Nghiên Cứu & Bình Luận
Nghệ thuật của tương lai*

Nghệ thuật là hòn đá mài các giác quan, thức nhọn con mắt, trí tuệ, cảm xúc. Nghệ thuật có chức năng giáo dục và hình thành ý thức hệ, vì không chỉ ý thức, ngay cả tiềm thức cũng thẩm thấu bầu không khí xã hội, thứ có thể được dịch sang nghệ thuật.

"Như hà tổ sư tây lai ý?" - một công án cho nghiệp nghề giảng dạy

Khi nhắm mắt lại và thử hồi tưởng phút giây về nguồn cội của đời sống tinh thần của mình, tôi như chợt thấy mình - cô bé con - đang ngủ vùi trong lòng bà ngoại - tất nhiên không phải giấc ngủ giáo điều theo kiểu của Kant mà là giấc ngủ êm đềm hơn nhiều -, vừa lắng nghe giọng ru ngân nga của bà: “Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn”.

Một chuyến trở dạ của nàng thơ

BỬU Ý

(Nhân dịp giới thiệu tập sách của nhiều tác giả “Thơ Tân Hình Thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” tại tòa soạn tạp chí Sông Hương, Huế, ngày 15.8.2014)

Độ-Quảng-Nguyên-Ngọc

Tiêu đề bài viết này được tôi vỡ lẽ lựa chọn sau khi, một cách chầm chậm, đọc hết những tiểu luận của ông in trong Nguyên Ngọc - Tác phẩm1 và nhất là, khi nhận ra ông có một cảm hứng thật đặc biệt với mảnh đất quê hương: xứ Quảng Nam. Theo cách hiểu của ông, “Quảng” nghĩa là “mở rộng” và từ đó, tạo nên phẩm chất rất riêng của vùng đất và con người nơi đây: luôn bước tới, ở tiền tuyến, không ngại đứng đầu sóng ngọn gió.

Nguyễn Tuân – nhà văn của hình dung từ

Tôi gọi Thạch Lam là nhà văn của nội động từ và Nguyễn Công Hoan là nhà văn của ngoại động từ; Nguyễn Tuân là nhà văn của hình dung từ - Ông sáng tạo ra cả một kho hình dung từ phong phú đa dạng. Có điều, lối viết dù thay đổi thế nào, kho hình dung từ dẫu phong phú đa dạng đến đâu, thì hình tượng tác phẩm của Nguyễn Tuân vẫn không vượt ra ngoài trường nghĩa của bốn phạm trù quen thuộc với mĩ học truyền thống phương Đông: kì - quái - chí - tuyệt

Nhìn lại văn học một vùng đất trước yêu cầu đổi mới

PHAN NGỌC THU

Cùng với văn học cả nước, hiện nay, văn học ở mỗi vùng đất cũng đang đứng trước yêu cầu lớn lao của công cuộc đổi mới.

Truyện ngắn lịch sử Uông Triều

1. Khi bàn về nghề, nhà văn Nguyễn Khải có lần nói, đại ý rằng điều quan trọng nhất của người viết là phải tìm được chất liệu phù hợp với “tạng” của mình. Tìm được thì thành, không là hỏng ngay dẫu cho có tài năng đến mấy, dẫu cho có lao tâm khổ tứ đến mấy.

Nghĩ về Văn Hóa Tâm Linh và Tín Ngưỡng ngày nay

“Chúng sanh chìm bùn dục
Những kẻ không thấy đời…”
                                    Subha.

Cái hèn của người cầm bút

PHẠM XUÂN NGUYÊN

“Cái hèn” này, gần đây, đã được một số người nói đến khi nhìn lại một giai đoạn văn học vừa qua. Nhưng tôi có cảm tưởng tác giả đó chỉ mới đủ dũng cảm để dám nói về “cái hèn” của mình so từ bên ngoài mình đưa tới mà thôi.

