Nghiên Cứu & Bình Luận
Ngẫm từ thuật trị nước của Hàn Phi Tử

TÂM VĂN

Hàn Phi tử - Pháp gia thời Chiến quốc viết rằng: “Văn hữu lại tuy loạn nhi hữu độc thiện chi dân, bất văn hữu dân loạn nhi hữu độc trị chi lại, cố minh chủ trị lại bất trị dân”.

Nét đặc sắc trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng

VŨ XUÂN TRIỆU

Là một cây bút có tên tuổi của văn đàn dân tộc tuy nhiên tác phẩm của Vũ Bằng lại gặp khá nhiều trắc trở trên con đường đến với bạn đọc. Mãi sau này khi nhà văn từng mang tiếng “dinh-tê” này được công nhận là một chiến sĩ công báo hoạt động trong nội thành, thì các tác phẩm của ông mới dần dần được công bố.

Thử bàn về bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam

TRẦN ĐỘ
      (Trích)

… Bây giờ ta mạnh dạn bước sang bàn một vấn đề còn khó khăn hơn: "Bản sắc dân tộc trong văn hoá Việt Nam là gì?" hay "Bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam là gì?".

Phê bình văn học: hội chứng rên rỉ và đổ thừa

INRASARA

(Phê bình phê bình phê bình)

KHÚC NGOẶT NGÔN NGỮ CỦA LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI HẬU HIỆN ĐẠI

“Trò chơi ngôn ngữ của nghệ thuật không đơn giản là một trò chơi vô tư, mang tính hình thức chủ nghĩa thuần túy nữa mà hàm ẩn tính chính trị ở bề sâu. Sự tìm tòi hình thức, những nỗ lực phá vỡ quy ước thể loại, ngữ pháp, ngữ nghĩa… trong văn chương hậu hiện đại, thực chất, chính là nỗ lực tạo hình cho các tiểu tự sự, kháng cự lại nguy cơ bị đồng hóa, bị hòa tan tiếng nói vào trong các đại tự sự”

Tìm hiểu thơ Haiku Nhật Bản

NHẬT CHIÊU

Thơ Haiku của Nhật Bản là một phần tài sản trong kho tàng văn hóa Á Đông vĩ đại và giàu sang. Chúng ta là người thừa tự nền văn hóa ấy nhưng còn chưa khai thác di sản của nó đúng mức như nó xứng đáng. Nhiều thành quả và tinh hoa của nó còn chờ đợi chúng ta.

Phê bình nữ quyền(*)

RAMAN SELDEN

Những nhà văn và độc giả nữ luôn phải làm trái ngược với thói đời. Nhà triết học Aristotle tuyên bố rằng: “Đàn bà là đàn bà bởi một sự thiếu thốn nhất định về những phẩm chất”, và Thánh Thomas Aquinas tin rằng “phụ nữ là một người đàn ông không hoàn hảo”.

Bàn về xung đột của tiểu thuyết

PHẠM XUÂN NGUYÊN

Tiểu thuyết ngày nay đang đi tìm những câu trả lời cho những vấn đề chưa được giải quyết của thực tại, nhưng bản thân sự tìm kiếm tinh thần trong tiểu thuyết trước hết phụ thuộc vào chiều sâu của sự nhận thức các vấn đề đó, vào sự tỉnh táo của người nghệ sĩ khi đứng đối mặt với những mâu thuẫn của cuộc sống hiện thực.

Phê bình mới (Chủ nghĩa chủ quan và đọc chi tiết - Subjectivisme và micro-lecture)

Nếu so sánh với Roland Barthes ta sẽ thấy, đối với Barthes, yếu tố mảnh trở thành vô tận, nó cho phép tháo gỡ các ý nghĩa và khiến cho văn bản có các diễn giải vô tận, « dệt nên hằng hà sa số ý nghĩa » ; đối với J-P. Richard, mảnh là tổng thể ; nó quy chiếu các yếu tố đơn lẻ về sự vận hành nội tại của tác phẩm, tức là cái tổng thể mà nó từng bị tách ra.

