Gần trọn đời theo đuổi một lý tưởng, đến khi về hưu, người lính quân y già vẫn không ngừng học tập đạo đức và lối sống của Bác bằng cách đi sưu tầm các bức ảnh về Người. Sau hơn 25 năm, một kho tàng ảnh tư liệu về Bác Hồ đã được xây dựng và truyền lại cho con cháu.
Người lính quân y và ba lần được gặp Bác Hồ
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Thanh Hóa, năm 1947, cậu thanh niên Đinh Văn Thân (khi đó tròn 18 tuổi) nhập ngũ và được cử đi học lớp quản lý ngành y tế và công tác tại Khu bộ Liên khu Bốn. Sau chuyển về công tác tại Trung đoàn 9, sư đoàn 304. Sau gần 10 năm vừa công tác vừa chiến đấu trong quân ngũ, đến năm 1956, ông Thân chuyển ngành sang dân sự về làm cán bộ y tế tại huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
Trong quá trình công tác, ông Thân là người hiếm hoi có cơ duyên ba lần được gặp Bác Hồ. Ở tuổi gần 90, ông vẫn nhớ như in những lần được gặp Bác. Lần đầu tiên, ông Thân được gặp Bác Hồ vào năm 1958, trong dịp Bác đến thăm khu triển lãm tiểu thủ công nghiệp tại phố Yết Kiêu (Hà Nội).
Lần thứ hai, vào năm 1959, ông Thân vinh dự được gặp Bác ngay chính tại nơi ông đang làm việc, đó là lần Bác Hồ về thăm và động viên nhân dân Ninh Bình chống hạn. Và lần cuối cùng là năm 1962, trong chuyến đi Thanh Hóa cùng đoàn công tác của Bộ Y tế, ông Thân lại một lần nữa được gặp Bác khi Người về Thanh Hóa thăm nông dân và trồng cây.
Cả ba lần ấy, ông Thân đều nhớ như in từng câu nói, từng lời dạy của Bác. “Bác nói ngắn gọn, nhẹ nhàng nhưng rất dễ hiểu” - ông Thân bồi hồi nhớ lại.
Cũng chính từ ba lần gặp đó, ông Thân như giác ngộ ra một lý tưởng đó là học tập theo lối sống và đạo đức của Bác Hồ. Đến năm 1981, sau khi nghỉ hưu, lý tưởng đó được ông hiện thực hóa bằng cách đi sưu tầm những bức ảnh về Bác Hồ. Và từ đó đến nay, sau hơn 30 năm, một bộ sưu tầm với gần 3.000 bức ảnh về Bác được dựng lên và ông Thân - chủ nhân của bộ sưu tầm đó như một cuốn từ điển về Bác Hồ khi tìm hiểu và viết lại chú thích cho từng bức ảnh về Bác.
Hơn 25 năm theo đuổi những tấm hình…
Kể từ những ngày bắt đầu nghỉ hưu, ông Thân đã đến những nơi Bác Hồ từng ở với phương châm rất đơn giản: “Nơi nào Bác ở thì nơi đó có hình của Người”.
Những chuyến đi của ông Thân có chỗ xa, chỗ gần; có chỗ khó đi, dễ đi và có những chuyến đi trong ngày nhưng cũng không ít những chuyến đi hàng tuần mới về… nhưng không phải chuyến đi nào ông cũng thu được kết quả!
“Với đồng lương hưu ít ỏi, mỗi chuyến đi của tôi như một trận đánh” – người lính quân y một thời vui vẻ kể. Mỗi lần biết thông tin ở nơi nào có ảnh của Bác, ông Thân phải suy tính rất kỹ trước khi lên đường vì mỗi khi ra khỏi nhà là hàng trăm thứ phải toan tính chờ ông trước mắt như: tiền đi lại, ăn ở…
Kể về một trong những chuyến đi xa nhất của ông khi có tới gần nửa tháng trời ăn cơm bụi, uống trà đá, đi xe đò ở Bến cảng Nhà Rồng. “Đấy là một trong những chuyến đi tôi dồn rất nhiều tâm huyết, tiền bạc… Bù lại, cho đến tận bây giờ, khi nằm trên giường bệnh, tôi vẫn nhận được những tấm hình của Bác được gửi về” – ông Thân hạnh phúc khi kể về tình cảm mọi người dành cho ông.
Trong bộ sưu tầm của ông Thân, có một số lượng ảnh không nhỏ ông có được nhờ những tấm danh thiếp handmade (làm bằng tay). Ý tưởng đó xuất phát từ lần đến Bảo tàng Hải quân (Hải Phòng). Trong lần đó, do không xin được ảnh gốc, ông Thân đã đứng gần nửa ngày trời ngắm tấm hình của Bác Hồ như người mất hồn.
