Văn nghệ trong nước
Những người con bất tử
15:21 | 21/07/2011
Mỗi dịp đến Ngày Thương binh liệt sĩ, tôi lại nghĩ nhiều hơn đến những dòng họ, gia đình đã chịu bao đau thương, mất mát. Bốn liệt sĩ ra đi từ một mái nhà - bộ phim tài liệu của đạo diễn Vi Hòa lên sóng lúc 21h35 tối nay 21/7 trên VTV1 sẽ là một câu chuyện chấn động lòng người.
Những người con bất tử
Tại công viên Thống Nhất 1972 trước ngày vào chiến trường: liệt sĩ Tường thứ 2 từ trái qua
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Bộ phim dài 50 phút Bốn liệt sĩ ra đi từ một mái nhà đi sâu phản ánh về số phận của những người lính là anh em ruột trong một gia đình ở xã Tân Dân, huyện miền biển Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Người dẫn chuyện của bộ phim chính là nhân chứng sống, là đầu mối liên lạc để gia đình các liệt sĩ tìm được và đưa các anh trở về đất mẹ sau 36 năm tha hương.

Cựu chiến binh Hoàng Liêm là bạn thân của liệt sĩ Bùi Khắc Tường, đồng môn tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi anh vừa vào năm thứ 3 khoa Địa lý - Địa chất, anh Tường học khoa Sinh năm thứ 4. Hai người cùng nhập ngũ một ngày, cùng huấn luyện và về cùng một tiểu đoàn. Tường là lính trinh sát còn Liêm là lính bộ binh. Năm 1976, Liêm trở lại học năm thứ 2, còn Tường mãi mãi không về.

Day dứt về người bạn đã “mất” hai lần. Lần thứ nhất vì đạn giặc, lần thứ 2 vì thất lạc hài cốt. Cựu binh Hoàng Liêm đã viết bài: Bùi Khắc Tường, giờ này anh về đâu? đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản, 23/2/2008. Sau đó, 25/11/2008, Hoàng Liêm hoàn thành bản thảo Chuyện kể về một gia đình liệt sĩ. NXB Thanh niên ấn hành 3.000 bản trong tủ sách “Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi 20” tháng 7/2009, gây chú ý và xúc động với đông đảo độc giả, nhất là với các gia đình có thân nhân liệt sĩ.

NSƯT Vi Hòa (Trung tâm Phim Tài liệu - Phóng sự Đài THVN), khi đọc cuốn sách trên, đã đồng cảm và thôi thúc muốn làm bộ phim chân thực về một gia đình các liệt sĩ dòng họ Bùi Khắc. ĐD Vi Hòa đã cùng tác giả Hoàng Liêm viết kịch bản và lời bình.

Bốn lần mẹ “khóc thầm lặng lẽ”

Sự xúc động nhen từ khi viết KB cho tới lúc đoàn làm phim cùng gia đình liệt sĩ Bùi Khắc Tường đón hài cốt anh tại nghĩa trang Bù Đăng (tỉnh Bình Phước). Lời bình chân tình mà đẫm chất thơ của bộ phim đầy nhân văn này, do NSƯT Kim Tiến thể hiện. Mẹ tôi, ca khúc viết cho phim do nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác, phổ thơ của người em kế liệt sĩ Tường - thạc sĩ Bùi Khắc Thành (hiện là phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội).

Hơn cả câu hát “Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”, Mẹ VNAH Lâm Thị Lam (1916 - 1980) 4 lần tiễn con, 4 lần khóc mắt mờ ruột xé. Cha của các liệt sĩ, cụ Bùi Khắc Tráng (1918 - 2002) từng nhận Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhì, người thầy giáo, hiệu trưởng khối vỡ lòng mẫu giáo xã Tân Dân không kịp chờ ngày đón người con liệt sĩ cuối cùng.

LS Bùi Khắc Khới (1936 - 1965) hy sinh khi còn dở dang những trang nhật ký với cô giáo Lệ, sau cuộc hôn nhân đầu không tình yêu (do cha mẹ sắp đặt). Yêu văn chương và âm nhạc, chơi violin, người con cả của gia đình 10 anh em dù cuộc sống vất vả, khó khăn vẫn say mê với lý tưởng và tâm hồn lãng mạn. Anh hy sinh tại điểm nóng Nam Ngạn, Hàm Rồng.

