Nghiên Cứu & Bình Luận
Thơ sen
14:17 | 06/10/2023


MINH HUỆ

Trong đầm gì đẹp bằng sen...

Thơ sen
Ảnh: tư liệu

Cái chất sen đạo lý cổ truyền thanh cao ấy đã được tái hiện vào thơ Việt Nam hiện đại viết về Bác Hồ, với những sắc thái kế thừa và phát triển thật phong phú và thú vị. Nó nói lên một sáng tạo độc đáo, đậm đà ý vị dân tộc của tiến trình văn chương tạo dựng hình tượng Hồ Chí Minh. Người có công mở đầu, cũng như công phu đeo đuổi việc vận dụng yếu tố thẩm mỹ sen khá thành công, là Bảo Định Giang:

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ

Hoàng Trung Thông cũng đi vào cái môi trường "đẹp nhất" đó, để nói lên bản chất một thế giới tâm hồn vĩnh hằng cao quý, thân thuộc.

H Chí Minh, tên người mãi mãi
Thơm như hương ngát hoa sen

Trong khi luận về quan hệ giữa Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam ta, Phạm Văn Đồng cũng viết "Trước hết tôi nhắc lại một câu ca dao... Câu ca dao này nói lên tình cảm của đồng bào miền Nam, đồng thời nó thể hiện tình cảm của đồng bào cả nước. Bông sen lại nhắc tới làng Sen - quê hương của Bác -, bông sen là biểu tượng của sự trong sáng, của sự cao quý, của cái “đẹp” (Bài "Sự kiện lịch sử sáng chói" - báo Sài Gòn giải phóng, ngày 2/9,/1992). Vậy nên, làng Sen - ý bao hàm cả làng Trùa, quê ngoại - "một quê chung của muôn nơi" (Xuân Hoài) đủ sống động trong thơ với tư cách là cội nguồn của "hương ngát hoa sen" như lời văn chính luận suy tư. "Sự sng này, cuộc đu tranh này vốn có tự làng Sen", mà Chế Lan Viên đã chuyển hóa thành giọng thơ trữ tình, thiêng liêng và gần gũi:

Người gởi lại một nim tin
Còn như Người... Người đã hóa hương sen

đến tâm huyết ân tình

Người đã lớn lên theo nhịp võng đưa
                              và thoi dệt cn cù
Vì ta hoa sen ấy chịu bao mưa gió

Vâng, cái sự "hóa hương sen" ấy, cái sự "hoa sen chịu bao mưa gió" ấy, đã nẩy mầm từ đất Kim Liên "cát sỏi vẫn sinh sôi hạt giống" tắm mình trong một không khí hòa quyện trìu mến, phong phú chất văn hoá dân dã, như lời Võ Văn Trực:

Một đầm sen bát ngát
Nở ngàn đóa ca dao
Đã vút thành đnh cao
Tiếng ru hời quê mẹ

Với chất đạo lý nhân phẩm thâm nho:

Hương thơm, phng phất đy xóm nhỏ
Thanh bạch trắng trong tự bao giờ
                    (Hoàng Xuân Khởi)

và dạt dào một sức sống truyền thống mãi mãi thanh xuân.

Hn quê muôn dặm trăm năm ấy
Từ ''búp sen xanh" nở thắm tươi
                    (Văn Chi)

một ánh sáng tâm hồn rạo rực

Đng làng đẹp bức tranh sơn mài rực rỡ
Sen tươi hồng soi đuc giữa h thiêng
                    (Quốc Tuý)

Sen ấy thu hút một tấm lòng chiêm ngưỡng hết mực trân trọng và tinh tế

Quý mến sen trong từng cánh nhỏ
Người đến thăm không đi nặng bàn chân
                    (Phan Hồng Khánh)

"Không đi nặng bàn chân", như cảm nhận của Hoàng Vũ Thuật, chỉ một thoáng hương sen cũng đủ gợi trong ta tâm tưởng quyến luyến bâng khuâng, hồn hậu về giây phút gặp Bác ở làng quê:

Con ngi ngóng bác ngoài hiên nắng
Thoảng gió đầm sen thổi cuối vườn

Giữa những tiếng thơ lắng sâu, trầm tĩnh ấy, có khi bỗng bật lên một giọng liên tưởng bất ngờ ngộ nghĩnh, thú vị trong cách biến hóa của Bùi Sỹ Hoa:

Dưới mái nhà Bác
Em cứ hát và em là nt nhạc
Những bông Sen ngước nhìn như những nốt hòa âm

Ở đây, sen là hình ảnh lớp cháu chắt quê nhà, đang ngẩng đầu tự hào về mảnh đất quê hương của nguồn sữa dân ca đã từng nuôi dưỡng tuổi thơ của người ông, người cố vô vàn kính yêu; quê hương tỏa truyền một sinh khí hào hùng trẻ trung:

Như có hương sen tỏa li về
Lòng ta thơm ngát đượm tình quê
Ai ai hăm hở ra tin tuyến
Cho nhập vô đoàn xe ni xe
                    (Xuân Thủy)

và cũng là chốn hội tụ muôn vàn tình hữu nghị quốc tế:

Xin dâng Người bông sen hồng đầu hạ
Nơi ao làng soi bóng bạn năm châu
                    (Xuân Hoài)

Và trong dòng thơ "Viết từ làng Sen" thì "Sen quê Bác" của Trần Hữu Thung, dẫu khuôn vào thể thơ bảy tiếng cổ kính, và điệp đến chín lần tiếng "sen" trong hai mươi câu toàn bài, nhưng vẫn thanh thoáng một âm điệu dân gian hiện đại, như lời bình tinh tế của Bùi Nguyễn "Khung cảnh bài thơ là sự hòa hợp giữa ngôn ngữ, hình ảnh với cảm xúc, tạo nên sự thống nhất bên trong, gây cho người đọc cái dịu dàng ngọt ngào, ríu ran mát mẻ...

Bài thơ như bức tranh lụa về sen quê Bác, không có hình ảnh Bác mà cái đọng lại sâu sắc trong lòng người đọc lại là Bác Hồ".

... Có sen, ao bỗng hóa thành gương
Ríu ran đàn cháu quanh soi bóng
Hương trẻ, hương sen quyện mến thương
... Nắng hè sao lắm bâng khuâng nhớ
Bát ngát đt trời, bát ngát xuân

Giữa mùa sen nở là mùa xứ Nghệ hừng hực nắng lửa, gió nóng mà dám viết "bát ngát xuân" thì cảm hứng ấy quả là phóng khoáng, mãnh liệt một niềm tin yêu. Một niềm tin như một di sản vô giá, làm sáng dậy, nâng lên giá trị nhân văn:

Bác H ngh yên như bức tranh sen
Nét bút Việt Nam trìu mến vẽ nên
Chiêm ngưỡng Bác Hồ tinh hoa lý tưởng
Ta thấy hn ta càng thêm trong sáng
                    (Minh Huệ)

Niềm tin mà từ chiến trường miền Nam khốc liệt, Hường Triều da diết gởi gắm ra Ba Đình:

Một tờ di chúc sen tỏa ngát
Bác sẽ vào đây, Bác vẫn còn

Bác vẫn còn! Một chứng nhận của lòng dân. Một chứng nhận của lịch sử! Một thi hứng "Bỗng nghe vn thng vút lên cao" từ ngôi nhà sàn "lộng gió thời đại", quây quần, ríu rít:

Tin báo tiệp về ở giữa trang thơ
Da Bác đỏ hồng tóc Bác bạc phơ
Kìa
, Bác đang bước xuống nhà sàn từng bước gấp
Hoa sen trắng, hoa sen hồng nở bừng theo mỗi bước
Bác đi giữa cháu con sông núi đang chờ

Rồi Bác "chia đu" sen tỏa ngát "Thơm vào bốn mươi lăm triệu hồn người hương của tự do".

Cái tứ thơ chứa chan cảm hứng lãng mạn mênh mang, bồi hồi trên đây của Chế Lan Viên cũng là nơi gặp gỡ của những tác giả khác, giữa thời điểm "Mùa Sen Lớn", hình ảnh tượng trưng của đại thắng mùa Xuân 1975, của đại khải hoàn nước Việt Nam.