Khi biết hoàn cảnh và cảm phục trước tấm lòng của ông, mọi người ở bảo tàng bảo ông để lại địa chỉ nhà, khi nào có điều kiện sẽ chụp lại tấm hình rồi gửi về cho ông. Và từ đó, ông “phát tán” danh thiếp của mình những nơi ông đến. Thành quả đạt được là, trong 2 năm nằm giường bệnh, bộ sưu tầm của ông tăng từ con số 1.200 lên tới hơn 3.000 ảnh.
Chia sẻ về sự thành công của bộ ảnh, ông Thân không quên nhắc tới người vợ tảo tần Tô Thị Huế với lòng cảm phục. Là người bạn đời cũng là đồng nghiệp với ông hàng chục năm qua, đến khi nghỉ hưu bà Huế quá hiểu ngọn lửa của tình yêu, sự kính trọng, cảm phục vị lãnh tụ luôn cháy trong ông nên thay vì ngăn cản vì lý do kinh tế, sức khỏe của chồng, bà Huế càng động viên chồng mỗi khi ông chuẩn bị lên đường.
“Khó khăn nhất trong mỗi chuyến đi của chồng tôi là kinh phí. Ở nhà thì còn bà con láng giềng chứ đi ra đường thì biết trông cậy vào ai?” – bà Huế cho biết. Tuy nhiên, từng đấy năm, từng đấy chuyến đi của ông Thân, bà Huế chưa bao giờ để chồng phải phiền lòng vì chuyện đồng tiền bát gạo. Có những khi nhà không còn tiền, bà lại chạy đi vay mượn hàng xóm rồi tháng sau bớt chi tiêu để lấy số tiền lương hưu ít ỏi của 2 vợ chồng già bù vào.
Người dân xã Gia Phú đã quá quen với hình ảnh bà Huế cắt tóc cho chồng ở ngoài sân, vì đó là dấu hiệu cho thấy bắt đầu một chuyến đi dài ngày của ông Thân. “Đã bao lâu nay tôi không hề tốn một đồng tiền cắt tóc nào! Xấu đẹp gì cũng là vợ mình cắt, bà ấy thấy đẹp là được rồi!” – ở tuổi gần 90, ông Thân vẫn ý nhị trêu đùa người vợ đã chăm lo cho ông từ lúc trẻ khỏe đến khi ngã bệnh.
Còn bà Huế thì giải thích thêm: “Không thể đồng hành cùng ông ấy trong mỗi chuyến đi, thôi thì cứ ở nhà chăm sóc gia đình, con cái để chồng yên tâm lên đường là được rồi. Mỗi khi ông ấy lên đường, tôi cũng chỉ biết thắp hương cầu cho ông ấy chân cứng đá mềm, an toàn cho chuyến đi thôi!”.
… và một kho tàng lịch sử giá trị
Cho đến thời điểm này, khi đã tạm ưng ý với bộ sưu tầm, ông Thân nghĩ xa hơn một bước khi quyết định tặng 2 quyển album với hơn 2.000 ảnh được ông ép plastic dán cẩn thận lên từng trang giấy với chú thích tỉ mỉ từng ảnh một cho Bảo tàng tỉnh Ninh Bình. “Qua bộ sưu tầm, tôi muốn thế hệ trẻ sau này sẽ hiểu và học tập theo tấm gương đạo đức và lối sống của Bác Hồ!”- ông Thân chia sẻ ước nguyện của mình về bộ ảnh.
Sau hơn hai mươi năm dày công nghiên cứu sưu tầm, ông Thân đã biên soạn gần hai nghìn tấm ảnh về Bác Hồ thành hai cuốn album. Tất cả các tấm ảnh đều có chú thích. Điều đặc biệt là ông Thân đã sắp xếp các tấm ảnh theo những chủ đề như: Các lãnh tụ của Quốc tế cộng sản, các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, quê hương và tuổi thơ của Bác, Bác tìm đường cứu nước, Bác về nước, Bác với Cách mạng tháng Tám 1945, Bác với quân đội nhân dân, Bác với Công an nhân dân, Bác với giai cấp nông dân, Bác với tầng lớp trí thức...
Ông Nguyễn Xuân Khang, Giám đốc Bảo tàng Ninh Bình cho biết: “Với nghĩa cử: “Gìn giữ cho muôn đời sau”, ông Thân đã để lại cho thế hệ trẻ hai cuốn album quý với mong muốn sẽ có nhiều người hơn nữa được chiêm ngưỡng hình ảnh Bác.
