[if gte mso 9]> Có thể đọc các đoản văn theo trình tự và thấy thấm dần và cảm nhận hương vị rừng Nga, theo mùa, nhưng cũng sẽ rất thú vị cho người đọc, nếu có thể thử đọc theo lối “Không đầu không cuối” - lựa lấy một tản văn, đọc một câu, hai ba câu nào đó trong bài, để nghe thấy “vị ngọt” của ngôn từ và mường tượng ra cảnh sắc... Những người từng đọc tác phẩm của Prishvin bằng tiếng Nga là đã thưởng thức nhạc điệu của các con chữ, sự tinh tế của từ ngữ; khi đọc bản dịch tiếng Việt rất “nhuyễn” của Đoàn Tử Huyến, lại là một cảm nhận khác về âm điệu chữ nghĩa, cũng không kém phần thú vị. Các đoản văn trong cuốn sách được trình bày khá sáng tạo. Tuy nhiên, có lẽ những người làm sách lo bạn đọc “đại chúng” không biết hết những đặc sắc cây cỏ của rừng Nga, nên cất công tìm nhiều hình ảnh cỏ cây, côn trùng, chim muông... đưa vào minh họa, khiến cho sách hao hao một cuốn từ điển về rừng Nga. Điều này đã làm rạn vỡ trí tưởng tượng của độc giả. Ngoài ra, bìa sách được trình bày cũng hơi “chua”, bằng việc một bức tranh hao hao bức “Mùa thu vàng” của I.Levitan - vốn rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Trong lĩnh vực hội họa, vẽ phong cảnh, trong đó có mảng rừng Nga, nước Nga có một họa sĩ rất nổi tiếng là Ivan Shishkin (1832-1898). Đọc “Giọt rừng”, người đọc cũng có thể nhớ tới những bức tranh rừng Nga của Shishkin và ngược lại, xem tranh của Shishkin, người ta cũng có thể nhớ tới văn chương của Prishvin. Một sự liên tưởng - cộng hưởng dễ chịu... Theo Thuỳ Ân - LĐ |