Vào buổi bình minh của thời Cận đại (thế kỷ 16-18), có hai nhà tư tưởng lớn người Pháp chủ trương hai con đường khác nhau và đều gây ảnh hưởng sâu đậm đến ngày nay

QUYỀN LỰC CỦA NGÔN TỪ VÀ QUYỀN LỰC CỦA BIỂU TƯỢNG

Khi mà ngôn ngữ chưa trở thành một hiện thực đặc biệt, nó thường bị đồng nhất với chính hiện thực, trùng nhập với nó. Nhưng ngay khi những ranh giới riêng của nó được vạch rõ thì mới hay có tồn tại những đối tượng của con người không trùng với ngôn ngữ. Nghĩa là đối với chúng phải có những cách hiểu riêng biệt, mới mẻ.

Jean - Paul Sartre và vấn đề người viết

Sự ồn ào của triết thuyết Hiện sinh đã lắng xuống từ lâu, những hiểu lầm có tính chất thời thượng từ hai chữ Hiện sinh đã được làm sáng tỏ và đã đi vào quá khứ, các cuộc tranh luận xung quanh những tư tưởng của triết học và văn học Hiện sinh cũng đi đến các kết luận (dù là tương đối). Nhưng những tư tưởng của ông với tư cách một con người, một trí thức không hài lòng với hiện trạng xung quanh mình, luôn tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những chân trời mới, đã thực sự là bài học quý giá cho các thế hệ sau này.

Để có cơ sở đánh giá và xây dựng chương trình cũng như biên soạn giáo trình lí luận văn học nước nhà hiện nay, một công việc cần kíp là tìm hiểu chương trình và giáo trình lí luận văn học ở các nước có nền lí luận văn học phát triển. Các nước phát triển về lí luận văn học có thể kể là Nga, Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc. Tuy nhiên do hạn chế về thông tin, chúng tôi chỉ giới hạn trong các nước Anh,  Mĩ,  Pháp, Nga và Trung Quốc

Ở Việt Nam thế kỷ XX, đường đi của hiện tượng học là những nẻo đường vòng, và đường đi của hiện tượng học văn học thì thêm mấy ngã rẽ. Trần Đức Thảo cùng với M.Ponty, J-P.Sartre, E.Mounier,… là những người đầu tiên thuộc nền học vấn Pháp tiến hành kiểm thảo thư khố Husserl ở Bỉ. Từ đấy, mở đầu cho sự bành trướng hiện tượng học ở Pháp. Vinh quang của triết gia Thảo, bắt đầu từ hiện tượng học, và cũng từ đây, cắm dấu cho sự xâm thực vào hiện tượng học của người Việt.

Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật - Bản chất và đặc trưng

Về khái niệm “hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại”, chúng tôi đã có một bài viết đăng trên Văn nghệ trẻ số 51-2011 và trên Vanvn.net ngày 19-12-2011. Ở đây chúng tôi xin nói rõ thêm về tình hình giới thiệu và nghiên cứu chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam và sau đó trình bày bản chất và đặc trưng của nó.

Tập văn Ngày Mai - Nhóm Ngày Mai trong phong trào Hòa Bình tại Huế (1954)
LGT: Phong trào đô thị là một mũi giáp công chiến lược không thể tách rời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ Hiệp định Genève ký kết (20 - 7 - 1954). Sẽ không có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nếu không có một công trình nghiên cứu nghiêm túc về phong trào đấu tranh chống Mỹ tại các đô thị miền Nam nói chung, tại Huế – miền Trung nói riêng.
Văn học trong thời đại toàn cầu hóa - trường hợp Chăm

INRASARA

1. Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Một hiện thực lồ lộ trước mắt ta, bên cạnh ta, ngay trong nhà và ở chính bản thân ta, dù ta là công dân ở đất nước tiên tiến hay dù ta chỉ là một thành phần thuộc sắc dân thiểu số cư trú vùng sâu vùng xa trong một đất nước đang phát triển chưa qua giai đoạn hiện đại hóa.

Trang 26/55
1 ...24 25 2627 28 ...55