Thông qua những hình ảnh của Bác qua các giai đoạn lịch sử giúp cho khách tham quan nhất là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về sự nghiệp và cuộc đời của Bác, từ đó khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, củng cố đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”. Việc nghiên cứu, sưu tầm những hình ảnh quý về Bác kính yêu của ông Đinh Văn Thân cũng chính là tấm lòng và tình cảm của nhân dân với vị lãnh tụ kính yêu”.
Ngoài số ảnh ông Thân đã tặng lại cho Bảo tàng Ninh Bình, hiện nay, ông vẫn giữ một quyển album nhỏ với khoảng 700 ảnh. Ông Thân cho biết, đấy là những tấm hình vừa mới được gửi về hoặc những tấm mà ông chưa nghiên cứu được chú thích chính xác. Số ảnh này ông sẽ giữ lại làm kỷ niệm. “Tôi đang nhờ con cháu, người quen tìm cho một quyển có gáy đóng xoắn để dán số ảnh còn lại lên, để khi mở ra xem sẽ khỏi bị rách” – một mong muốn nhỏ được ông Thân đề đạt.
Trước khi chia tay, ông Thân cũng không quên khoe bài thơ ông mới sáng tác khi nằm trên giường bệnh. Bài thơ với hai câu mở đầu hóm hỉnh: Ông Thân nay đã tám lăm/Ông chưa chịu chết cứ nằm ngâm thơ… cho thấy sức sống trong con người ông vẫn còn rất mãnh liệt và cảm giác như ông có thể ngồi dậy và lại lên đường bất cứ khi đâu đó có ảnh của Bác Hồ để tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập luôn mở và với ông không có điểm dừng.
Những chuyến đi của ông Thân có chỗ xa, chỗ gần; có chỗ khó đi, dễ đi và có những chuyến đi trong ngày nhưng cũng không ít những chuyến đi hàng tuần mới về… nhưng không phải chuyến đi nào ông cũng thu được kết quả!
“Với đồng lương hưu ít ỏi, mỗi chuyến đi của tôi như một trận đánh” – người lính quân y một thời vui vẻ kể. Mỗi lần biết thông tin ở nơi nào có ảnh của Bác, ông Thân phải suy tính rất kỹ trước khi lên đường vì mỗi khi ra khỏi nhà là hàng trăm thứ phải toan tính chờ ông trước mắt như: tiền đi lại, ăn ở…
Kể về một trong những chuyến đi xa nhất của ông khi có tới gần nửa tháng trời ăn cơm bụi, uống trà đá, đi xe đò ở Bến cảng Nhà Rồng. “Đấy là một trong những chuyến đi tôi dồn rất nhiều tâm huyết, tiền bạc… Bù lại, cho đến tận bây giờ, khi nằm trên giường bệnh, tôi vẫn nhận được những tấm hình của Bác được gửi về” – ông Thân hạnh phúc khi kể về tình cảm mọi người dành cho ông.
Trong bộ sưu tầm của ông Thân, có một số lượng ảnh không nhỏ ông có được nhờ những tấm danh thiếp handmade (làm bằng tay). Ý tưởng đó xuất phát từ lần đến Bảo tàng Hải quân (Hải Phòng). Trong lần đó, do không xin được ảnh gốc, ông Thân đã đứng gần nửa ngày trời ngắm tấm hình của Bác Hồ như người mất hồn.
Khi biết hoàn cảnh và cảm phục trước tấm lòng của ông, mọi người ở bảo tàng bảo ông để lại địa chỉ nhà, khi nào có điều kiện sẽ chụp lại tấm hình rồi gửi về cho ông. Và từ đó, ông “phát tán” danh thiếp của mình những nơi ông đến. Thành quả đạt được là, trong 2 năm nằm giường bệnh, bộ sưu tầm của ông tăng từ con số 1.200 lên tới hơn 3.000 ảnh.
Chia sẻ về sự thành công của bộ ảnh, ông Thân không quên nhắc tới người vợ tảo tần Tô Thị Huế với lòng cảm phục. Là người bạn đời cũng là đồng nghiệp với ông hàng chục năm qua, đến khi nghỉ hưu bà Huế quá hiểu ngọn lửa của tình yêu, sự kính trọng, cảm phục vị lãnh tụ luôn cháy trong ông nên thay vì ngăn cản vì lý do kinh tế, sức khỏe của chồng, bà Huế càng động viên chồng mỗi khi ông chuẩn bị lên đường.
“Khó khăn nhất trong mỗi chuyến đi của chồng tôi là kinh phí. Ở nhà thì còn bà con láng giềng chứ đi ra đường thì biết trông cậy vào ai?” – bà Huế cho biết. Tuy nhiên, từng đấy năm, từng đấy chuyến đi của ông Thân, bà Huế chưa bao giờ để chồng phải phiền lòng vì chuyện đồng tiền bát gạo. Có những khi nhà không còn tiền, bà lại chạy đi vay mượn hàng xóm rồi tháng sau bớt chi tiêu để lấy số tiền lương hưu ít ỏi của 2 vợ chồng già bù vào.
