Thế kỷ 21, cuộc sống gấp gáp hơn và nhân tình cũng trắc ẩn hơn. Để đồng hành với thời đại, thi ca phải bớt dần bảng lãng gió mây mà soi rọi trực diện vui buồn thế sự. Trần Thế Tuyển có sẵn nhiều ưu tư, chỉ cần gặp Trăng Si Bê Ri cũng khiến ông xao xác: "Ta nghĩ về một thời vua chúa "Những bà già trồng ngô lưng núi Bất kể ai, sang hay hèn, thành đạt hay thua thiệt, khi gắng gượng vịn vào câu thơ che chở yếu mềm bản thân, thì đều tham dự cuộc hành hương bất tận về miền kỷ niệm thăm thẳm. Trần Thế Tuyển chấp chới Gửi tuổi thơ bằng nỗi ngậm ngùi: "Tôi về, giọt mắt người thương Từ vùng đất Hải Hậu - Nam Định, Trần Thế Tuyển khoác áo bộ đội ra đi và bàn chân ông đã đến nhiều nơi, đã chứng kiến không ít vinh hiển, nhưng cái chốn quê nhà mà ông tha thiết nhớ nhung "ấm mãi vùng chân sóng" ấy vẫn len lỏi trong ký ức ông như réo gọi, như giục giã một Ngôi nhà mơ ước "Ngôi nhà vẫn ngôi nhà thôi Thơ Trần Thế Tuyển bình dị như những lời tâm tình nhỏ nhẹ. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ, không khó khăn gì để phát hiện Trần Thế Tuyển có những khoảnh khắc bộc lộ phẩm chất thi sĩ mơ màng và run rẩy: "Ấy là lúc anh và em và sóng. Đi bên nhau trên vỏ địa cầu. Mà thăm thẳm nỗi lòng như biển" hoặc "Rõ ràng em, vừa bước ra từ căn phòng nhỏ. Rõ ràng thơm, từ một loài cỏ. Đưa anh về bát ngát thảo nguyên". Có khá nhiều câu thơ tài hoa như vậy lại nằm lẩn khuất sau những câu thơ rộn ràng, ít nhiều khiến Dấu ấn của Trần Thế Tuyển bị hạn chế sự thăng hoa. Dẫu sao, khép tập thơ Dấu ấn của Trần Thế Tuyển vẫn xao động muốn chia sẻ cùng ông thoáng Nao nao tiếng tàu đêm giàu mỹ cảm: "Ga tàu cộng, ga tàu chia. Bao nhiêu đón, bao nhiêu đưa kiếp người". |