LS Bùi Khắc Kiêm (1941 - 1965) vừa cưới vợ hơn 1 tháng, anh đã lên đường nhập ngũ, là chàng trai duy nhất của làng Hồ Nam lên đường đợt ấy. Vợ anh, chị Lê Thị Vượng kém chồng 1 tuổi, uỷ viên BCH xã đoàn, bí thư chi đoàn thôn, kiêm trung đội trưởng trung đội nữ dân quân. Chị đã hy sinh ở vị trí pháo thủ số 5 (nạp đạp) tại trận địa pháo 37, do máy bay địch phóng tên lửa. Giấy báo tử anh Khới và Khiêm về xã cùng lúc, xã chỉ báo tin anh Khới hy sinh, sợ sốc cho gia đình. Chị Vượng nghe đồn chồng mất đã gặng hỏi nhưng họ giấu. Thực ra, anh đã hy sinh trước chị 2 năm 3 tháng ở Tây Nguyên.

Bùi Khắc Tường (1951 - 1974) hoàn toàn có thể xin hoãn, song anh lại quyết ra trận không báo cho gia đình khi nhận giấy gọi nhập ngũ tại Hiệp Hòa, Bắc Giang, nơi ĐH Tổng hợp sơ tán. Vào lính rồi, anh mới viết thư vui cho mẹ, kể về những ngày đợi ở chân cao nguyên Boloven tỉnh Atôpơ (Lào). Lá thư cuối cùng viết ngày 12/1/1974, gia đình nhận được vào tháng 5, là thư cuối. Mẹ Lam lại mơ thấy Tường đầy máu chạy về. Ngày nào mẹ cũng ra đường cái ngóng đợi. Ba người con đều là đảng viên đều hy sinh lúc chiến đấu. Tháng 5/2008, hài cốt anh Khới được tìm thấy tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng. Như anh Khới, anh Kiêm cũng được tìm thấy khi đang nằm tại nghĩa trang Krong Pong, song gia đình chưa xác quyết 100% nên chỉ điền tên lên bia chứ chưa đưa về.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 ĐD Vi Hoà và cựu binh Hoàng Liêm trước mộ liệt sĩ Tường tại nghĩa trang Bù Đăng

Đồng đội, ký ức, tấm lòng...

Thực hiện lời hẹn ước với bạn, anh Hoàng Liêm ra sức kiếm tìm và cùng Bùi Khắc Thành em kế liệt sĩ đi đón bạn về quê. Không ai cầm được nước mắt, từ người ruột thịt lẫn đoàn làm phim, khi đất đào lên, họ được gặp anh, em mình lần chót qua bộ hài cốt không toàn vẹn. Chàng sinh viên Bùi Khắc Tường anh dũng như các đồng môn Lê Anh Xuân, Chu Cẩm Phong, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Ngọc Thước. Khi bị lọt vào ổ phục kích của địch, anh đã chiến đấu kiên cường và ngã xuống tại Đắk Nông, để lại cuốn sổ lưu niệm là nhật ký của anh và ảnh, lưu bút bạn bè.

Xe ô tô chở đoàn làm phim và thân nhân liệt sĩ lại đi trên con đường các chiến sĩ hành quân, qua cầu Hiền Lương, sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 - chia hai bờ Bắc Nam mà các anh đã quyết chiến để giành lại non sông một dải: Theo quốc lộ 14, đoàn tới Kon Tum, rồi Đắk Nông. Mỗi nơi xe qua, cựu chiến binh Hoàng Liêm lại kể để chúng ta hình dung các trận đánh ác liệt, màu đất bazan như đỏ hơn vì máu. Ký ức chiến tranh của cựu chiến binh Hoàng Liêm thổn thức về tháng năm khói lửa, khi Bùi Khắc Tường cùng Trung đoàn 271 và các đơn vị bạn tiến về giải phóng Phước Long. Anh oà khóc trước mộ bạn mình.

Bốn liệt sĩ được đặt sát bên nhau như bốn chỗ nằm trong một ngôi nhà. Đau khổ chất chồng từ ngày các anh ra đi, cho đến lúc trở về đã được an ủi.

Với kinh nghiệm 35 năm làm phim tư liệu, ĐD - NSƯT Vi Hòa đã nỗ lực vượt qua thử thách, đi hàng nghìn cây số để làm một tác phẩm không theo kết cấu thông thường, bằng lòng thành của một người cùng thế hệ liệt sĩ Tường. Nhiều hình ảnh sống động dựng cùng phim tư liệu quý.

Theo Mai Khanh - TT&VH






Các bài mới
Các bài đã đăng
Học từ di tích (20/07/2011)