Hội mừng tỏa ngát hương sen,
Thấm trong suy tưởng là tên của Người.
                    (Trần Văn Khoan)

của giang sơn thu về một mối huy hoàng, đúng như lời Di chúc tiên tri của Hồ Chí Minh.

Rừng hồng nở suốt nước non,
Một mùa sen đẹp tô son tên Người.
                    (Bùi Hạnh Cẩn)

Nguyễn Trọng Tạo còn mở rộng tứ thơ ấy hòa vào không khí chia vui của nhân dân thế giới.

Ta chào Bác giữa trái tim Tổ Quốc.
Lại trở về xóm nhỏ Bác sinh ra,
Một vầng sen chia hương khắp mọi nhà
Hương của tự do bay cùng trái đất.

Hình ảnh "Vng Sen" quả là giàu đẹp và mới lạ (Phải chăng nó có thể gợi nhớ vầng trăng của thơ Hồ Chí Minh). Nó gợi cảm giác Sen - Bác Hồ không chỉ tỏa ngát, mà còn tỏa sáng, khiến cho mọi người bước trên con đường Hồ Chí Minh, cũng "Xòe thành triệu đóa hoa sen". Ý thơ lung linh, nhuần nhụy này của Duy Khán cũng trùng hợp với sự phát hiện sắc sảo của Chế Lan Viên "Ta thấy Người là Sen, nhưng Người cũng làm cho ta tự thy ta có mầm - mng - sen, có khả - năng - sen". Hay như Bằng Việt đã khái quát cái chất sen nhân bản ấy trong sự nghiệp trồng người gắn với dân tộc và thời đại.

Ta là mầm sen ủ bn nghìn năm,
Bác vun nở cùng anh em quc tế.

Ta, là các thế hệ người Việt Nam trong tiến trình kháng chiến cứu nước và dựng nước, giữ nước hôm nay; cũng là mỗi cá thể công dân: "Hiếu trung con cháu Bác Hồ. Nguyện đưa tới đích ngọn cờ Bác trao" (Bảo Định Giang) bằng hành động dựng xây như lời thơ nguyện ước của Trần Lê Xuân.

Chúng con về xin dựng lại miền quê
Cho thêm đẹp, thêm thơm cánh sen Đng Tháp
Cho Cu Long tỏa chín nhánh êm đềm

Và Lê Hà, lại còn đưa cánh sen Đồng Tháp thân thương ấy vào một bức tranh tâm tưởng cảm động và hồn nhiên kỳ diệu.

Giữa nông trường Đồng Tháp bạt ngàn xanh
Kết sen trắng, chúng con reo Bác đến...
Áo Bác Hồ hòa với lúa Tháp Mười
Trên áo Bác, sen kết vòng trắng muốt.

Đẹp tuyệt! Cái đẹp của hội họa trữ tình sống động. Và có cả cái đẹp của tư duy triết lí qua một giọng thơ mới mẻ của Xuân Hoàng:

Trong hồ búp sen đã trổ...
Tháng Năm về rồi đó
Chưa qua những ngày Điện Biên
Đã đến dịp mừng sinh nhật Bác
Những cột mốc hồng chốt lại, tự thiên nhiên...
Và Bác hn mm cười vẫy gọi
''Hãy vững vàng theo qui luật mà đi"

Qui luật thiên nhiên, phải chăng cũng là qui luật ánh sáng Hồ Chí Minh, con đường Hồ Chí Minh, mà điều thú vị là chính qui luật Sen ấy cũng hấp dẫn nhiều nhà thơ nước ngoài khi họ viết về Bác Hồ. Chẳng hạn lời ca ngợi từ lâu của Buntaga, nhà thơ Mông Cổ.

