Tại góc sân nhỏ trên tầng thượng mà chị rất đỗi tự hào gọi là "vườn thượng uyển" của riêng mình, NSND Lê Khanh mặc áo bà ba, quần lụa, thong dong chăm sóc từng chậu cây cảnh, từng bông hoa, ngọn cây và một ít rau thơm... Ít ai biết một góc khác của người nghệ sĩ sớm thành danh mang vẻ kiêu sa, đài các này...
Vui, phấn khởi là vậy nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, trong nhiều năm trở lại đây, trên sân khấu múa chuyên nghiệp không xuất hiện những tác phẩm múa dân gian thực sự nổi bật. Ngay cả những tác phẩm được trao giải A trong cuộc thi "Tác phẩm múa các dân tộc Việt Nam" cũng chưa thể chạm đến trái tim của người xem...
Nghệ sĩ ưu tú Kim Cương tên thật là Nguyễn Thị Kim Cương. Bà sinh năm 1937 tại Sài Gòn. Cha là ông bầu Nguyễn Ngọc Cương và mẹ là nghệ sĩ Bảy Nam. Từ khi còn bé, Kim Cương đã theo gánh hát đi lưu diễn khắp mọi miền đất nước. Bà bảo: "Tôi biết diễn trước khi biết nói. Lúc sinh ra mới có 10 ngày tuổi, tôi đã được quấn vô khăn lông ra sân khấu trong vai con của Quan Âm Thị Kính. Đạo cụ đầu tiên của tôi là một chai sữa mà hễ khóc thì nhét vô miệng liền…".
Xứ Bắc có xẩm chợ Mục hạ vô nhân, xứ Nam có bản Dạ cổ hoài lang và miền Trung có Lý mười thương... Tất cả quấn quyện cùng tiếng đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn đá, sáo trúc...khiến khán giả thủ đô say đắm...
Nói tới Phù Hư thì người ta thường hay nhớ tới “Ngậm thẻ qua sông” vì đây là một bài thơ nổi tiếng của Phù Hư đã từng được in trên tờ “Văn” trứ danh của Sài Gòn trước 75, nhưng cũng rất nổi tiếng với miền Bắc, vì bài thơ này được ngâm trên Đài Tiếng nói Việt Nam - khi chiến cuộc đang leo thang đến hồi chung cuộc.
Dự thảo phát triển điện ảnh Việt Nam nêu mục tiêu: Đến năm 2020 phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Điều đó không khả thi vì ta chỉ còn… 7 năm nữa để phấn đấu…
Triển lãm Bàn tay thiên thần - Tấm lòng vàng khai mạc lúc 9h30 ngày 23/6 tại khách sạn Continental Saigon (TP.HCM), giới thiệu tượng 39 đôi tay và 1 bàn chân của 40 nhân vật nổi tiếng Việt Nam. Nó khá công phu, rất khó thực hiện, nên đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của công chúng; xét về kỹ thuật thực hiện, thì khá thành công. Tất nhiên, nếu nhìn bao quát hơn, nhất là khía cạnh nghệ thuật, thì triển lãm này hơi yếu về chất lượng.
1. Hemingway có một lập ngôn ai làm báo cũng biết: “Báo chí là phấn viết bảng”, thường đọc xong người ta quên ngay, có khi không đến một ngày. Trần Đăng Khoa lại nói: “Một bài báo hay còn giá trị hơn một tiểu thuyết tồi”.
Biên tập – một nghề bí ẩn, phỏng vấn – kỹ năng khó nhất, người phụ nữ làm báo hiện đại… là các chủ đề trong bộ sách về nghề báo được NXB Trẻ ra mắt đúng dịp kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6.
Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm sẽ ra mắt vào tháng 7/2013 trên cơ sở sáp nhập Tạp chí Văn học nước ngoài và Tạp chí Nhà văn của Hội Nhà văn Việt Nam.
Phóng viên ảnh lăn lộn cả năm với các sự kiện, điểm nóng nhưng không vì thế mà không chơi ảnh nghệ thuật. “Chơi” hơn, họ còn bán ảnh để lấy tiền tặng cho các trẻ em nghèo chữa bệnh.
Hai tháng sau ngày nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Hội đồng đặc cách xét truy tặng danh hiệu NSƯT cho ông - người nghệ sĩ cả một đời cống hiến cho nghệ thuật.
Hữu Loan là nhà thơ đa tình bậc nhất. Không kể những người phụ nữ chỉ ghé qua đời ông một thời hay một thoáng, chỉ kể những người phụ nữ chính thức làm vợ ông đã là hai.
Dự án dịch văn học Việt - Mỹ mang tên Tiếng nói Việt Nam mới (New Voices from Vietnam) sẽ tuyển chọn truyện ngắn của 19 tác giả Việt Nam dưới tuổi 40 để giới thiệu một diện mạo mới của Việt Nam đương đại cho độc giả nước ngoài. Dự kiến, Dự án này sẽ hoàn thành nội dung vào tháng 6/2013…
Ngày 12/04/2013 Ban Chấp hành UNESCO họp ở Pari đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 192 EX/32 trình Đại Hội đồng UNESCO biểu quyết vinh danh Thi hào Nguyễn Du của Việt Nam là Danh nhân văn hóa Thế giới.
Theo nhà phê bình Trần Thiện Khanh, các bài điểm sách, phê bình sách trên báo chí hiện nay thiên về tâng bốc, thiếu tính học thuật, nhưng lại có công dựng nên các “thương hiệu văn học”, thu hút sự chú ý của dư luận đối với sách.
Ở Việt Nam, theo nghĩa rộng, về mặt hình thức, tất cả các không gian nghệ thuật phi chính thống, và không có mục tiêu lợi nhuận, đều có thể coi là các không gian phá cách.
Sáng 28/5, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã khai mạc Triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc 2013.
Tại cuộc bán đấu giá tranh do Christie’s International tổ chức ở Hồng Kông ngày 25/5, bức ‘Người bán gạo’ của danh họa Nguyễn Phan Chánh được bán với giá 3,03 triệu đô la HK (hơn 8 tỷ đồng).
Nữ nghệ sĩ Nhật Bản 84 tuổi, Yayoi Kusama đã gửi đến triển lãm nghệ thuật sắp đặt “Những nỗi ám ảnh”(từ 25/5 -28/7) sự độc đáo với 1.500 quả bóng inox cùng hình ảnh sáng tạo từ những chấm bi.