Thi pháp truyện cực ngắn

HOÀNG LONG

Trên thế giới, thể loại truyện cực ngắn có nhiều tên gọi. Ngoài tên thông dụng nhất là “truyện cực ngắn” hay “truyện rất ngắn” thì còn có các tên truyện chớp, truyện ngắn ngắn…

Lý thuyết du hành

Giống như con người và các trường phái phê bình, các ý tưởng và các lý thuyết cũng dịch chuyển từ người này sang người khác, từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

Về một phương diện của quan hệ giữa văn nghệ và chính trị

LẠI NGUYÊN ÂN

Khi bàn tới những vấn đề không đơn giản như quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, thiết tưởng chẳng những cần xét xem về mặt logic lý luận thì nên quan niệm thế nào cho thỏa đáng, mà còn cần xét về mặt lịch sử, quan hệ này đã được biểu hiện ra sao, thực chất của nó là gì, v.v…

Về một hiện tượng nghiên cứu tác phẩm "Văn chương và hành động"

ANH CHI

Sau khi đọc tiểu luận Ý nghĩa một đời người của tôi trên tạp chí Nhà văn và Tác phẩm số Tết Giáp Ngọ 2014, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện đã viết bài Về các tiểu luận cho là của Lê Tràng Kiều trong “Văn chương và hành động” (NV&TP số tháng 3 và 4/2014), ghi là “trao đổi với Anh Chi”. Nhưng, nội dung bài viết đó cho thấy anh chỉ hành xử với nhà văn Lê Tràng Kiều, và cách hành xử vẫn như cũ. Do vậy, tôi thấy cần phải viết bài tiểu luận này để trao đổi lại.

Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường

LGT: Bản dịch của chúng tôi lấy từ lời giới thiệu của Cheryll Glotfelty trong “Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học” do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm chủ biên.

Bút pháp nghệ thuật du kí của Mãn Khánh Dương Kỵ

NGUYỄN HỮU LỄ

...Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ (1914 - 1987), quê ở xã Văn Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình hoàng tộc. Bằng con đường tự học, Tôn Thất Dương Kỵ đã trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử, một nhà giáo, đồng thời là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ cách mạng…

Tình hình lí luận văn học Việt Nam hiện nay

PHAN THẮNG thực hiện

[Trao đổi với GS.TS Trần Đình Sử]

Thơ Nguyễn Viết Lãm – Hương ngâu thoảng bay

LƯƠNG KIM PHƯƠNG
     Thi sĩ, y là người đi gieo hạt trái tim mình trên cánh đồng yêu thương
                                   -
Kahlil Gibran-

Mấy suy nghĩ về việc nghiên cứu M.M.Bakhtin

TRẦN ĐÌNH SỬ - LÃ NGUYÊN

(Nhân bài báo của Ngô Tự Lập Đọc sách “Lột mặt nạ Bakhtin - câu chuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bơm và một cơn mê sảng tập thểcủa Jean - Paul Bronckart và Cristian Bota (Thụy Sĩ, 2011, 630 trang))

Vườn thơ đoàn kết

DƯƠNG PHƯỚC THU (Sưu tầm, giới thiệu) 

LGT: Đã từng có một cuộc xướng họa thơ trên báo với số lượng người tham gia đông kỷ lục; 1324 lượt tác giả với 1699 bài họa. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu lại Vườn thơ đoàn kết do Báo Cứu Quốc - nay là Báo Đại Đoàn Kết tổ chức xướng họa thơ cách đây đã 43 năm.

Tổng quan về hồi ký Tô Hoài

LTS: Có một chuyện ít người biết là các nhà văn Tô Hoài, Xuân Diệu, Huy Cận không nhớ ngày sinh của mình. Xuân Diệu, con nhà Nho, thì biết mình sinh giờ Thìn, ngày Thìn, tháng Thìn, năm Thìn, nhưng không biết dương lịch ngày nào. Nhà văn Tô Hoài cũng vậy, nhưng nhớ Bà Cụ cho biết sinh ông đêm rằm Trung Thu. Sau này, sang Nga, bạn người Nga hỏi, mới tra ra ngày Tây là 27-9-1920.

Trang 21/55
1 ...19 20 2122 23 ...55