Mới đó mà đã năm năm rồi. Năm năm trong chớp mắt ngậm ngùi, trong tiếc nhớ khôn nguôi về một nhà văn suốt đời dành ngòi bút mình viết về một vùng đất, những con người mà với ông quá đỗi thân thương và vô cùng gần gũi...
(SHO). Nhằm thúc đẩy và phát huy giá trị của múa đương đại Việt Nam và cũng với mục đích tạo một cầu nối cho phép các nghệ sĩ châu Âu, châu Á và Việt Nam được gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này, các đơn vị đồng sáng lập ra Liên hoan Múa Đương đại tại Hà Nội là Viện Goethe và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) cùng phối hợp với Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam và một số nước châu Âu và châu Á (Pháp, Anh, Israël và Nhật Bản) tiếp tục tổ chức Festival Múa Đương đại lần thứ 3 tại Hà Nội, sẽ diễn ra tại Nhà hát Tuổi trẻ, từ đêm 25 đến 29/9/2013.
(SHO). Như tin SHO đã đưa, những ngày này, Liên hoan phim Đức đang diễn ra ở Huế, thu hút hàng ngàn người dân Huế đi xem.
Không hẹn mà gặp, cuối năm nay khán giả sẽ có dịp xem hai phim điện ảnh đầu tay về miền Tây Bắc, một phim quay ở Lào Cai, một phim quay ở Mộc Châu (Sơn La).
Một cảnh tượng rất ít gặp ở sân khấu Hà Nội: khán giả nườm nượp đổ tới xem LH các vở diễn của Lưu Quang Vũ (bắt đầu từ 9/9). Rạp Công nhân, rạp Tuổi trẻ và rạp Đại Nam đều rơi vào tình trạng quá tải vì đặc kín người.
Trang phục khắc họa bản sắc, tính cách nhân vật và làm giàu có miền ký ức của khán giả nhưng trang phục cũng có thể làm ký ức ấy bị tổn thương. Đó là chia sẻ của TS Vũ Ngọc Thanh tại hội thảo “Tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam” do Hội Điện ảnh Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam cùng Hội đồng lý luận Văn hóa nghệ thuật Trung ương tổ chức mới đây.
Từ ngày 25 - 29.9, các tiết mục múa từ 5 quốc gia châu Âu và châu Á cùng 2 sản phẩm hợp tác Việt - Đức và Việt - Pháp sẽ được trình diễn trong Liên hoan múa châu Âu gặp châu Á trên sân khấu múa đương đại, tại Hà Nội.
Sau khi đấu giá thành công, chủ nhân của bức tranh Mẹ trong đá và Gặp nhau trên nương là Doanh nhân Trần Thị Ngọc Lan và Á hậu – ca sĩ Trà Ngọc Hằng đã để lại trên cao nguyên đá để trưng bày trong triển lãm.
Một nhà thơ không chủ định, nhưng những gì được viết ra trong hoàn cảnh bị giam giữ, mất tự do lại mang theo chất thơ và những giá trị thơ đích thực.
(SHO) - Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế và Nhà hát kịch Quân đội đang cùng dựng vở "Ðiều không thể mất" để tham gia Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ.
(SHO) - Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Múa đương đại – Sự gặp gỡ Á - Âu” tại Hà Nội.
(SHO). Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ 11 đến 15/10/2013.
Trong tiếng khèn Mông dặt dìu, đồng bào tại cao nguyên đá ngạc nhiên khi được thưởng ngoạn một sự kiện lạ. Đó là triển lãm tranh sơn dầu của họa sĩ Đỗ Đức do báo Thể thao &Văn hóa (TTXVN) phối hợp với UBND huyện Đồng Văn tổ chức.
Cái răng, cái tóc là góc con người - câu tục ngữ xưa nói về phong thái của một người cần có. Người Việt cổ chú trọng đến điều đó theo nghĩa đen và nghĩa bóng.
Chiều 28/8, tại Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức triển lãm ảnh toàn quốc, chủ đề “Khám phá văn minh sông Hồng” và triển lãm ảnh của Trại sáng tác với chủ đề “Biển đảo quê hương”.
"Nếu biết được khán giả và giới sân khấu dành tình cảm cho mình như thế này, bố, má Quỳnh hay em Quỳnh Thơ của tôi hẳn sẽ rất vui" - MC Lưu Minh Vũ nghẹn ngào nói trong Đêm Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh diễn ra vào tối 25/8 tại Hà Nội.
Ở tuổi 58, diễn viên Thương Tín vừa trở lại đóng phim truyền hình để... kiếm tiền nuôi con gái mới sinh. Thông tin về tài tử nổi tiếng một thời của điện ảnh Việt luôn có khả năng khiến những ai quan tâm không khỏi bất ngờ và sốc!
Mỗi nhà văn đều có thần tượng văn chương của mình. Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy. Với ông, người có sức quyến rũ hơn cả là Jean Racine (1639-1699), nhà soạn kịch cổ điển Pháp, tác giả những vở bi kịch nổi tiếng như Andromaque (1667), Iphigénie (1674), Phèdre (1677), Athalie (1691). Cuối năm 2011, Nhà hát kịch Việt Nam đã đưa lên sân khấu nước ta vở Andromaque, một kiệt tác của Racine. Là người am hiểu sâu sắc lịch sử văn học thế giới, đương nhiên Nguyễn Huy Tưởng quá biết vị trí số 1 của Shakespeare trong văn học kịch. Nhưng với ông, Racine vẫn là “nhất”. Tưởng nhớ đến ông nhân ngày sinh lần thứ 101 (6/5/19212-2013), xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số đoạn văn về thần tượng Racine của nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Huy Tưởng.
Tiểu thuyết yêu thích của thanh thiếu niên Thái Lan mang tên Chai thời gian vừa được chuyển ngữ sang tiếng Việt và ra mắt độc giả. Đây là một trong số ít tác phẩm văn học xứ sở Chùa Vàng được giới thiệu tại Việt Nam những năm gần đây.