Sắc đẹp hoa sen cùng với nhân dân.
Càng tươi thắm qua trăm ngàn thế hệ

Ta thấy từ sau ngày Bác đi vào "Thế giới người hiền", qua sự kiện vĩ đại giải phóng miền Nam, cho đến thời "đổi mới" hôm nay, yếu tố thẩm mĩ Sen - Bác Hồ ngày càng được nhân lên đa dạng, đa nghĩa, lắm hình, nhiều vẻ bằng những cách thể hiện phong phú, đầy tâm huyết. Mà lạ thay, có những sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà cứ ngỡ như là theo bàn tay sắp xếp rất khéo của lịch sử. Ấy là "Mùa Sen Lớn" dân tộc bừng nở cùng thời điểm với mùa sen thiên nhiên, và nhà chiến lược thiên tài khởi xướng, tổng chỉ huy cuộc trường kỳ hành trình "Không có gì quí hơn Độc Lập, Tự Do", lại ra đời đúng lúc Sen vừa trổ bông, cánh nhụy còn phong tại một vùng quê, đẹp thay, cũng mang tên Kim Liên (Sen Vàng). Chính nhóm trùng hợp lịch sử, trùng hợp đời với sen đó, đã tạo thêm cho thơ một môi trường trữ tình rất thuận để khởi lên những cảm hứng dồi dào, những ý thơ đắc địa về Bác Hồ. Có cả một nguồn khai thác đến tận cùng từng chi tiết xoay quanh Sen. Thật tình tôi không khỏi ngạc nhiên một cách thú vị khi kể lại như thế này: Bông sen, hoa sen, búp sen, đóa sen, sen hồng, sen trắng, sen vàng, nhị sen, cánh sen, hương sen; đồng sen, đầm sen, ao sen, mùa sen, cho đến tranh sen, vầng sen, gió sen, mầm sen; và cả mầm - mống - sen, khả - năng - sen, sen loài người; rồi lại còn sen nở rộ, sen nở bừng, sen trổ bông, sen tỏa ngát, sen kết, sen soi đuốc, sen ngẩng nhìn, sen cột mốc hồng... Mà hầu như tất cả đều mang tính tượng trưng, tính ẩn dụ, tính biểu tượng và nhân cách hóa.

Tuy nhiên cũng có bài thơ không hề có tiếng "Sen" tiếng Bác, ấy thế nhưng qua giọng điệu, tâm huyết suy tư thế thái nhân tình gắn với danh tích Bến Nhà Rồng, với "một ngày đẹp nhất" (Ngày 19/5/1989), thì ta vẫn cảm thấy một ngọn gió đang thổi mùi hương đạo lý Sen - Cụ Hồ thấm đậm lòng ta, thậm chí có thể xốn xang gan ruột ta.

Bến xưa từng đợt sóng lành.
Một ngày đẹp nhất cho mình hôm nay.
Năm năm ta lại bến này.
Ngi nghe sóng vỗ đ suy nhân tình.
... Để xem trong cuộc phong trn.
Tâm linh có giữ được phn thanh cao?
... Để xem danh lợi trong vòng
Có còn giữ được trắng trong thuở nào?
Đ xem khi bước lên lu
Có còn nhớ thuở bên nhau mái nghèo?

Trong bài "Hương sen Tháp Mười" (Tháng 5 - 1991), Trần Thanh Đạm đã bình bài thơ "Năm năm ta lại bến này" của Bảo Định Giang, như sau "Ta thấy anh ngồi trầm tư nơi bến nước ngày xưa Bác đã ra đi, để nghe lòng tự hỏi lòng... Câu trả lời của nhà thơ hẳn nhiên là khẳng định. Mong mọi người đọc thơ anh cũng có câu trả lời như anh. Người già hay nói đạo lí, làm thơ đạo lí. Đôi khi bị người trẻ cười. Song cũng bất hạnh cho ai phải đợi đến tuổi già mới nghe, mới hiểu những điều đạo lí, khi đã quá muộn... Có những câu thơ của các nhà thơ đã giúp cho con người sống tốt cuộc đời mình, trong đó có những câu thơ của Bảo Định Giang. Thật vậy:

Tháp Mười sen nở bao mùa trước
Vẫn nở cho ai giữa Tết này
Một đóa sen đồng - lòng kính cn
Dâng Người - Xin gửi áng mây bay
Sen Kim Liên... Sen Tháp Mười... Sen nước Nam.

Sen của con người đẹp nhất đất nước vua Hùng, con người văn hóa nhân loại. Sen vĩnh hằng.

M.H
1990 - 1993
(TCSH55/05&6-1993)

 

Các bài mới
Các bài đã đăng