Tại đây, những nhà thư pháp hiện đại đã mang đến 500 bức thư pháp, có giá trung bình từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng được viết, khắc trên những chất liệu như giấy, gỗ, đá...Có những tác phẩm được tác giả nhen nhóm từ lâu và phải mất một thời gian dài mới hoàn thành.
Dù ra đời chưa lâu, song nghệ thuật thư pháp Việt đã có những bước tiến đáng kể về ý tưởng, cách thể hiện, tạo nên bản sắc dân tộc đậm đà truyền thống mà vẫn mang hơi thở hiện đại.
Trong lần hội ngộ này, người xem không chỉ nhìn thấy những "ông đồ già", một hình ảnh quen thuộc trong thơ của Vũ Đình Liên mà còn có những cậu đồ trẻ, thậm chí những "bà đồ" hay "cô đồ". Lực lượng những ông đồ không ngừng lớn mạnh tại các tỉnh thành cũng mang đến cho nghệ thuật thư pháp Việt nhiều tác phẩm độc đáo, được công nhận kỷ lục. Đây là một trong những hoạt động của Trung tâm kỷ lục Việt Nam và cố đô Hoa Lư hướng về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.
Những hình ảnh độc đáo của thư pháp Việt:
|
Cặp câu đối dài nhất, mỗi câu 50 chữ do 50 nhà thư pháp viết. Câu đối dài 54m, rộng 1,2m này đã phá kỷ lục của câu đối cũ dài 30m, rộng 2,4m do nghệ nhân Trần Quốc Ấn thực hiện năm 2005.
|
|
Bộ thư pháp mẫu tự ABC do gần 100 nhà thư pháp phụng bút, dày 100 trang, kích thước 60x80cm.
|
|
Bộ thư pháp kinh Phật trên đá do đại đức Thích Giác Thiện thực hiện từ năm 2005 đến 2010.
|
|
Bộ thư pháp kinh Phật trên đá này có 4 bộ: Bát Nhã Tâm Kinh (16 viên đá, 360 chữ, Đại Bi Thần Chú (22 viên, 420 chữ), 14 điều Phật dạy (14 viên đá, 150 chữ), Bài kệ Cư trần lạc đạo phú (1 viên đá, 24 chữ).
|
|
Bức thư pháp Chiếu dời đô trên vải gấm do nhiều người viết nhất. Các nhà thư pháp cùng biểu diễn trích đoạn gồm 90 chữ của vua Lý Thái Tổ.
|
|
Quyển Kinh pháp cú trên 42 tờ giấy dó có kích thước lớn nhất (rộng 67cm, dài 95cm) do ông Phạm Gia Cẩn thực hiện trong hơn một tháng.
|
|
Bản đồ Việt Nam được tạo bằng 100 ấn chương của các nhà thư pháp, thực hiện trên vải bố dài 2,4m, rộng 1,2m.
|
|
Các ông đồ làm lễ khai danh. |
|
Vườn thư pháp trong Hội ngộ ông đồ. |
|