ khá thời thượng ở nhiều lĩnh vực, nhưng với văn học thì không. Thế nên, những trang văn của Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam…, vốn khiến nhiều thế hệ độc giả Việt say mê, ngày càng xa lạ với giới trẻ ngày nay.
Đã thành thông lệ, hơn mười năm nay, cứ vào dịp cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch hằng năm, nhà thơ Trần Thị Lan (tức Lan Hinh) - con gái thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải - lại tổ chức buổi lễ tưởng nhớ cụ thân sinh tại nhà tưởng niệm của gia đình ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp HCM. Ngoài họ hàng, bà con và bạn bè thân hữu, còn có rất nhiều người yêu thơ, tao nhân mặc khách vẫn nhớ dịp này để tụ về.
Là một nhà văn đã dành cả cuộc đời để chuyên viết cho thiếu nhi và cho những ai muốn tìm lại tuổi thơ đã mất của mình, Trần Hoài Dương từng hai lần nhận giải thưởng cao quý của Hội Nhà văn Việt Nam. Trong Trần Hoài Dương luôn hiện diện người mà anh luôn nhớ và biết ơn, người đã "dắt tay" đưa anh vào con đường văn chương...
Sáng 16/6, tại Hà Nội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã phát động cuộc thi viết “Xuân 1975 bản hùng ca toàn thắng.”
Sáng 16.6, ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình sưu tầm, khảo sát và số hóa các tư liệu Hán Nôm trên địa bàn Hà Tĩnh, một nhóm cán bộ chuyên môn của đơn vị này đã phát hiện một dòng họ đang lưu giữ 15 sắc chỉ cổ quý hiếm có niên đại từ triều Nguyễn.
Tuyển tập truyện ngắn "Tạm biệt nỗi buồn" của nhiều tác giả trẻ ẩn chứa khát khao hòa mình vào cuộc sống, được yêu thương và cống hiến.
Trong khi đi sưu tầm, số hóa tài liệu Hán Nôm ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) Đoàn chuyên gia Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh và Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện một văn bản sắc phong quý hiếm có niên đại cách nay gần 400 năm.
Tiểu thuyết của Linda Lê không có tình tiết cao trào, thắt mở. Tuy nhiên, mọi câu chữ trong sách đều ghi lại diễn biến nội tâm, sự sám hối của người con gái dành cho người cha đã qua đời.