Ngày 27.5, đại diện Bảo tàng Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết hàng trăm thư tịch cổ Hán - Nôm như văn bia, sắc phong, gia phả, địa bạ, khế ước… vừa được phát hiện trong đợt kiểm kê 135 di tích lịch sử văn hóa, trong đó nhiều sắc phong quý thời nhà Nguyễn còn lưu giữ cẩn thận ở các nhà thờ tộc.
Lữ Thị Mai mang cảm xúc của một nhà thơ vào những trang tản văn, truyện ngắn, khiến hình ảnh Hà Nội hiện lên dung dị mà đầy chất thơ.
Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kiêm nhiệm vai trò đứng đầu Trung tâm Dịch Văn học, có mục đích quảng bá tác phẩm Việt Nam ra thế giới.
Nói đến Thuận Yến, công chúng yêu âm nhạc thường nhắc đến ông với tư cách người viết nhiều ca khúc về Bác Hồ nhất mà trong đó Bác Hồ - một tình yêu bao la đã lay động hàng triệu con tim… Tuy nhiên, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng làm nên tên tuổi của ông đó là chất “lửa” trong các ca khúc.
Hiện nay, truyện ngôn tình đã phủ rộng ở khắp các thành phố từ Bắc đến Nam. Từ nhà sách, tiệm sách cũ đến các trang mạng.
Khi Armand Rousseau, Toàn quyền Pháp tại Đông Dương qua đời năm 1896, gia đình đã tìm thấy một số album ảnh ông thực hiện trong thời gian sống ở đây.
Lúc 16 giờ hôm nay 21.5, tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Báo Thanh Niên, Tập đoàn Hoa Sen và Đài truyền hình Việt Nam - Ban Thanh thiếu niên VTV6 tổ chức chương trình gala Tỏa sáng nghị lực Việt.
Chiều 20/5, tại Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp Tạp chí Xưa và Nay tổ chức triển lãm bộ sưu tập ảnh chủ đề Ký ức về Việt Nam 1895 - 1896 của tác giả người Pháp Armand Rousseau.
Nhắc đến non thiêng Yên Tử, người ta hay nghĩ đến khu vực Đông Yên Tử thuộc khu vực huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh mà ít biết có một Tây Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang từng ghi những dấu ấn huyền thoại của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Nhằm đánh thức những huyền tích ấy, ngày 17/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã chính thức làm Lễ đặt đá xây dựng khu văn hóa tâm linh tại khu vực Đồng Thông (xã Tuấn Mậu, Sơn Động) với tổng kinh phí khoảng 250 tỷ đồng.
Các yếu tố văn hóa bản địa mà tiêu biểu là nghệ thuật dân gian luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách khi đến thăm một quốc gia hay một vùng đất lạ.
Vẫn đôi mắt sáng, vầng trán cao, giọng nói ấm áp như bao lần xuất hiện trên sân khấu, truyền hình trong các vai diễn về Bác Hồ, nghệ sỹ ưu tú Tiến Hợi bảo: “Người nghệ sỹ vinh dự khi được gọi tên bằng vai diễn. Nhắc tới tôi, công chúng nhớ tới những vai diễn về vị cha già kính yêu của cả dân tộc. Đó là một niềm hạnh phúc lớn lao!”
Gần trọn đời theo đuổi một lý tưởng, đến khi về hưu, người lính quân y già vẫn không ngừng học tập đạo đức và lối sống của Bác bằng cách đi sưu tầm các bức ảnh về Người. Sau hơn 25 năm, một kho tàng ảnh tư liệu về Bác Hồ đã được xây dựng và truyền lại cho con cháu.
Năm 22 tuổi, Phạm Thanh Tâm có mặt trong Đại đoàn 351 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Sống trọn với “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt”, đối mặt với từng khoảnh khắc nóng bỏng của mặt trận, người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy đã có những sáng tác, ký họa ngay trong chiến hào. Vừa cầm súng, vừa cầm cọ đi qua bao khốc liệt của hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, những tác phẩm ra đời tại mặt trận, những ký họa chiến trường của ông đã trở thành niềm tự hào và góp phần làm rạng ngời những trang sử vàng Điện Biên Phủ của dân tộc.
5 năm sau khi thực hiện bộ tranh 79 mùa xuân, họa sĩ Trần Mai đang sống với bức tranh thứ 80 về Hồ Chủ tịch - tác phẩm mà ông vẽ để giữ cho riêng mình.
Hòa trong không khí cả nước cùng hướng về những ngày lễ lớn của tháng 5-2014, kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, tại TPHCM đã và đang diễn ra hàng loạt các hoạt động văn hóa nghệ thuật ý nghĩa, thiết thực.
Triển lãm “Cầu Long Biên - Cây cầu của Nghệ thuật” gồm 112 tác phẩm hội họa và 112 tác phẩm ảnh của hơn 50 nghệ sỹ trong nước và quốc tế, thể hiện những góc nhìn khác nhau về cây cầu Long Biên sẽ khai mạc chiều ngày 18/5, tại Dolphin Plaza, 17 Trần Bình, Mỹ Đình, Hà Nội.
TS: PGS-TS, NSND Ngô Mạnh Lân được xem là cây đại thụ trong làng hoạt hình Việt Nam. Với 60 năm làm nghề, ông đã dành khá nhiều công sức cho đồ họa và điều này được thể hiện trong triển lãm Tranh đồ họa Ngô Mạnh Lân đang diễn ra tại Nhà triển lãm mỹ thuật (16 Ngô Quyền, Hà Nội) kéo dài đến 23/5.
Sáng 14/5/2014, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ đón nhận Phiên bản Mộc bản và ảnh chụp bản gốc - bản dập Mộc bản khắc về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh do Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt, Lâm Đồng) thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trao tặng.
Chiều 14/5, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau 7 ngày làm việc. Hội nghị đã xem xét kết quả tổng kết và nhất trí ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Mùa Phật đản năm nay, ở thành phố sương mù Đà Lạt có nhiều hoạt động chào mừng, hưởng ứng, cổ động kính mừng Phật đản từ ngày 6-5 đến 13-5-2014 như nghi lễ tắm Phật nguyện cầu quốc thái dân an, triển lãm, ẩm thực chay, văn nghệ hát mừng Phật đản, chiếu phim truyện Phật giáo, thuyền hoa và phóng sanh đăng tại chùa Quan Thế Âm hồ Xuân Hương, diễu hành xe hoa qua các đường phố 2 đêm 14 và 15 tháng 4 âm lịch.