Người dân xã Gia Phú đã quá quen với hình ảnh bà Huế cắt tóc cho chồng ở ngoài sân, vì đó là dấu hiệu cho thấy bắt đầu một chuyến đi dài ngày của ông Thân. “Đã bao lâu nay tôi không hề tốn một đồng tiền cắt tóc nào! Xấu đẹp gì cũng là vợ mình cắt, bà ấy thấy đẹp là được rồi!” – ở tuổi gần 90, ông Thân vẫn ý nhị trêu đùa người vợ đã chăm lo cho ông từ lúc trẻ khỏe đến khi ngã bệnh.
Còn bà Huế thì giải thích thêm: “Không thể đồng hành cùng ông ấy trong mỗi chuyến đi, thôi thì cứ ở nhà chăm sóc gia đình, con cái để chồng yên tâm lên đường là được rồi. Mỗi khi ông ấy lên đường, tôi cũng chỉ biết thắp hương cầu cho ông ấy chân cứng đá mềm, an toàn cho chuyến đi thôi!”.
… và một kho tàng lịch sử giá trị
Cho đến thời điểm này, khi đã tạm ưng ý với bộ sưu tầm, ông Thân nghĩ xa hơn một bước khi quyết định tặng 2 quyển album với hơn 2.000 ảnh được ông ép plastic dán cẩn thận lên từng trang giấy với chú thích tỉ mỉ từng ảnh một cho Bảo tàng tỉnh Ninh Bình. “Qua bộ sưu tầm, tôi muốn thế hệ trẻ sau này sẽ hiểu và học tập theo tấm gương đạo đức và lối sống của Bác Hồ!”- ông Thân chia sẻ ước nguyện của mình về bộ ảnh.
Sau hơn hai mươi năm dày công nghiên cứu sưu tầm, ông Thân đã biên soạn gần hai nghìn tấm ảnh về Bác Hồ thành hai cuốn album. Tất cả các tấm ảnh đều có chú thích. Điều đặc biệt là ông Thân đã sắp xếp các tấm ảnh theo những chủ đề như: Các lãnh tụ của Quốc tế cộng sản, các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, quê hương và tuổi thơ của Bác, Bác tìm đường cứu nước, Bác về nước, Bác với Cách mạng tháng Tám 1945, Bác với quân đội nhân dân, Bác với Công an nhân dân, Bác với giai cấp nông dân, Bác với tầng lớp trí thức...
Ông Nguyễn Xuân Khang, Giám đốc Bảo tàng Ninh Bình cho biết: “Với nghĩa cử: “Gìn giữ cho muôn đời sau”, ông Thân đã để lại cho thế hệ trẻ hai cuốn album quý với mong muốn sẽ có nhiều người hơn nữa được chiêm ngưỡng hình ảnh Bác.
Thông qua những hình ảnh của Bác qua các giai đoạn lịch sử giúp cho khách tham quan nhất là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về sự nghiệp và cuộc đời của Bác, từ đó khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, củng cố đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”. Việc nghiên cứu, sưu tầm những hình ảnh quý về Bác kính yêu của ông Đinh Văn Thân cũng chính là tấm lòng và tình cảm của nhân dân với vị lãnh tụ kính yêu”.
Ngoài số ảnh ông Thân đã tặng lại cho Bảo tàng Ninh Bình, hiện nay, ông vẫn giữ một quyển album nhỏ với khoảng 700 ảnh. Ông Thân cho biết, đấy là những tấm hình vừa mới được gửi về hoặc những tấm mà ông chưa nghiên cứu được chú thích chính xác. Số ảnh này ông sẽ giữ lại làm kỷ niệm. “Tôi đang nhờ con cháu, người quen tìm cho một quyển có gáy đóng xoắn để dán số ảnh còn lại lên, để khi mở ra xem sẽ khỏi bị rách” – một mong muốn nhỏ được ông Thân đề đạt.
Trước khi chia tay, ông Thân cũng không quên khoe bài thơ ông mới sáng tác khi nằm trên giường bệnh. Bài thơ với hai câu mở đầu hóm hỉnh: Ông Thân nay đã tám lăm/Ông chưa chịu chết cứ nằm ngâm thơ… cho thấy sức sống trong con người ông vẫn còn rất mãnh liệt và cảm giác như ông có thể ngồi dậy và lại lên đường bất cứ khi đâu đó có ảnh của Bác Hồ để tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập luôn mở và với ông không có điểm dừng.
Theo Tiền phong