Ðêm nhạc Hoàng Thi Thơ sắp tới là dịp để khán giả được nghe lại và hoài niệm về một tài năng lớn, người đã tạo ra một con đường âm nhạc riêng tràn ngập những hình ảnh, câu chuyện và giai điệu Việt Nam đáng để ngưỡng mộ.
Một triển lãm đi kèm nghi thức hóa tranh (đốt tranh) dự kiến tổ chức tại lễ cầu siêu ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn vào tháng 4. Ý tưởng này nhận được nhiều ý kiến đồng tình lẫn không đồng ý!
Đêm đêm trong các sân khấu nhạc rock ở Sài Gòn người ta vẫn được nghe những giọng ca ngón đàn rock nóng bỏng và đột phá của những nghệ sĩ rock nổi tiếng từ… trước năm 1975. Dù không nổi tiếng như các ca sĩ tuổi teen ngày nay, nhưng họ luôn có khán giả của mình.
Sau 40 năm xa quê, đầu xuân Quý Ty, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ cùng nhóm bạn thuở thiếu thời đã thực hiện hành trình tìm lại rừng sim đã đi vào văn học Việt Nam.
“Trong sự đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng đến sự tài trợ cho văn hóa nghệ thuật trên quy mô toàn cầu, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tiếp nối sân khấu trong bối cảnh hôm nay, và đó cũng là sự cống hiến quan trọng cho xã hội nói chung…” - đây là thông điệp của Ngày Sân khấu thế giới 2013.
Cuối năm 2012, bộ phim tài liệu "An Chi - hành trình thầm lặng" do Lư Trọng Tín viết kịch bản và đạo diễn, được TFS sản xuất trình chiếu đã gây xúc động giới học thuật và những người trọng kiến thức, chữ nghĩa. Được mời tham gia viết lời bình cho bộ phim, với riêng tôi, đó là một vinh dự lớn.
Điều ông day dứt nhất là nhóm Sân khấu Vàng do ông và NSND Lệ Thủy thành lập đã biểu diễn gây quỹ xây được 30 căn nhà tình thương, nhưng bây giờ khó hoạt động trở lại vì tình hình cải lương không mấy khả quan. Thôi thì đành chờ đợi vậy.
Tiếp sau loạt bài về nghệ thuật in khắc dân gian của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, TT&VH Cuối tuần xin giới thiệu loạt bài của nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình về một dòng tranh phổ biến ở phương Nam: Tranh kiếng (kính) Nam bộ.
Nick Vujicic sinh năm 1982 tại Australia không có cả tay lẫn chân nhưng tấm gương vuợt lên số phận của anh trở thành niềm cảm hứng của rất nhiều người.
Một đêm nhạc đặc biệt mang tên "Hẹn hò" tưởng nhớ 3 cây đại thụ - 3 nhạc sỹ hàng đầu đặt những “viên gạch” đầu tiên cho nền tân nhạc Việt Nam là: Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy sẽ diễn ra ngày 3/4/2013 tại Hà Nội.
Tủ sách Phật giáo Kim cương thừa vừa ra mắt tại TP.HCM sáng 17-3 ở 90C Võ Thị Sáu với gần 30 đầu sách được xuất bản trong vòng hơn một năm qua, do Công ty văn hóa và truyền thông Drukpa VN chủ trì.
“Hội họa Việt Nam giai đoạn Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo ra rất nhiều họa sĩ được thế giới biết đến, hơn hẳn các nước lân cận như Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, kể cả Trung Quốc và Nhật Bản. Cho đến nay tình hình ngược lại, nghệ thuật đương đại của các nước lân cận được thế giới biết đến nhiều hơn Việt Nam”.
Trời ngả về chiều, bỗng tôi nghe thấy một giọng hát trầm ấm, nhừa nhựa vang lên ở đầu ngõ Hà Hồi, hát rất to một bài hát bằng tiếng Pháp: "J'ai deux amours/ Mon pays et Paris/ Par eux toujours/ Mon coeur est ravi". Giọng hát nghe quen quen, chưa kịp nhận ra ai thì tiếng hát lại cất lên, lặp lại đúng câu lúc nãy: "J'ai deux amours/ Mon pays et Paris….". Đúng là bác Nguyên Hồng rồi, tôi vội chạy ra ngõ…
Mỗi năm có hàng ngàn tập thơ được in ra. Nhưng đã rất lâu, mới có một người "khuấy động" được thị trường thơ vốn "ngủ im lìm" quanh năm suốt tháng. Người đó là nhà thơ trẻ Nguyễn Phong Việt, hiện sống tại Tp HCM...
Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt Nam đang được Cục Điện ảnh trình Chính phủ. Liệu đề án được thông qua có là cú hích lớn, thay đổi diện mạo điện ảnh Việt Nam vốn đang tẻ nhạt?
Tập sách Nghề cười (Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ) tuyển các tác phẩm của họa sĩ Chóe thuộc các lĩnh vực hội họa, văn học và âm nhạc sẽ ra mắt công chúng cả nước vào sáng 12-3 tại nhà sách Phương Nam Ebook - Vincom (tầng B2, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM), nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của người họa sĩ tài hoa (12-3-2003 - 12-3-2013).
Nhắc đến Việt Nam, nhiều người nước ngoài nghĩ ngay tới chiến tranh. Và nhiều nhà văn Việt mặc định chiến tranh là “đặc sản” để xuất ngoại. Trong khi đó, Thuận, nhà văn hải ngoại với nhiều tác phẩm được quốc tế đón nhận, lại chọn con đường khác...
Lịch sử và văn học nghệ thuật là vấn đề ngày càng lôi cuốn giới sáng tác, phê bình, nghiên cứu. Sau cuộc hội thảo do Hội Nhà văn tổ chức, mới đây Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cũng tổ chức một cuộc hội thảo tương tự tại Hà Nội.
Sự quan sát tinh tế, sức liên tưởng mạnh mẽ cùng lối hành văn linh hoạt khiến tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên tạo được sự lôi cuốn không thể cưỡng.
Trưa 3-3, đạo diễn Lương Đình Dũng - người kiên trì trong bốn năm ròng để làm cho được bộ phim tài liệu Xẩm đỏ về cuộc đời của cụ Hà Thị Cầu - gọi điện thoại báo tin: Cụ Cầu mất rồi...