Nghiên Cứu & Bình Luận
Đôi điều về tiếng địa phương trong văn học
15:35 | 24/11/2009
AN CHÍNHCó lẽ Hồng Nguyên là một trong những nhà thơ rất thành công về việc dùng "tiếng địa phương trong thơ của mình.

Trong bài "Nhớ", ông viết:
"- Đằng nớ vợ chưa?
 - Đằng
nớ?
 - Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp.
Nhìn
o thôn nữ cuối nương dâu"

Rồi:
" Đồng chí nứ vui vui.
 Đồng chí
nứ dạy tôi dăm tối chữ
 Đồng chí
nhớ nữa
 Kể chuyện Bình Trị Thiên
 Cho
bầy tôi nghe "
 Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí.
 - Thuở trong
hiện chừ vô cùng gian khổ"

Cả 4 câu kết, cũng đầy tiếng địa phương Thanh Hóa:
"Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi.
Chúng tôi nhớ nhất câu
ni,
dân chúng cầm tay lắc lắc:
"Độc lập nhớ rẽ
viền chơi chắc!""

Trong 16 câu trích ra đây đã có tới 13 tiếng địa phương. Vậy mà đọc không những không nặng nề, lại có được một không khí là lạ trong bài thơ. Và không lẫn vào đâu được, đây đích thực là ngôn ngữ Thanh Hóa.

Rất tiếc Hồng Nguyên chỉ để lại cho đời một bài thơ duy nhất, là nhà thơ của một bài thơ. Ông mất ở tuổi 30. Nếu không, ông nhất định sẽ có đóng góp lớn cho việc đưa tiếng địa phương vào văn học.

Đưa tiếng địa phương vào văn học, theo cách nói bây giờ, đó là "màu cờ, sắc áo" địa phương, đề tài này đã được đề cập tới nhiều lần, nhất là trong những cuộc đàm thoại ở các địa phương. Đưa thế nào đây, để "tiêu hóa" được, để phổ thông hóa được, mà vẫn là văn, là thơ.Điều đó thật khó.

Đây đó các nhà thơ đã dùng tiếng địa phương trong thơ. Tôi đọc Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, cũng chỉ tìm được hai lần ông dùng tiếng Hà Tĩnh:
- "Đầu lòng hai Tố Nga"

Và:
- "Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung"

Nhà thơ lớn Tố Hữu, người Thừa Thiên Huế cũng dùng tiếng địa phương rất ít:
- "Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi"

Và:
- "Em len lét cúi đầu tay xách gói
Áo quần
cắp chiếc nón le te"

Càng về sau tiếng địa phương trong ông càng ít đi. Những bài hoành tráng như "Việt Bắc", "Bác ơi!", "Ta đi tới", hầu như không thấy bóng dáng tiếng địa phương.

Tại sao ta cứ kêu gọi "màu cờ sắc áo" địa phương, mà lại không đưa được tiếng địa phương vào văn học. Ai cũng muốn làm điều đó cả. Song khó quá. Mà các cây bút bây giờ chưa đủ tài để vượt qua cái mong ước ấy của chính mình. Vả lại hình như sự phổ thông hóa ngôn ngữ trở thành một nhu cầu. Đây đó ta có gặp tiếng địa phương, tác giả đã dùng thành công, bởi đặt đúng được trong VĂN CẢNH. Còn nếu ta cố công nhồi nhét vào, chắc sẽ gặp cái cảnh trong lý luận văn học của Pau-tốp-ski, cái cửa thì hẹp, cái tủ thì to quá, không thể nào đưa cái tủ qua được. Pau-tốp-ski chỉ nói chuyện nhồi nhét chi tiết văn học như vậy, thật khó khăn khôn lường. Mọi so sánh đều khập khiễng, song sẽ rất bất cập nếu ta nhồi nhét tiếng địa phương vào văn học, nếu không tạo được ngữ cảnh cho nó.

Giỏi như Nguyễn Du và Tố Hữu cũng chủ yếu dùng tiếng phổ thông để làm thơ, rõ ràng không phải không có lí. Giá có dịp phỏng vấn được nhà thơ Tố Hữu về vấn đề này chắc sẽ rất thú vị.

Tôi tin rằng dùng tiếng địa phương cho văn học chắc sẽ còn được bàn bạc nhiều.

Gần đây tôi có đọc bộ tiểu thuyết "Mùa lũ Sông Côn" của Nguyễn Mộng Giác. Đề tài về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Địa điểm ở Bình Định. Vậy mà suốt 2000 trang tiểu thuyết không thấy Nguyễn Mộng Giác dùng tiếng địa phương, ông hoàn toàn dùng tiếng phổ thông cả. Nếu nói "Màu cờ sắc áo" rõ ràng đây là dịp rất thuận lợi cho Nguyễn Mộng Giác tung hoành. Như thế có phải có lỗi với quan điểm "màu sắc địa phương" không?

Nhân đây xin kể một chuyện vui. Trong một cuộc nhậu, bạn bè gặp nhau nói cả trăm thứ chuyện, thế nào lại đụng tới chuyện "tiếng địa phương".

Một anh bạn tôi đọc 4 câu Kiều:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".

Anh cười nói:
- Nếu Nguyễn Du không dùng tiếng phổ thông, mà dùng tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, thì 4 câu thơ ấy sẽ đọc là:

Trăm năm trong cõi người choa
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét
chắc
Trải qua một cuộc bể
du
Những điều
ngó trộ mà đau đớn rọt

Tất cả anh em chúng tôi cùng cười với nhau.

Dẫu là chuyện đùa, song thấy rằng nếu tiếng địa phương cố gán ghép, và không đúng văn cảnh của nó sẽ thấy lộ ra sự ngô nghê không thể nào chịu được và nó phá tan nát cả văn chương như một trận B52 dội vào rừng đại ngàn của chữ nghĩa.

Ấy là chuyện vui, trộm phép cụ Nguyễn Du, mong hương hồn cụ thông cảm cho con cháu đã láo lếu đem chữ nghĩa, thơ của cụ ra mà cười đùa. Xin lấy lòng tôn kính làm nén hương mong cụ đại xá cho.

Có thành ngữ mới, cũng là thành ngữ vui: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Ngôn ngữ của chúng ta cũng đang "bão táp" vậy thay.

Riêng tiếng địa phương dùng cho văn chương thế nào, rất mong bạn bè xa gần đàm luận cho vui.

A.C
(126/08-99)



 

Các bài mới
Các bài đã đăng
Thì... Là... (16/11/2009)